• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Hàng giả “tấn công” nhà nông

Nguồn tin: TBKTVN, 11/2/2004
Ngày cập nhật: 11/2/2004

Thiệt hại không chỉ tính bằng vật chất

Để hỗ trợ và tháo gỡ khó khăn đầu vào cho nông dân, mới đây Nhà nước đã có chính sách giảm giá một số mặt hàng vật tư nông nghiệp phục vụ sản xuất. Thế nhưng, người nông dân lại đang phải điêu đứng khi đối mặt trước một thực tế: hàng vật tư nông nghiệp giả và kém chất lượng đang hoành hành ở một số địa phương.

Hiện nay, hàng vật tư nông nghiệp giả, kém chất lượng hoặc bị cấm sử dụng vẫn đang xuất hiện ở nhiều nơi, từ các điểm bán ở trung tâm huyện thị, cho đến các điểm bán ở thôn xóm.

Hàng giả ngay tại những nơi “thật” nhất

Ngay tại Trung tâm dịch vụ vật tư - kỹ thuật ở nhiều huyện, là một cơ quan của Nhà nước, nơi mà người dân lâu nay vẫn đặt niềm tin, cũng đưa ra thị trường hàng kém chất lượng.

Ngay tại Trung tâm dịch vụ vật tư - kỹ thuật ở nhiều huyện, là một cơ quan của Nhà nước, nơi mà người dân lâu nay vẫn đặt niềm tin, cũng đưa ra thị trường hàng kém chất lượng. Hiện chưa có những số liệu cụ thể của cơ quan chức năng về tỷ lệ hàng giả, hàng kém chất lượng, hàng bị cấm sử dụng trên thị trường hàng vật tư nông nghiệp. Cũng chưa có những số liệu cụ thể xác định mức độ thiệt hại của loại hàng này đối với người sản xuất. Trên thực tế, việc này khó có thể thực hiện được.

Tuy nhiên, theo ông Giám đốc Công ty giống cây trồng Bắc Giang, riêng về giống cây trồng trên thị trường hiện có tới 20% trong tổng số là giống giả, giống kém chất lượng. Cách thức của bọn làm hàng giả, hàng kém chất lượng rất đa dạng và tinh vi. Với hàng giả, chủ yếu là lấy nhãn mác, bao bì của các sản phẩm có uy tín trên thị trường rồi đưa những thứ giống như hàng thật vào đóng gói. Còn với hàng kém chất lượng, thì chất lượng thực của sản phẩm kém hơn nhiều so với chỉ số chất lượng đã công bố. Giá trị sử dụng thấp hơn nhiều so với giá bán.

Nguyên nhân của hiện tượng này là do các cơ sở sản xuất, kinh doanh chạy theo lợi nhuận.

Ông Nguyễn Khang, Giám đốc Công ty vật tư - kỹ thuật nông nghiệp Bắc Giang cho biết: “Đối với phân bón, nếu kinh doanh các mặt hàng có uy tín trên thị trường thì lãi suất thấp, lại đòi hỏi vốn lớn. Trong khi đó, các điểm sản xuất hàng giả, hàng kém chất lượng lại có hệ thống chân rết đến tiếp cận, móc nối với từng điểm bán hàng ở các nơi với giá rất “mềm”. Cộng thêm theo phương thức bán ký gửi và cung ứng hàng đến tận nơi. Với các “chiêư” này, người bán hàng dễ bị “mê hoặc” chạy theo lợi nhuận.

Vừa qua, trên địa bàn tỉnh Bắc Giang, cơ quan công an đã bắt tên Nguyễn Văn Sùng ở xã Phi Mô, huyện Lạng Giang và tịch thu gần 1 tấn thóc giống giả. Bằng phương thức lấy vỏ bao bì của Trung tâm khảo nghiệm giống cây trồng trung ương, rồi đổ thóc thịt vào đóng gói lại, tên Sùng đã đưa ra thị trường một lượng thóc giống giả lớn, số lượng cơ quan chức năng thu giữ được chỉ chiếm phần nhỏ trong số đó. Việc xác định đâu là hàng thật, hàng giả, hàng kém chất lượng, hàng bị cấm sử dụng nằm ngoài khả năng của người nông dân.

Người tiêu dùng chưa được trang bị kiến thức

Chị Ngô Thị Thêm, một nông dân ở xã Bảo Đài, huyện Lục Nam than thở: “Phân bón và thuốc trừ sâu bây giờ không tốt như trước. Vừa rồi lúa của nhà bị sâu bệnh, tôi mua thuốc về phun mà sâu bệnh vẫn cứ trơ ra”. Hỏi chị khắc phục bằng cách nào, chị Thêm nói: “Phải tăng liều lượng. Người ta bảo phun một thì mình phun gấp rưỡi, gấp đôi. Phun thuốc l lần sâu bệnh không hết thì phun đến lần 2, lần 3 hoặc là đổi thuốc, thế mà nhiều khi cũng không có tác dụng”. Khi được hỏi chất lượng thuốc trừ sâu có gì đáng nghi ngờ không, chị cho biết: thấy cây lúa, cây rau có sâu bệnh là đến nơi bán thuốc kể những biểu hiện bên ngoài với người bán, có người còn nhổ cả cây lúa đem đến. Người bán đưa cho loại thuốc nào, hướng dẫn sử dụng ra sao, thì biết vậy. Làm sao biết được đâu là thuốc thật, đâu là thuốc giả.

Không chỉ riêng chị Thêm, hiện nay phần lớn nông dân đều có nhận thức và cách sử dụng như vậy. Điều đó dẫn đến việc các điểm bán vật tư nông nghiệp có hàng vi phạm mặc sức thao túng người mua. Vì người nông dân quá tin tưởng vào người bán, nên đã bị các đối tượng này lợi dụng. Họ thường khuyên người mua những loại hàng giả, kém chất lượng, vì loại hàng này được nhập với giá rẻ. Khi thấy năng suất, chất lượng cây trồng thấp, phần lớn nông dân đều cho rằng nguyên nhân là do thời tiết, cách chăm sóc mà không coi trọng đến chất lượng giống, phân bón, thuốc trừ sâu. Đó là những yếu tố quan trọng, quyết định đến năng suất, chất lượng cây trồng.

Người tiêu dùng phải có trách nhiệm tự bảo vệ mình, đó là một nguyên tắc.

Thế nhưng do trình độ hạn chế của phần lớn nông dân hiện nay, thì điều này rất khó. Hơn nữa, việc xác định đâu là hàng thật, hàng giả, hàng kém chất lượng, hàng bị cấm sử dụng nằm ngoài khả năng của người nông dân. Ngay cả với cơ quan chuyên môn, nếu muốn kiểm nghiệm chất lượng của những sản phẩm này thì chủ yếu phải dùng đến các thiết bị máy móc hiện đại.

Mặt khác, về phía người tiêu dùng, hiện nay ý thức bảo vệ cộng đồng còn yếu, thậm chí là không có. Hầu hết nông dân khi biết mình đã mua phải hàng giả, hàng chất lượng kém thì chuyển sang mua ở chỗ khác, mà không báo cho các cơ quan chức năng xử lý. Cho đến khi các đối tượng này bị đưa ra trước công luận, thì chúng đã “ăn đủ”. Điều này vô tình đã bao che cho những việc làm phạm pháp.

Trách nhiệm thuộc về ai?

Phải chăng hàng nhái, hàng giá không gây “cháy nhà, chết người”, nên chưa được các cơ quan chức năng coi trọng đúng mức?

Chịu trách nhiệm chính trong việc chống sản xuất và buôn bán hàng giả, hàng kém chất lượng, hàng bị cấm sử dụng trong vật tư nông nghiệp thuộc về các cơ quan: quản lý thị trường, đo lường chất lượng, nông nghiệp của tỉnh Bắc Giang. Thế nhưng trong hoạt động này, các cơ quan trên chưa đáp ứng được yêu cầu từ thực tế, còn mang nặng hình thức, không thường xuyên hoặc kiểm tra một cách chiếu lệ, sự phối hợp với các cơ quan khác còn lỏng lẻo. Phải chăng vấn đề này không gây “cháy nhà, chết người”, nên chưa được coi trọng đúng mức?

Một chủ hộ kinh doanh thóc giống ở xã Dĩnh Kế, thị xã Bắc Giang cho biết: Cơ quan chức năng có năm thì kiểm tra, có năm không, có khi hết thời vụ sản xuất mới đi kiểm tra. Một điểm bán vật tư ở trung tâm tỉnh đã vậy, còn ở các vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa thì sự kiểm tra, giám sát của các cơ quan chức năng sẽ ra sao?

Buôn bán các loại vật tư như giống, phân bón, thuốc trừ sâu là những mặt hàng kinh doanh có điều kiện. Ngoài việc phải đáp ứng đủ các yêu cầu đối với một chủ kinh doanh, người kinh doanh các mặt hàng này còn phải có kiến thức nhất định về mặt hàng kinh doanh, có kho bảo quản... Thế nhưng trên thực tế, có bao nhiêu hộ kinh doanh đã đáp ứng đủ những điều kiện ấy? Chỉ cần bảo quản không đúng quy cách, từ một loại vật tư tốt cũng trở thành kém chất lượng.

Hiện nay, các điểm bán vật tư đã có mặt ở ngay thôn, xóm. Vậy, các cơ quan chức năng đã “tiếp cận” tới chưa, hay vẫn chỉ là thả nổi? Vật tư là tư liệu sản xuất, lỏng lẻo trong quản lý, tác hại của nó sẽ ở cấp số nhân và không thể tính hết, mà người chịu thiệt hại trực tiếp và nhiều nhất vẫn là người nông dân. Ngoài ra, lợi ích của người tiêu dùng, của Nhà nước cũng đồng thời bị xâm hại.

Thời báo Kinh tế Việt Nam

Hoàng Vân - (11/02/2004)

Các tin mới:

31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
22/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
15/12/2013
15/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang