• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Sử dụng công nghệ sinh thái để quản lý rầy nâu và bệnh virus: Cân bằng sinh thái trên ruộng lúa

Nguồn tin: Tiền Giang, 09/08/2011
Ngày cập nhật: 10/8/2011

Vụ lúa đông xuân 2009 - 2010, Tiền Giang triển khai thử nghiệm thành công mô hình "Cộng đồng sử dụng công nghệ sinh thái để quản lý rầy nâu và bệnh virus" ở Cái Bè và Cai Lậy với sự hỗ trợ của Viện Nghiên cứu lúa gạo Quốc tế (IRRI), Cục Bảo vệ thực vật. Trên cơ sở thành công đó, UBND tỉnh chỉ đạo nhân rộng mô hình đến các huyện trong tỉnh.

Tham quan mô hình ứng dụng công nghệ sinh thái trên ruộng lúa ở Gò Công Đông.

Giảm chi phí, tăng hiệu quả

Cũng như mọi khi, trước khi bước vào vụ lúa hè thu chính vụ 2011, anh Trần Văn Dũng, ấp Bình Đông Trung, xã Bình Nhì (Gò Công Tây) chuẩn bị đầy đủ các loại thuốc trừ sâu rầy, bệnh trên lúa để sẵn sàng ứng phó. Đến nay, trà lúa gần 80 ngày tuổi, anh vẫn chưa phun đợt thuốc nào để trừ sâu rầy (chỉ phun thuốc trừ bệnh đốm vằn và dưỡng cây). Anh Dũng cho biết, ít có vụ lúa nào không sử dụng thuốc mà mật số sâu rầy thấp như vụ này. Những vụ lúa gần đây, cứ khoảng 20 - 30 ngày, anh phải phun thuốc một lần để phòng trừ sâu, rầy nhưng sau mỗi lần phun, rầy lại bùng phát mạnh hơn. "Qua quan sát, tôi thấy trứng rầy, rầy và sâu gây hại là thức ăn của nhiều côn trùng có ích đang trú ẩn trên các cây hoa, có thể đây là nguyên nhân làm giảm mật số sâu rầy gây hại. Không sử dụng thuốc trừ sâu rầy, chi phí sản xuất vụ này, tôi ước giảm khoảng 20-30% so với những vụ trước" - anh Dũng cho biết. Không riêng gì diện tích lúa của anh Dũng, trong 20 ha lúa áp dụng đầu tiên mô hình trồng hoa trên bờ ruộng lúa (ứng dụng công nghệ sinh thái trên ruộng lúa) ở vụ hè thu chính vụ này tại ấp Bình Đông Trung, xã Bình Nhì cũng đều như thế.

Để kiểm chứng hiệu quả của mô hình, chúng tôi đến ấp Bình Cách, Tân Bình Thạnh (Chợ Gạo), mô hình trồng hoa trên bờ ruộng lúa đã được Chi cục Bảo vệ Thực vật triển khai gần 1 năm nay trên diện tích 20 ha. Hỏi về mô hình, nông dân nơi đây cho biết, từ khi trồng hoa trên bờ ruộng lúa theo hướng dẫn Chi cục Bảo vệ thực vật, mật độ sâu rầy gây hại giảm đi rất nhiều qua mỗi vụ, từ đó lượng thuốc trừ sâu rầy phun trên đồng ruộng cũng giảm theo. Ông Đỗ Văn Đức, người đã tham gia mô hình công nghệ sinh thái qua 3 vụ lúa, bộc bạch: "Khi tham gia mô hình tôi cũng hơi nghi ngại nhưng qua 1 năm áp dụng, tôi thấy thuốc trừ sâu sử dụng qua mỗi vụ giảm rất nhiều. Cụ thể vụ đầu áp dụng (vụ thu đông năm 2010), tôi phải phun 2 lần thuốc trừ sâu rầy (giảm một lần phun so với các vụ trước), đến vụ đông xuân 2010 - 2011, số lần phun chỉ còn 1 đợt. Đặc biệt, từ đầu vụ hè thu chính vụ đến nay, 4 công lúa của tôi chưa phải phun thuốc lần nào. Hạn chế sử dụng thuốc vừa bảo đảm sức khỏe vừa giảm chi phí sản suất nên nông dân rất hưởng ứng".

Ông Phùng Chí Sơn, Trưởng trạm Bảo vệ thực vật huyện Chợ Gạo cho biết: "Qua 1 năm triển khai, đến nay có 3 mô hình ứng dụng công nghệ sinh thái vào sản xuất lúa (ở Tân Bình Thạnh trên diện tích 20 ha; 20 ha ở Trung Hòa và 10 ha ở Bình Phục Nhứt triển khai ở vụ hè thu chính vụ này) cho thấy, mô hình đã thu hút nhiều thiên địch, ong ký sinh, giảm áp lực sâu rầy gây hại, giảm rõ rệt số lần phun thuốc trên ruộng lúa từ 2 - 3 lần trong 1 vụ lúa, từ đó giảm chi phí sản xuất cho nông dân khoảng 20 - 30%".

Ruộng lúa thân thiện với môi trường

Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, trên cơ sở những thành công của mô hình ở Cái Bè, Cai Lậy trong vụ đông xuân 2009 - 2010, Tiền Giang triển khai thực hiện thêm 3 mô hình (mỗi mô hình 20 ha) tại Chợ Gạo, Gò Công Tây và Gò Công Đông ở các vụ tiếp theo trên các giống mẫn cảm với rầy nâu. Kết quả cho thấy, mật số, số loài và các loại thiên địch gia tăng đáng kể; tỷ lệ ấu trùng sâu cuốn lá nhỏ và trứng rầy bị thiên địch ký sinh cao hơn nhiều lần so với diện tích không áp dụng. Các diện tích tham gia mô hình không sử dụng thuốc trừ sâu, rầy trong suốt vụ, lợi nhuận mang lại cho các hộ tham gia từ 1,8 - 2,2 triệu đồng/ha. Từ kết quả đó, ngành nông nghiệp chủ trương tiếp tục duy trì các mô hình đã triển khai, đồng thời mở rộng thêm 7 mô hình mới trong các vụ hè thu năm 2011 tại Cái Bè, Cai Lậy, Chợ Gạo, Gò Công Tây, Gò Công Đông. Ngoài ra, Công ty Cổ phần Bảo vệ thực vật An Giang cũng đang thực hiện mô hình với diện tích 10 ha tại xã Vĩnh Hựu (Gò Công Tây).

Theo ông Phạm Văn Chiến, Phó Chi cục trưởng Chi cục Bảo vệ thực vật, mô hình này không khó thực hiện nhưng mang lại hiệu quả nhiều chiều, vừa hiệu quả kinh tế, vừa góp phần hạn chế sử dụng thuốc bảo vệ thực vật giúp giữ sức khỏe nông dân, cân bằng hệ sinh thái ruộng lúa, đồng thời thân thiện với môi trường nên hoàn toàn có thể nhân rộng. "Nông dân chỉ cần áp dụng "3 giảm 3 tăng", kết hợp với gieo sạ đồng loạt né rầy và trồng thêm các loài hoa dại trên bờ ruộng hấp dẫn thiên địch về trú ngụ để tấn công các côn trùng gây hại. Vì thế dù giai đoạn đầu, mô hình triển khai rất vất vả do người dân nghi ngại nhưng sau khi thấy được hiệu quả thực tế, nhiều nông dân đã mạnh dạn áp dụng. Thời gian tới, để có điều kiện nhân rộng nhanh mô hình, Chi cục sẽ đưa chương trình "3 giảm 3 tăng" lồng vào mô hình này" - ông Chiến cho biết.

Từ hiệu quả ứng dụng công nghệ sinh thái trên ruộng lúa trong thời gian qua, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã chính thức khuyến khích áp dụng công nghệ sinh thái kết hợp với thâm canh lúa theo kỹ thuật "3 giảm 3 tăng", "1 phải 5 giảm". Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trương tiếp tục duy trì các mô hình cũ, các mô hình mới triển khai trong năm 2011, đồng thời đề ra kế hoạch triển khai từ 5 - 10 mô hình ứng dụng công nghệ sinh thái cho các huyện còn lại vào năm 2012, phấn đấu đến năm 2015 toàn tỉnh có khoảng 40 - 50 mô hình thực hiện chương trình này, trong đó ưu tiên triển khai tại các vùng sản xuất lúa trọng điểm, có điều kiện nhân rộng nhanh.

Hiệu quả nhiều chiều của mô hình đã rõ ràng, mở ra một hướng phát triển bền vững trong sản xuất lúa. Tuy nhiên, một bộ phận nông dân vẫn chưa tin tưởng vào mô hình, một số hộ dân tham gia mô hình chưa tâm huyết, ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả của mô hình, trong khi mô hình đòi hỏi phải áp dụng trên một diện tích nhất định gồm nhiều diện tích lúa của nhiều hộ liên ranh tham gia. Vấn đề là làm sao các hộ trong khu vực áp dụng mô hình thấy được hiệu quả và áp dụng cùng với sự hưởng ứng của các hộ ngoài mô hình - muốn vậy, theo các nhà chuyên môn, việc hợp tác chặt chẽ giữa ngành nông nghiệp và chính quyền cơ sở trong vận động, tuyên truyền cho người dân hiểu và tự nguyện tham gia có ý nghĩa quan trọng quyết định thành công cũng như việc nhân rộng mô hình ra cộng đồng.

Thiết kế lại đồng ruộng

"Đây là bước đột phá cho chương trình thiết kế lại đồng ruộng ở cấp cộng đồng, nhắm đến các mục tiêu dài hơn như nông dân cùng tổ chức làm việc theo cộng đồng, cùng áp dụng kỹ thuật sản xuất tiên tiến và thân thiện với môi trường bằng cách hạn chế sử dụng thuốc trừ sâu, đồng thời qua đó hạ giá thành sản xuất, tăng chất lượng sản phẩm" - TS. Nguyễn Văn Huỳnh (Đại học Cần Thơ) cho biết.

N. Văn

Các tin mới:

31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
22/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
15/12/2013
15/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang