• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Vĩnh Long: Chuyện về một cây trồng “không khuyến khích”

Nguồn tin: Báo Vĩnh Long, 11/08/2011
Ngày cập nhật: 13/8/2011

Sau khi ruộng đã khai thác đất sét thì ruộng sâu, khó trồng lúa nên nhiều hộ đã chuyển sang thả cá, trồng sen. Vì thời gian thu hoạch ngắn, ít vốn, nhẹ công và sản phẩm dễ tiêu thụ nên cho dù sen không được khuyến khích trồng nhưng những ruộng sen vẫn nở hoa vì giải pháp “lấp khoảng trống” hiệu quả của nó.

Trồng sen cho thu nhập khá nhưng cần được quy hoạch vùng trồng thích hợp.

“Ruộng lầy thả cá, trồng sen”

Khoảng 5 năm nay, ông Đặng Văn Nhựt (Tân Phú - Tam Bình - Vĩnh Long) thuê 6 công đất (do chủ ruộng bán đất sét) trồng sen bán gương theo hợp đồng cho một công ty chuyên xuất khẩu sen sang Đài Loan. Ông Nhựt cho biết: “Do ruộng không thích hợp để trồng lúa, nên giải pháp trồng sen của ông đã phát huy hiệu quả, mang lại thu nhập khá ổn định do chi phí đầu tư ít, nhẹ công chăm sóc, bởi hầu như sen không cần xịt thuốc, mỗi năm chỉ cần bón phân khoảng 2 đợt là có thể cho thu nhập đều đều”. Rộ mùa, giá gương sen thấp nhất cũng đã 8.000 đ/kg và cứ cách ngày là thu hoạch 1 lần. Với 6 công sen lúc rộ mùa thu hoạch trên 200 kg gương, ông bỏ túi khoảng 1,6 triệu đồng cho 1 lần thu hoạch. Đặc biệt vào mùa nghịch, nhất là vụ Đông Xuân, hầu hết diện tích sen chuyển sang trồng lúa, nguồn cung khan hiếm, giá gương sen có khi lên đến 30.000 đ/kg.

Chạy dọc Đường tỉnh 905 qua khu vực xã Tân Phú (Tam Bình), nhiều ruộng sen cũng đã nở rộ vào mùa thu hoạch. Đang bì bõm lội ruộng hái gương sen, anh Tư Sang ngơi tay cho biết, ruộng sen của anh được trồng mới khoảng 4 tháng và đang cho thu hoạch. Thời điểm này, gương sen có giá khoảng 18.000 - 20.000 đ/kg. Bên cạnh trồng sen, anh còn thả nuôi cá và có thể tiết kiệm đáng kể chi phí thức ăn vì cá phát triển gần như tự nhiên mà vẫn lớn nhanh. Mỗi năm, anh Sang còn kiếm thêm được khoảng 3 triệu đồng từ tiền bán cá, đủ tiền phân cho vụ kế tiếp.

Một số hộ trồng sen cho hay, tuy không phải lo đầu ra vì đã có thương lái đảm bảo khâu này, thu hoạch bao nhiêu được mua hết bấy nhiêu và có xe tải đến nhận hàng mỗi ngày, nhưng giá cả lúc lên lúc xuống. Người trồng sen không thể chủ động mà do bên mua quyết định. “Thương lái lấy hàng là giao tiền liền nhưng giá cả thì khi trồi khi sụt, người ta đưa giá sao thì bán vậy thôi” - ông Nhựt cho biết vậy.

Không khuyến khích

Anh Lê Văn Chiến - Phó Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Tam Bình - cho hay, diện tích trồng sen của huyện được trồng rải rác nhiều nơi thuộc hai xã Song Phú và Tân Phú với khoảng 5 ha. Sen được trồng chủ yếu trên diện tích đất sâu do người dân khai thác bán đất sét nên không tập trung. Khi trồng sen thì phải giữ nước trong ruộng, điều này trở nên khó khăn nếu ruộng sen nằm kề ruộng lúa. Vì ở từng thời điểm, 2 loại cây trồng này có nhu cầu nước khác nhau. Nên hiện mô hình trồng sen tuy cho thu nhập khá nhưng không được ngành chuyên môn khuyến khích vì sẽ xung đột nguồn nước với các loại cây trồng khác.

Còn theo ông Nhựt, ruộng độc canh trồng sen giữ nước quanh năm, ruộng lầy lội nên việc xử lý bằng cơ giới là rất khó. Tuy nhiên, vụ Đông Xuân trước, ông đổi lại trồng lúa để đất không bị bạc màu và thay đổi bộ rễ cây trồng. Hỏi về kinh nghiệm trồng sen, ông Nhựt chia sẻ bí quyết áp dụng kỹ thuật trồng sen cho hiệu quả là sau 1 thời gian trồng nên cho máy vào trục nhận ruộng sen, nhưng sau đó sen sẽ tái sinh và có thể cho thu hoạch như ban đầu mà không cần phải trồng mới.

Huyện Trà Ôn hiện cũng có diện tích trồng sen đáng kể với khoảng 34 ha, tập trung nhiều ở 2 xã Tân Mỹ và Trà Côn. Phó Phòng Nông nghiêp và PTNT huyện Trà Ôn Nguyễn Minh Thuấn cũng cho rằng: Hầu hết diện tích này do người dân khai thác bán đất mặt và tận dụng thả cá trồng sen vì đất đã trở nên khó trồng lúa. Tuy nhiên, vì sen lúc nào cũng cần nước nên nếu trồng không đồng loạt, manh mún hoặc xen lẫn giữa ruộng lúa, hoa màu thì thường gây trở ngại về việc chủ động nguồn nước cho diện tích canh tác xung quanh. Do đó sen cần được quy hoạch vùng trồng thích hợp hơn và không khuyến khích mở rộng diện tích trồng sen theo kiểu tự phát như hiện nay.

Nhiều hộ trồng sen cho rằng, đất độc canh cây sen dễ bị thoái hóa, làm phát sinh dịch bệnh, ảnh hưởng đến năng suất và lợi nhuận… Để trồng sen hiệu quả, vụ Hè Thu và vụ mùa nước nổi sẽ thích hợp hơn vì tốn ít chi phí, lại cho năng suất cao. Kinh nghiệm của người dân cho thấy, nếu luân canh 1 vụ lúa - 2 vụ sen hoặc 1 vụ màu - 2 vụ sen lợi nhuận sẽ khá hơn so với độc canh cây sen. Vả lại ruộng sâu do khai thác đất sét sẽ khó trồng lúa nên việc trồng sen đã phần nào giải quyết được bài toán khó trên những diện tích đất như thế này.

XUÂN SƠN

Các tin mới:

31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
22/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
15/12/2013
15/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang