• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Vĩnh Long: Để dứt hẳn lúa “dưỡng chét”

Nguồn tin: Báo Vĩnh Long, 16/08/2011
Ngày cập nhật: 17/8/2011

Đã nhiều năm qua, mặc dù được khuyến cáo không nên sản xuất “lúa dưỡng chét”, nhưng trong vụ Thu Đông năm nay, toàn tỉnh Vĩnh Long vẫn còn trên 4.000 ha lúa được nông dân “dưỡng chét” trong tổng số trên 53.600 ha toàn vụ. Vì sao vậy và làm thế nào để chấm dứt cách làm “lợi bất cấp hại” này?

“Dưỡng chét” có những lợi ích trước mắt nhưng hậu quả nguy hiểm lâu dài.

“Dưỡng chét” đỡ tốn công nhưng...

Lúa dưỡng chét ở tỉnh Vĩnh Long xuất hiện từ những năm của thập niên 90 và đến nay vẫn tiếp tục duy trì trong vụ canh tác thứ ba trong năm, vụ Thu Đông. Vụ Thu Đông năm 2006, tỉnh có diện tích lúa “dưỡng chét” cao nhất với 14.228 ha, năm ít nhất là năm 2007: 1.067 ha, năm nay còn 4.143 ha tập trung ở các huyện: Long Hồ, Mang Thít và Tam Bình. Ưu điểm của lối canh tác này là tranh thủ thời gian cho kịp sản xuất vụ Đông Xuân năm sau vì thời gian sinh trưởng ngắn hơn lúa sạ từ 5 - 7 ngày. Đây là nguyên nhân chính khiến cho một số vùng có điều kiện sản xuất trong vụ Đông Xuân gặp khó khăn vẫn duy trì sản xuất lúa theo lối “dưỡng chét”, như vùng đất gò cao, vùng có bờ bao kém an toàn hoặc vùng khó tiêu thoát nước, tranh thủ xuống giống sớm để tránh mưa dầm và lũ kết hợp triều cường đầu vụ dâng cao làm chết giống mới sạ và tránh hạn cuối vụ.

Ngoài ra, “dưỡng chét” còn giúp nông dân hạn chế công làm đất, giữ được giống lúa vụ trước và còn… tranh thủ thời vụ để thu hoạch lúa thời điểm giá lúa cao (đầu vụ). Để chuẩn bị dưỡng chét cho vụ Thu Đông, sau khi thu hoạch lúa Hè Thu, nông dân bón phân nuôi rạ trước khi cắt gốc rạ 1 tuần, rồi cắt gốc rạ còn chừa khoảng 3cm tính từ mặt đất và sạ hoặc cấy giặm bổ sung nhằm đảm bảo mật độ lúa trên ruộng.

Thống kê của ngành chức năng trong những năm qua cho thấy, năng suất lúa dưỡng chét không cao (bình quân đạt: 2,4 tấn/ha) và chất lượng thấp vì phần lớn diện tích dưỡng chét ít được nông dân chăm sóc đúng mức và chỉ ở những vùng đất triền mới cho năng suất cao, còn ở những vùng gò hoặc trũng thì cho năng suất thấp. Huyện có diện tích lúa “dưỡng chét” cao nhất trong tỉnh là huyện Tam Bình. Năm 2008 huyện này có 4.072,6 ha, năm 2009 lên đến 6.422,6 ha (chiếm 67,45% diện tích lúa vụ Thu Đông của huyện) và năm 2011 là 3.239 ha và đây cũng là địa bàn cho năng suất lúa dưỡng chét cao nhất trong tỉnh (2,568 tấn/ha vào năm 2007 và 2,535 tấn/ha vào năm 2008).

Cắt gốc rạ chuẩn bị “dưỡng chét”

Môi trường để rầy nâu lây lan, truyền bệnh

“Dưỡng chét” là lối canh tác không được ngành nông nghiệp khuyến cáo thực hiện vì chỉ là giải pháp tình thế, nó có những lợi ích trước mắt thì ít mà hậu quả nguy hiểm lâu dài. Lúa “dưỡng chét” là môi trường cho dịch bệnh do virus gây hại từ rầy nâu truyền qua như bệnh vàng lùn và lùn xoắn lá. Vì sau khi thu hoạch lúa Hè Thu, nông dân không để cho đất nghỉ, không để thời gian cách ly mà tiếp tục để chét cho vụ Thu Đông. Đây là cầu nối lý tưởng cho rầy nâu lưu trú, gây hại, virus gây bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá lúa có thể nhân lên trong cây lúa “dưỡng chét” và rầy nâu sẽ có nhiều cơ hội mang virus gây bệnh lan truyền không những cho vụ Thu Đông mà còn đến vụ lúa Đông Xuân năm sau.

Để dứt hẳn lúa “dưỡng chét”

“Dưỡng chét, sạ chay” thường chỉ tồn tại ở những nơi sản xuất riêng lẻ, ruộng đồng manh mún, không được quản lý chặt chẽ về lịch thời vụ và chế độ canh tác. Những năm qua, ngành chức năng và chính quyền địa phương đã thực hiện nhiều giải pháp nhằm hạn chế và đi đến chấm dứt “dưỡng chét, sạ chay”.

Tam Bình là huyện đi đầu và rất kiên quyết trong việc kiểm soát tình trạng này. Song song với tăng cường công tác tuyên truyền, vận động, chuyển giao và triển khai các biện pháp kỹ thuật (như quản lý dịch, bệnh, bón phân cân đối…) nhằm giúp cho diện tích “dưỡng chét” có năng suất cao hơn, kiểm soát được sâu, bệnh cùng với trà lúa gieo sạ có làm đất…, ngành nông nghiệp và PTNT trong tỉnh còn triển khai nhiều mô hình canh tác có tính cộng đồng, có hiệu quả nhằm quy tụ nông dân trong một cánh đồng sản xuất theo lịch thời vụ và theo biện pháp kỹ thuật thống nhất như mô hình “Cộng đồng sản xuất lúa theo hướng bền vững”, mô hình ứng dụng công nghệ sinh thái, sử dụng chế phẩm sinh học (nấm xanh) trong phòng trừ rầy nâu, mô hình sản xuất lúa theo hướng GAP, mô hình phát triển giống lúa chất lượng cao... và sắp tới đây Sở Nông nghiệp và PTNT Vĩnh Long triển khai dự án xây dựng “cánh đồng mẫu lớn” giai đoạn năm 2011 - 2015 trên địa bàn 7 huyện trong tỉnh với 6.300 ha, trong đó năm đầu: 700 ha, năm thứ hai: 1.400 ha, 2 năm sau mỗi năm 2.100 ha. Đây là hình thức sản xuất tập hợp nhiều thửa ruộng liền kế của nhiều hộ dân trong một khu vực có diện tích từ vài trăm đến vài ngàn hecta. Trong đó, việc sản xuất lúa được tiến hành theo quy trình thống nhất trong tất cả các khâu, việc tiêu thụ sản phẩm được ký kết chặt chẽ giữa người sản xuất và doanh nghiệp theo những hình thức khác nhau. Mô hình này sẽ dần giải quyết vấn đề manh mún về đất đai trong sản xuất nông nghiệp vốn là trở ngại cho mở rộng cơ giới hóa trong sản xuất bấy lâu nay và chất lượng, giá trị lúa, gạo làm ra được nâng cao. Và thực tế ở An Giang, Đồng Tháp và một số nơi ở vùng ĐBSCL cho thấy, sản xuất, liên kết sản xuất theo hình thức mới “cánh đồng mẫu lớn” nông dân đã thật sự làm ăn lớn, cảnh “dưỡng chét, sạ chay” hiện không còn tồn tại ở nơi đây.

TRUNG HIỆP

Các tin mới:

31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
22/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
15/12/2013
15/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang