• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Nam Hóa, thoát nghèo nhờ... cỏ

Nguồn tin: ND, 12/08/2006
Ngày cập nhật: 13/8/2006

Cách đây chưa đầy ba năm, vùng đất di dân, làm kinh tế mới của xã Thạch Hóa, huyện Tuyên Hóa (Quảng Bình) được nâng cấp lên xã Nam Hóa. Non trẻ, thiếu thốn, nghèo đói là bước khởi đầu của người dân ở đây. Nhưng trong "cái khó ló cái khôn", Nam Hóa mạnh dạn đưa chăn nuôi đại gia súc, phát triển kinh tế vùng gò đồi làm mũi nhọn để thoát khỏi đói nghèo.

Ngay từ hồi có tên gọi, Nam Hóa hãy còn xơ xác lắm. Những vùng quê chạy dọc hai bên quốc lộ 12 chỉ toàn mái nhà tranh. Những dãy núi liền kề bị phát hoang trơ một mầu đất đá. Ðã vậy, diện tích tự nhiên khá lớn (gần 2.400 ha) nhưng "địa lợi" cho Nam Hóa chỉ có hơn 150 ha đất để sản xuất nông nghiệp và trong đó chỉ có gần 36 ha... trồng lúa! Ðất cho sản xuất nông nghiệp ít, năng suất cây trồng không cao, tổng sản lượng lương thực thấp, nên người dân Nam Hóa luôn chạy vạy cái ăn suốt 12 tháng trong năm. Trong cái khó đó, cấp ủy, chính quyền địa phương cùng dân tìm một hướng đi, một khả năng mới cho chính mình. Nhìn lại, người dân Nam Hóa cũng như dân nhiều địa phương khác quen chăn nuôi đại gia súc theo lối chăn thả, tận dụng đồng cỏ tự nhiên. Chính vì vậy sản lượng và chất lượng gia súc chưa cao và đương nhiên chăn nuôi chưa thể trở thành ngành sản xuất hàng hóa, chưa trở thành thế mạnh của vùng gò đồi.

Sau vài chuyến tham quan, học hỏi ở những nơi làm tốt công tác chăn nuôi trâu, bò chất lượng cao, Nam Hóa phối hợp các ban, ngành chuyên môn, tranh thủ các chương trình dự án chuyển giao khoa học, kỹ thuật về vùng dân. Các lớp tập huấn của khuyến nông huyện đã đưa về một "tư tưởng" mới cho bà con với những "bài học vỡ lòng": Cách trồng và chăm sóc cỏ; chăn nuôi gia súc, gia cầm theo hướng công nghiệp...

Kế sau phần lý thuyết ấy, lãnh đạo xã đã cử người mua ba tấn cỏ (gồm: cỏ voi và cỏ sữa) cho bà con "vay" làm vốn ban đầu. Phù hợp khí hậu, thời tiết, đất đai trên vùng gò, đồi nên cỏ voi, cỏ sữa phát triển nhanh, đáp ứng yêu cầu chăn nuôi gia súc. Cùng với chính sách hỗ trợ, đầu tư, bà con tăng nhanh diện tích trồng cỏ. Ngoài diện tích gò, đồi được khai hoang, một số vùng đất trồng hoa màu năng suất thấp cũng được chuyển đổi sang trồng thức ăn cho gia súc. Gần 300 hộ dân (trong tổng số 358 hộ dân của toàn xã) đã được Ngân hàng Chính sách xã hội cho vay vốn để phát triển chăn nuôi. Những hộ trồng cỏ được hỗ trợ 20% chi phí về giống; hộ nào gặp khó khăn, hộ nghèo được hỗ trợ toàn bộ kinh phí. Từ vài mảnh đất trồng cỏ manh mún ban đầu, đến nay, Nam Hóa đã có hơn 20 ha. Gia đình trồng nhiều được hơn 1 ha, gia đình ít cũng được vài sào.

Nhờ chủ động được thức ăn, nên tổng đàn gia súc của Nam Hóa tăng nhanh. Ðến tháng 6, tổng đàn gia súc đã có hơn 2.200 con (trong đó đàn trâu, bò gần 1.000 con) và nếu tính bình quân thì mỗi hộ ở Nam Hóa có "lưng vốn" ba con trâu, bò... Theo ước tính, thu nhập từ gia súc chăn nuôi ở Nam Hóa đạt gần 5 tỷ đồng/năm và thu nhập bình quân mỗi người hơn 200 nghìn đồng/tháng từ chăn nuôi.

Bây giờ ở Nam Hóa, việc chăn nuôi gia súc như đã thành phong trào. Chúng tôi được giới thiệu đến gia đình anh Hoàng Duật (ở thôn Hà Nam), một gia đình trở thành khá giả nhờ chăn nuôi. Ngôi nhà anh Duật khá khang trang với nhiều đồ dùng sinh hoạt đắt tiền. Anh Duật hồ hởi cho biết: "Trước gia đình cũng khó khăn lắm, năm cháu nhỏ đang tuổi đi học chỉ trông chờ vào hơn ba sào ruộng lúa. Sau khi chuyển đổi một số đất màu sang trồng cỏ voi, gia đình phát triển đàn trâu, bò và thường xuyên có 10 con. Hằng năm thu về cũng được vài chục triệu đồng". Ở Nam Hóa không chỉ có người dân làm tốt việc "đưa chăn nuôi lên ngành chính", mà cán bộ xã cũng đảm nhận vai trò tiên phong đi đầu. Anh Cao Tiến Bình là Bí thư Xã đoàn, dù bận công việc, nhưng vẫn tranh thủ đầu tư chăm sóc bảy sào cỏ, nuôi 14 con trâu, bò, thu nhập mỗi năm không dưới 20 triệu đồng. Chúng tôi ghé về "tư gia" của Chủ tịch UBND xã Nguyễn Văn Lợi, trong diện tích vườn khá rộng, anh đã đưa vào trồng cây ăn quả và trồng cỏ voi. Chỉ tay vào dãy chuồng trại, anh Lợi khoe: "Nhà có 14 con trâu, bò, mấy hôm trước cần vốn nên đã bán đi bớt 4 con. Sau này sẽ tiếp tục tăng thêm".

Rõ ràng, so với lúc trước mới thành lập thì bây giờ đời sống nhân dân Nam Hóa có một bước chuyển biến rất lớn. Không chỉ chú trọng phát triển chăn nuôi, Nam Hóa còn đưa nhiều loại hình như: nuôi cá hồ, giao khoán bảo vệ rừng... để tạo nên một tiềm năng kinh tế tổng hợp làm đòn bẩy xóa đói, giảm nghèo.

NGUYỄN TÂM

Các tin mới:

31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
22/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
15/12/2013
15/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang