• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Hậu Giang: Sâu cuốn lá hoành hành lúa Thu đông

Nguồn tin: Báo Hậu Giang, 12/08/2011
Ngày cập nhật: 13/8/2011

Ông Hùng đã 4 lần xịt thuốc trừ sâu cuốn lá, nhưng lúa vẫn bị sâu gây hại.

Nông dân Châu Thành A (Hậu Giang) không xa lạ gì với sâu cuốn lá (SCL) nhỏ, nhưng sâu xuất hiện nhiều, gây hại nặng như vụ lúa Thu đông hiện nay thì bà con chưa từng gặp. Đáng lo ngại là đối tượng này có biểu hiện kháng thuốc, rất khó phòng trị.

Lão nông Nguyễn Văn Nhơn, ở ấp 2A, xã Tân Hòa thẫn thờ nhìn 3 công lúa Thu đông xơ xác lá do bị SCL ăn. Ông Nhơn cho biết: “Lúa chưa đầy 40 ngày tuổi, nhưng đã phun thuốc trừ SCL 2 đợt rồi. Mọi năm, thấy sâu cuốn vài ba lá xịt là hết liền, vụ này xịt rồi tưởng diệt hết, 2 - 3 bữa nhìn lại thì lúa vẫn bị sâu cắn phá. Lúa của tôi còn đỡ, có ruộng sâu nhiều, nó ăn lúa lụn luôn!”.

Đến nay, nông dân huyện Châu Thành A xuống giống trên 8.564 ha lúa Thu đông, hiện lúa ở giai đoạn mạ - làm đòng. Qua theo dõi tình hình sâu bệnh của trạm BVTV, toàn huyện có hơn 156 ha lúa nhiễm sâu mật số từ 8 - 15 con/m2, trên các trà lúa từ đẻ nhánh đến làm đòng, xuất hiện ở hầu hết các xã, thị trấn, trong khi vụ Thu đông năm rồi đối tượng sâu hại này không đáng kể.

Theo ngành chuyên môn, SCL nhỏ có tên khoa học là Cnaphalocrocis medinalis. Sau khi nở, sâu non nhả tơ cuốn dọc 2 mép lá lúa tạo thành cái bao, rồi nằm bên trong ăn chất xanh của lá, chỉ để lại màng trắng bên ngoài. Làm giảm khả năng quang hợp của cây lúa, nếu nặng có thể gây thất thu nghiêm trọng. Trong ruộng lúa, SCL xuất hiện 2 đợt chính: Đợt đầu thường vào lúc lúa đẻ nhánh rộ, đợt thứ 2 vào lúc cây lúa làm đòng, trổ bông. Đợt đầu tỷ lệ lá bị hại có thể sẽ cao, nhưng theo ông Đặng Kiềm, Trưởng trạm BVTV huyện Châu Thành A thì không ảnh hưởng lớn tới sự sinh trưởng của cây lúa. Vì khi bị tổn hại, cây lúa sẽ nhanh chóng ra lá mới để bù đắp những phần đã mất. Vì vậy, cây lúa ở 40 ngày tuổi về trước không cần can thiệp thuốc BVTV. Tuy nhiên, đa số nông dân thấy lúa bị sâu ăn lá nhiều nóng lòng phun thuốc liên tục trong giai đoạn này. Việc làm này dẫn đến hậu quả xấu là bộc phát rầy nâu, sâu bệnh khác ở giai đoạn sau. Vì thường các loại thuốc trừ SCL tương đối độc, khi phun thuốc trừ sâu dẫn đến tiêu diệt luôn một số thiên địch có ích cho lúa, làm mất cân bằng hệ sinh thái trên đồng ruộng. Còn khi cây lúa từ 40 ngày tuổi trở về sau (lúc cây lúa làm đòng, trổ bông) nếu bị SCL thì sâu sẽ tấn công trực tiếp vào lá đòng, sẽ gây ảnh hưởng đến năng suất lúa. Khi lá đòng (3 lá trên cùng) bị sâu ăn hết diệp lục tố, cây lúa sẽ quang hợp kém, dẫn đến lúa không chắc hạt. Vì vậy, nếu kiểm tra ngẫu nhiên 100 lá nằm rải rác trên ruộng mà thấy có 5 lá bị cuốn có sâu còn sống nằm bên trong thì phải dùng thuốc để diệt trừ.

Tuy nhiên, hiện nay phần lớn nông dân rất lúng túng trong phòng trị sâu cuốn lá. Anh Đoàn Văn Hùng, ở ấp 1A, xã Tân Hòa gieo sạ 16 công lúa (6 công 57 ngày tuổi; 10 công ở giai đoạn làm đòng), dù đã 4 lần phun thuốc mà ruộng lúa nhiều chỗ vẫn bị sâu cắn xác xơ. Anh Hùng cho biết: “Chưa năm nào diệt SCL khó như năm nay. Mọi năm, sau khi sâu non nở 1 - 2 ngày thì xịt 1 - 2 lần là diệt rụi cho tới thu hoạch lúa. Năm nay, cũng canh thời điểm như vậy, xịt loại thuốc đó nhưng không hết. Mấy đợt sau, tôi thay đổi liên tục nhiều loại thuốc khác thì cũng không hiệu quả. Vụ này, sâu cắn lúa đều đồng hết chứ không riêng gì ruộng của tôi. Nông dân nào cũng “rên” không xịt hết SCL”.

Theo Trạm BVTV huyện Châu Thành A, nông dân diệt SCL không hiệu quả là do phun thuốc không theo nguyên tắc “4 đúng”, nhất là không đúng lúc. Thường nông dân thấy lá lúa cuốn lại thì mới phát hiện lúa có SCL, khi đó sâu đã ở tuổi 3 - 4, lúc này sâu chui vào cuốn lá nên phun thuốc rất khó. Mặt khác, hiện nay SCL đã có dấu hiệu kháng thuốc. Trong khi, theo dự báo của ngành chuyên môn, đợt SCL thứ 2 trong thời gian tới (cây lúa ở giai đoạn 60 - 65 ngày tuổi) sẽ diễn biến phức tạp hơn, có thể làm giảm năng suất nếu phòng trị không tốt. Để diệt SCL hiệu quả, Trưởng trạm BVTV huyện Châu Thành A Đặng Kiềm khuyến cáo: Khi thấy bướm xuất hiện nhiều, thì 5 - 7 ngày sau bà con kiểm tra đồng ruộng thấy sâu non đã nở, lúc này sâu ở tuổi 1 - 2, khả năng chống chọi kém, sâu còn nằm mặt ngoài lá lúa, chưa chui vào cuốn lá, phun xịt sâu lúc này sẽ cho hiệu quả cao. Còn khi sâu ở tuổi lớn hơn đã chui vào cuốn lá nên phun thuốc vào chiều mát, vì lúc này sâu chui ra ngoài. Do sâu cuốn lá nhỏ đã có biểu hiện kháng thuốc, ngành chuyên môn cũng lưu ý người trồng lúa cần tăng nồng độ thuốc trừ SCL so với khuyến cáo của nhà sản xuất và chọn đúng loại thuốc đặc trị để phun xịt hiệu quả.

KIM VIẾNG

Các tin mới:

31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
22/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
15/12/2013
15/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang