• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

“Tỉ phú” làm mướn

Nguồn tin: Báo Hậu Giang, 10/08/2011
Ngày cập nhật: 11/8/2011

Máy GĐLH của ông Buôl vẫn hoạt động tốt dù lúa bị sập.

Nhắc đến gặt lúa mướn, người ta vẫn thường nghĩ đây là công việc mà thu nhập không ổn định và không thể làm giàu. Thế nhưng, gần 3 năm qua, ở huyện Vị Thủy, tỉnh Hậu Giang có một nông dân có thu nhập vài trăm triệu đồng mỗi năm nhờ công việc này. Đó là ông Lê Hoàng Buôl, ở ấp 7, xã Vị Đông.

Hiện ông Buôl là chủ nhân của 2 chiếc máy gặt đập liên hợp (GĐLH) hiệu Kubota của Nhật, cộng với phương tiện chuyên chở trị giá trên 1 tỉ đồng. Ông Buôl cho biết, nhà có gần 70 công ruộng và ở nhiều khu vực khác nhau, mỗi lần vào vụ thu hoạch rất vất vả khi kiếm nhân công. Giá công cắt thì tăng từng ngày, có khi lúa đã chín vàng đồng 5 - 7 ngày mới thu hoạch được là chuyện thường xuyên. Vậy là năm 2009, ông mang tiền dành dụm của gia đình rồi vay thêm ngân hàng được gần 500 triệu đồng mua một chiếc máy GĐLH. Đây là chiếc máy GĐLH đầu tiên của xã. Ngoài gặt lúa cho gia đình, ông còn mang máy đi gặt mướn cho bà con trong huyện. Công việc này giúp ông thu lợi nhuận 200 triệu đồng. Đến năm 2010, ông lại tiếp tục mua thêm 1 chiếc máy nữa, trị giá hơn 500 triệu đồng và mở rộng việc gặt mướn qua các huyện, tỉnh lân cận. Việc làm ăn phát đạt, ông thu được trên 500 triệu đồng/năm.

Không chỉ có thu nhập cao cho gia đình, ông Buôl còn tạo công ăn việc làm cho nhiều thanh niên nông thôn. Trung bình người làm công với các việc như: điều khiển máy cắt, hứng lúa có thu nhập trung bình từ 200.000 - 250.000 đồng/ngày khi vào vụ. Anh Cao Văn Khải, người làm công cho ông Buôl cho biết: “Trước đây, thu nhập rất bấp bênh. Từ khi theo máy GĐLH, mỗi vụ thu hoạch lúa khoảng một tháng cũng để dành được 4 - 5 triệu đồng. Thời gian rảnh còn làm được công việc tại nhà”.

Chúng tôi có dịp theo 2 chiếc máy GĐLH của ông Buôl gặt mướn trên một số cánh đồng trong, ngoài huyện mới thấy hết được hiệu quả do chiếc máy mang lại. Máy gặt nhanh và hạn chế được thất thoát lúa khi thu hoạch. Lúa có màu sáng hơn, khô và ít lẫn tạp chất nên bán được giá cao. Mặt khác, thu hoạch bằng máy còn giúp nông dân giảm chi phí trên dưới 200.000 đồng/công so với gặt tay. Chủ ruộng chỉ việc chất bao lúa lên xe mang về phơi, không thì bán lúa ướt tại ruộng cho thương lái. Đặc biệt, với loại máy Kubota có thể gặt trên những diện tích lúa bị sập với điều kiện bông lúa không bị chìm dưới nước. Anh Nguyễn Văn Bé Ba, ở ấp Bình Hiếu, xã Long Bình, huyện Long Mỹ cho biết: “Diện tích lúa của gia đình bị sập hầu như hoàn toàn. Mấy ngày không thể kiếm được nhân công cắt tay thì gặp máy GĐLH của ông Buôl nhận cắt. Chỉ một thoáng thì mấy công lúa đã được tuốt sạch bong. Gia đình chỉ việc mang lúa về phơi lại, giảm chi phí gần 200.000 đồng so với gặt tay”.

Chị Nguyễn Thị Thanh Thúy, ở xã Vị Thủy cho biết, nhà chị có gần 50 công ruộng. Lúa chín nhưng không tìm được nhân công, khi nghe người quen giới thiệu nên chị cũng đi theo ông Buôl sang tận huyện Long Mỹ xem máy hoạt động ra sao vì cứ nghĩ diện tích đất ruộng trũng lại ngay vụ Hè thu nước ngập sợ máy không cắt được. Thấy hiệu quả nên chị đã hợp đồng ngay với ông Buôl để đưa máy về gặt lúa.

Theo thống kê, huyện Vị Thủy hiện có trên 50 máy GĐLH, chủ yếu là dòng máy sản xuất trong nước với giá từ hơn 200 triệu đồng đến hơn 300 triệu đồng/máy. Chỉ có số ít hộ đầu tư mua máy do Nhật sản xuất với giá từ 550 - 650 triệu đồng/chiếc và gia đình ông Buôl là một trong số ít hộ đầu tư bạc tỉ để mua dòng máy này. Với việc nhìn xa, dám nghĩ dám làm không chỉ mang lại nguồn thu nhập cao cho gia đình, ông Buôl đã góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất của người nông dân trong, ngoài huyện và đưa nông nghiệp ở địa phương phát triển theo hướng cơ giới hóa...

THU HIỀN

Các tin mới:

31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
22/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
15/12/2013
15/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang