• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Đức Linh (Bình Thuận): Nấp bóng điều, ca cao trở lại đồi trọc

Nguồn tin: Nhân Dân, 23/08/2011
Ngày cập nhật: 25/8/2011

Lứa quả ca cao đầu tiên trồng theo mô hình xen dưới tán điều.

Sau gần 30 năm bị từ bỏ, giờ đây, cây ca cao đã được nhiều hộ nông dân ở huyện miền núi Đức Linh (Bình Thuận) đón nhận trở lại. “Núp” dưới tán cây điều, bước đầu, cây ca cao đã giúp nhiều hộ nông dân có thu nhập “kép” từ hai loại cây công nghiệp này. Tuy nhiên, để cây ca cao “trụ” vững còn nhiều việc cần quan tâm…

Trong tổng số hơn 47 nghìn ha đất nông nghiệp toàn huyện, Đức Linh hiện có hơn 23 nghìn ha cây lâu năm, trong đó diện tích cây điều hơn tám nghìn ha. Do năng suất thấp và giá cả cũng không cao, nên nhiều năm qua, diện tích cây điều ở Đức Linh ngày càng thu hẹp, dành đất cho cây cao su. Trồng cây ca cao xen dưới tán cây điều, vừa giữ được diện tích điều, vừa có thêm thu nhập từ ca cao, thì quả là “nhất cử lưỡng tiện”.

Mô hình cây ca cao trồng dưới tán cây điều được Cục Trồng trọt (Bộ NN-PTNT) bố trí đầu tư tại xã Đa Kai từ năm 2008, đang có triển vọng tốt và diện tích cây trồng “mới mà quen” này đang phát triển khá mạnh ở nhiều xã khác cùng thuộc huyện Đức Linh.

Từ Thanh Hoá vào thôn 6, xã Đa Kai (huyện Đức Linh) lập nghiệp hơn 20 năm nay, gia đình anh Vũ Văn Thành hiện có 1,6 ha đất canh tác, chủ yếu là trồng cây điều. Gia đình anh Thành đến nay đã phát triển được 1,4 ha ca cao trên diện tích 1,6 ha điều của gia đình. Số diện tích ca cao trồng hồi năm 2008 (khoảng 8 sào) đã bắt đầu cho trái. Mỗi tháng, gia đình anh Thành thu hoạch hai lứa trái ca cao, trọng lượng bình quân khoảng nửa ký một trái tươi, cá biệt, có trái nặng đến tám lạng.

Anh Thành cho biết: Nếu bảo đảm được nước tưới, bón phân và chăm sóc đầy đủ, nhất là về bảo vệ thực vật, cây ca cao có thể ra trái quanh năm. Cũng theo anh Thành, khi chăm sóc cho cây ca cao cũng là gián tiếp chăm sóc cho cây điều. Mặt khác, hai loại cây này cũng thường “dính” chung một số loại bệnh như nấm hồng, thán thư, bọ xít muỗi, rệp sáp… do đó, trừ bệnh cho cây này cũng là phòng bệnh cho cây kia. Nhờ vậy, năng suất vườn điều nhà anh sau khi được trồng xen cây ca cao đã tăng lên đáng kể. Những năm trước, mỗi năm, vườn điều nhà anh Thành (1,6 ha) thu hoạch được khoảng 1,5 tấn hạt, từ năm 2009 đến nay, sản lượng hạt điều tăng lên khoảng ha tấn trên cùng một diện tích.

Kỹ sư Nguyễn Tấn Trượng, Trưởng trạm Khuyến nông huyện Đức Linh đúc kết: Riêng về ca cao, sau 33 tháng trồng, năng suất thu hoạch bình quân từ 3,4 đến 4,5 tấn trái tươi/ha. Với thời giá hiện tại khoảng 4.500 đồng/kg ca cao tươi, mỗi ha cho thu nhập khoảng 15 đến 18 triệu đồng/năm. Từ năm thứ ba về sau, nếu bảo đảm các điều kiện canh tác tốt, mỗi ha ca cao có thể đạt sản lượng hơn 10 tấn trái tươi/năm, mang lại thu nhập khoảng 40 đến 45 triệu đồng/ha/năm. Với thu nhập như vậy, cộng với thu nhập tăng thêm từ hạt điều, tin tưởng mô hình này sẽ “trụ” được tại nhiều vườn đồi bạc màu ở Đức Linh. Không chỉ vậy, bước đầu mô hình này cũng đã mang lại những hiệu quả nhất định về mặt xã hội và môi truờng…

Hiện tại, diện tích cây ca cao ở Đức Linh, cả trong và ngoài dự án, đã phát triển hơn 240 ha. Do loại cây này không kén đất, nên nhiều bà con nông dân ở Đức Linh đã tận dụng diện tích ở những sườn đồi để trồng ca cao.

Thực tế gần bốn năm triển khai thực hiện mô hình trồng ca cao xen dưới tán điều ở Đức Linh đã bộc lộ một số “khiếm khuyết”: Do mới tiếp cận, một số hộ nông dân chưa nắm vững và cũng chưa tìm hiểu kỹ từ khâu chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh và nhất là việc tỉa cành, tạo tán cho cây ca cao. Về giống, có một số loại, hạt đã nẩy mầm khi trái chín trong mùa mưa. Cùng với đó, vẫn còn một số hộ dựa dẫm quá nhiều vào sự đầu tư của dự án…

Theo kỹ sư Nguyễn Tấn Trượng, để trồng cây cao ca thành công tại vùng đất Đức Linh, cần phải chú ý đến năm yếu tố chính: phải đủ nước tưới; tích cực chăm sóc; nắm vững kỹ thuật tỉa cành, tạo tán và thực hiện thường xuyên, đúng kỹ thuật từ năm thứ nhất; tăng cường tán cây che bóng mát cho ca cao và tiếp tục theo dõi các loại sâu bệnh hại nguy hiểm trên cây ca cao để chủ động phòng trừ hiệu quả.

Cũng từ thực tế, bà con nông dân ở Đức Linh đề nghị các doanh nghiệp thu mua và các ngành liên quan thường xuyên hỗ trợ kỹ thuật, đặc biệt là khâu sơ chế, đồng thời phải tiêu thụ hết sản phẩm thu hoạch, tránh tình trạng lặp lại điệp khúc “trồng và chặt” như đã từng xảy ra. Bà con cũng mong có được bộ giống ca cao thích hợp, vì đây là loại cây trồng dài ngày, nếu bộ giống đưa vào sản xuất không đạt yêu cầu, thì hậu quả sẽ rất lớn, kéo dài thời gian khắc phục. Cùng với đó, sớm xây dựng quy trình kỹ thuật phù hợp với điều kiện đất đai, khí hậu ở địa phương…

DƯƠNG HỒNG LÂM

Các tin mới:

31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
22/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
15/12/2013
15/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang