• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Giải pháp để cây mía phát triển bền vững

Nguồn tin: Báo Cần Thơ, 24/08/2011
Ngày cập nhật: 25/8/2011

Trung tâm Khuyến nông Quốc gia (TTKNQG) vừa phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) tỉnh Hậu Giang, Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư tỉnh Hậu Giang, tổ chức diễn đàn Khuyến nông @ nông nghiệp lần thứ 7-2011 với chủ đề “Sản xuất - tiêu thụ mía”. Các diễn giả tham gia diễn đàn đã cung cấp những thông tin khoa học kỹ thuật mới trong trồng mía, tình hình sản xuất và tiêu thụ mía đến nông dân trồng mía và bàn các giải pháp hướng đến phát triển bền vững cây mía...

VỤ MÍA ĐƯỜNG 2010 - 2011: THUẬN LỢI!

Theo Bộ NN&PTNT, vụ 2010 - 2011 diện tích mía cả nước đạt 271.400 ha, tăng 6.300 ha so với vụ trước. Do chăm sóc tốt nên năng suất mía vụ này tăng so với vụ trước, bình quân đạt 60,5 tấn/ha (vụ trước 51,7 tấn/ha), sản lượng đạt 16,4 triệu tấn (tăng 2,7 triệu tấn so với vụ trước). Giá mía 10 CCS tại ruộng ở khu vực miền Bắc, Đông Nam Bộ và một số nhà máy ở miền Trung từ 850.000 - 1.000.000 đồng/tấn; ĐBSCL từ 1.050.000 - 1.200.000 đồng/tấn... So với vụ trước, giá mía này cao hơn từ 250.000 - 400.000 đồng/tấn, tùy theo từng vùng. Do có sự chỉ đạo quyết liệt của Bộ và Hiệp hội Mía đường Việt Nam (MĐVN), vụ này giá mía các vùng đã tương đối đồng đều, không còn quá chênh lệch như các vụ trước, đảm bảo quyền lợi của người trồng mía cũng như sự cạnh tranh bình đẳng giữa các nhà máy đường.

Niên vụ mía đường 2010 - 2011, giá mía và đường ổn định ở mức cao nông dân và nhà máy đều gặp thuận lợi, hy vọng sẽ được lặp lại trong niên vụ 2011 - 2012.

Vụ 2010 - 2011, cả nước có 39 nhà máy đường hoạt động, sản lượng mía ép công nghiệp đạt 12,3 triệu tấn (tăng 2,7 triệu tấn so với vụ trước), sản xuất được hơn 1,144 triệu tấn đường (tăng 255.000 tấn so với vụ trước). Trong đó, riêng các nhà máy ở miền Nam đã ép được hơn 5,29 triệu tấn mía (tăng 982.600 tấn so với vụ trước), sản xuất được 440.870 tấn đường (tăng 80.870 tấn so với vụ trước)... Tình hình tiêu thụ và giá đường trên thị trường trong vụ mía đường vừa qua cũng được thuận lợi hơn vụ trước. Tính trong 10 tháng (từ thời điểm đầu vụ 15-8-2010 đến tháng 6-2011), tổng lượng đường các nhà máy bán ra 987.700 tấn (trong đó có khoảng 100.000 tấn xuất khẩu sang Trung Quốc), tăng 240.900 tấn so với cùng kỳ năm trước; còn tổng lượng đường nhập khẩu là 125.200 tấn, thấp hơn cùng kỳ năm trước 68.600 tấn. Như vậy, trừ lượng đường xuất khẩu sang Trung Quốc, tổng lượng đường tiêu thụ trong nước trong 10 tháng trên là 1,012 triệu tấn, bình quân mỗi tháng đạt 101.000 tấn (cao hơn niên vụ trước 6.000 tấn/tháng). Mức tiêu thụ đường vụ này tăng do các ngành công nghiệp chế biến (sữa, bánh kẹo, nước ngọt, bia...) tăng trưởng sử dụng lượng lớn nguyên liệu đường... Giá bán đường niên vụ 2010 - 2011 cũng tương đối ổn định, đảm bảo cho các nhà máy đường đều có lãi. Cụ thể: giá bán đường trắng loại 1 (đã có VAT) tại kho các nhà máy trong 10 tháng (từ 15-8-2010 đến tháng 6-2011) dao động ở mức 16.000 - 20.500 đồng/kg...

Theo nhận định của Bộ NN&PTNT: Vụ 2010 - 2011, các nhà máy đường và nông dân trồng mía có nhiều thuận lợi; nhất là giá đường và giá mía tương đối ổn định ở mức cao, đảm bảo các nhà máy đường có lãi và phát triển được sản xuất... Hiện tại, nông dân ở ĐBSCL đang chuẩn bị bước vào thu hoạch vụ mía mới, nhiều nhà máy đường cũng đang trong giai đoạn chuẩn bị bước vào sản xuất niên vụ 2011 - 2012. Bộ NN&PTNT dự kiến diện tích mía cả nước trong vụ 2011 - 2012 vào khoảng 282.000 ha (tăng 11.000 ha so với vụ trước), năng suất bình quân khoảng 60 tấn/ha, sản lượng mía khoảng 16,9 triệu tấn, sản lượng mía ép khoảng 14,7 triệu tấn, sản lượng đường dự kiến 1,4 triệu tấn.

CẦN HƯỚNG ĐẾN PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG...

Ông Phạm Văn Tình, Phó Giám đốc TTKNQG, cho rằng: Mục tiêu đến năm 2020 tổng diện tích trồng mía cả nước vào khoảng 300.000 ha, năng suất bình quân 80 tấn/ha, chữ đường bình quân 12 CCS, sản lượng mía đạt 24 triệu tấn, sẽ đáp ứng đủ nguyên liệu cho các nhà máy đường sản xuất khoảng 2,1 triệu tấn đường/năm, khắc phục tình trạng tranh mua mía nguyên liệu, đẩy giá mía tăng cao không bình thường trong thời gian qua. Tuy nhiên, liên tục trong 10 năm qua, năng suất (trung bình mới đạt 60,5 tấn/ha vụ mía 2010 - 2011) và chất lượng mía của nước ta hầu như không có gì cải thiện đáng kể, nhất là chất lượng mía và năng suất đường trên 1 ha mía quá thấp so với thế giới và các nước trong khu vực. Đây là nguyên nhân chính làm hạn chế năng lực cạnh tranh của ngành mía đường Việt Nam. Bênh cạnh đó, thị trường đường thế giới luôn ở tình trạng cung vượt cầu nên giá bán thấp, không tương xứng với giá thành sản xuất. Do ảnh hưởng của giá đường thế giới và trong nước thấp, đã có một số nông dân chuyển đổi từ trồng mía sang trồng những loại cây trồng khác, diện tích trồng mía bị thu hẹp... Do đó, diễn đàn “Sản xuất - tiêu thụ mía” nhằm cung cấp thông tin cho “4 nhà”, nhất là cho nông dân trồng mía nắm rõ hơn những thông tin cần thiết, các phương pháp như: chọn giống, kỹ thuật canh tác nâng cao năng suất và chất lượng mía... giúp người trồng mía áp dụng có hiệu quả vào sản xuất, cũng như thúc đẩy sản xuất và kinh doanh mang tính bền vững...

Theo ông Nguyễn Văn Hòa, Phó Cục trưởng Cục Trồng trọt Bộ NN&PTNT, định hướng phát triển mía đến năm 2020 cần tiếp tục thực hiện mục tiêu phát triển mía đường theo quy hoạch đã được phê duyệt (tại Quyết định số 26/2007/QĐ-TTg ngày 15-2-2007 của Thủ tướng Chính phủ). Đồng thời, để cây mía phát triển bền vững, hướng tới cần tập trung một số giải pháp như: tiếp tục chỉ đạo công tác quy hoạch sản xuất mía và xây dựng vùng nguyên liệu của các nhà máy đường, 25 tỉnh nằm trong vùng quy hoạch (theo Quyết định số 26/2007/QĐ-TTg) tiếp tục rà soát, phê duyệt quy hoạch vùng nguyên liệu mía, làm cơ sở để các nhà máy đường đầu tư xây dựng vùng nguyên liệu tập trung, sớm ổn định diện tích theo quy hoạch; các nhà máy đường quan tâm đầu tư phát triển vùng nguyên liệu gắn liền với đổi mới công nghệ, nâng cao công suất thiết kế đáp ứng yêu cầu chế biến. Ngoài ra, cần tăng cường các biện pháp kỹ thuật canh tác để nâng cao năng suất mía (đẩy mạnh cơ giới hóa, áp dụng các giống mía mới...), thực hiện các chính sách để mở rộng diện tích trồng mía giống mới (hỗ trợ nhập, nhân giống mới...), các nhà máy đường tổ chức sản xuất và tiêu thụ vùng mía nguyên liệu (tăng cường hỗ trợ vốn, vật tư và ký hợp đồng bao tiêu sản phẩm với người trồng mía), đẩy mạnh công tác nghiên cứu và chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật cho cây mía...

Theo ông Nguyễn Thành Long, Chủ tịch Hiệp hội MĐVN, hiện nay Hiệp hội đang tham gia các hoạt động nhằm phát triển cây mía như: tham mưu Chính phủ ban hành các quy định về chất lượng mía và mua mía theo chất lượng; hỗ trợ công tác nghiên cứu và chuyển giao kỹ thuật sản xuất mía; chủ động kết hợp với nhà nước đẩy mạnh công tác khuyến nông cây mía, xây dựng giá sàn bảo hiểm cây mía công bố hàng năm, ban hành quy tắc ứng xử trong quản lý vùng nguyên liệu tại các nhà máy đường, thực hiện công tác giám sát - chế tài và điều chỉnh các hoạt động quản lý đầu tư phát triển vùng nguyên liệu mía và công tác thu mua mía...

ANH KHOA

Các tin mới:

31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
22/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
15/12/2013
15/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang