• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Xây dựng thương hiệu trái cây Việt Nam: Để không quá muộn!

Nguồn tin: e binhthuan, 13/08/2006
Ngày cập nhật: 13/8/2006

Trái cây “ngoại” chiếm ưu thế tại các siêu thị.

Trái cây nhiệt đới Việt Nam có nhiều loại ngon, đặc sắc hơn cả trái cây Thái Lan, có thể xuất khẩu dễ dàng nếu các nhà vườn bỏ kiểu sản xuất vườn tạp, riêng lẻ… Các loại trái ngon như quýt tiều, cam sành, sầu riêng, xoài cát, vải, thanh long, măng cụt, nhãn… nhưng thực tế xuất khẩu rất ít hoặc không xuất khẩu được. Và, nếu nhà vườn vẫn làm theo kiểu cũ, không quan tâm đến chất lượng sạch, an toàn, không xây dựng được thương hiệu cho trái cây thì khi hàng rào thuế quan theo AFTA cắt giảm, trái cây Việt Nam khó có “chỗ đứng” trên thị trường quốc tế.

Manh mún, nhỏ lẻ

Sản lượng trái cây cả nước đạt 8 triệu tấn/năm nhưng xuất khẩu chỉ chiếm 10%, còn lại là tiêu thụ ở thị trường nội địa. Trong đó, việc thu hái, lựa chọn, bảo quản vẫn tiến hành thủ công là chủ yếu, vì thế tỷ lệ tổn thất sau thu hoạch lên tới 20 - 25%. Tiến sĩ Nguyễn Đăng Nghĩa, Viện KHKT Nông nghiệp Miền Nam cho rằng, trái cây nước ta rất phong phú, trong đó nhiều giống có chất lượng cao và hương vị đặc biệt. Tuy nhiên, chúng ta vẫn chưa xuất khẩu bằng con đường chính ngạch như các nước Thái Lan, Đài Loan, Trung Quốc… Hơn nữa, Việt Nam cũng chưa có thương hiệu cho từng loại trái cây trên thị trường thế giới khiến các nước láng giềng vượt qua và chiếm ưu thế. Không những thế, thị trường, giá cả đầu ra của trái cây không ổn định nhưng chúng ta cũng chưa có kế hoạch cụ thể, chưa dự đoán được sản lượng, giá cả của mặt hàng này. Ông Nguyễn Văn Kỳ, Tổng thư ký Hiệp hội trái cây Việt Nam khẳng định: “Không phải chúng ta không có đầu ra mà do không có đầu vào đảm bảo chất lượng. Không phải trái cây Việt Nam không có người mua mà chúng ta không có hàng đủ phẩm cấp”. Ông Kỳ thông tin thêm, “Các doanh nghiệp (DN) trong nước chưa hiểu rõ vai trò của thương hiệu và còn lẫn lộn giữa thương hiệu với nhãn hàng hóa. Hầu hết chưa quan tâm và đăng ký bảo hộ thương hiệu khiến lượng trái cây xuất khẩu phải mang thương hiệu nước khác”. Kết quả khảo sát 53 hội viên của Hiệp Hội trái cây Việt Nam thì chỉ có 15 đơn vị đăng ký bảo hộ thương hiệu trong nước. Vì thế, trái cây Việt Nam xuất khẩu thường ở dạng “hàng thô”, thông qua trung gian hay “gia công” cho nước ngoài. Kết quả là 90% lượng hàng trái cây Việt Nam xuất khẩu mang thương hiệu các nước như Thái Lan, Trung Quốc. Nhiều nhất là các loại trái như nhãn, thanh long, xoài… Ông Kỳ đưa ra dẫn chứng: Nhà nhập khẩu thanh long vào Canada đề nghị không dán nhãn hiệu hàng hóa, để bao bì trắng và khi bày bán sẽ mang nhãn hiệu nhà cung cấp quen thuộc của họ. Không những thế, thanh long của một DN ở Bình Thuận đóng hộp giấy có in nhãn hiệu nhưng khi đến Quảng Châu (Trung Quốc) cũng bị đổi sang bao bì của Trung Quốc, tem dán trên trái cũng chữ Trung Quốc.

Ngay ở thị trường trong nước, hình ảnh trái cây Việt Nam vẫn chưa “thuyết phục” người tiêu dùng. Bà Nguyễn Thị Tranh - Phó tổng giám đốc Saigon Co-op cho biết, tại hệ thống này mỗi ngày có khoảng 5 tấn trái cây được tiêu thụ, trong đó hàng Việt Nam chiếm đến 80%. Và, khách tìm đến siêu thị tìm mua trái cây có thương hiệu, chất lượng ổn định, bao bì hấp dẫn. Nhưng “công tác quảng bá của các DN trong nước không thật tốt”. Trong khi trái cây ngoại trưng bày áp phích nổi bật, có bao bì bắt mắt, có hướng dẫn thì trái cây trong nước chỉ được bày bán bằng… cần xé. Bà Tranh “thú nhận”, để bán được hàng, cũng có lúc nhân viên siêu thị phải nói là hàng ngoại. Một thực tế nữa là ngay trong nước, trái cây Việt Nam cũng chưa có thương hiệu hàng hóa. Thường các chủ vườn, các DN lấy tên giống trái cây làm tên hàng hóa như xoài cát Hoà Lộc, bưởi Năm roi, sầu riêng hạt lép…

Phải liên kết

Giải quyết vấn đề quy hoạch lại vùng nguyên liệu, trong một cuộc hội thảo gần đây do Sở Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn kết hợp Sở Thương mại TP.HCM tổ chức, tiến sĩ Dương Hoa Xô của Sở Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Tp.HCM cho rằng nên tập trung vào những vùng phù hợp trái cây để cho năng suất cao. Theo ông Xô, thanh long nên chuyên canh ở Bình Thuận; nho ở Ninh Thuận; bưởi ở Vĩnh Long, Cần Thơ; vú sữa, sơ ri, nhãn ở Tiền Giang, Bến Tre; măng cụt ở Bình Dương… Kỹ sư Vũ Hòa Bình, Phân Viện Công nghiệp Thực phẩm cho rằng cần đầu tư trọng điểm vào công nghệ bảo quản, chế biến trái cây. Ông cho biết, một thực tế hiện nay là hầu hết trái cây thu hoạch không qua khâu kiểm tra chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm. Ông Bình cho rằng các nhà nhập khẩu rất quan tâm đến chất lượng, xuất xứ, vệ sinh an toàn thực phẩm và cả tên nhà sản xuất. Hàng dù có hình đẹp nhưng hương vị kém cũng sẽ mất vị trí trên thị trường. Vì vậy, các DN cần chú trọng đến chất lượng của trái cây, từ khâu chọn giống đến khi thu hoạch, bảo quản và sơ chế. Và, “Thời điểm này không còn sớm nhưng cũng không quá muộn cho việc xây dựng nhãn hiệu hàng hóa và phát triển thương hiệu. Chừng nào chưa có thương hiệu trái cây thì các loại “hàng hóa” này vẫn đi vào thị trường thế giới dưới dạng “hàng thô”, thông qua trung gian hay dưới dạng “gia công” cho các thương hiệu nước ngoài và như thế thị trường trái cây vẫn chịu nhiều xáo trộn”, ông Kỳ khẳng định.

NGUYỄN NGA

Các tin mới:

31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
22/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
15/12/2013
15/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang