• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Người nuôi bò sữa... trắng tay

Nguồn tin: VNECONOMY, 10/08/2006
Ngày cập nhật: 11/8/2006

Hầu như nông dân tham gia dự án bò sữa đều thế chấp tài sản vay tiền ngân hàng.

Thực hiện chủ trương của tỉnh Hưng Yên về dự án chăn nuôi bò sữa, nhiều hộ dân ở huyện Mỹ Hào đã thế chấp tài sản để vay tiền ngân hàng đầu tư tiền mua bò. Sau ba năm triển khai, nhiều con bò không cho sữa, một số bị bệnh chết và nhiều con kém chất lượng bị loại thải và bán theo giá... bò thịt.

Cuối năm nay, khi thời hạn phải trả tiền cho ngân hàng đã cận kề, nhiều hộ chăn bò đứng trước nguy cơ trở thành con nợ.

Với 25 con bò sữa, tưởng như đó là cơ đồ kinh tế vững chắc đối với gia đình anh Đặng Văn Cẩm (làng Vang, xã Dị Sử, Mỹ Hào), nhưng chủ hộ chăn nuôi này đã “vỡ mộng” khi nhìn thấy trước mắt nguy cơ thua lỗ hàng trăm triệu đồng.

Bò sữa biến thành bò thịt

Năm 2003, anh Cẩm ký cam kết với Cục khuyến nông (Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn) về dự án triển khai nuôi bò lấy sữa. Với cam kết này, anh được hỗ trợ 3 triệu đồng cho một con bò.

Ngoài ra, tỉnh Hưng Yên cũng đã có chính sách thuận lợi khi ngân hàng của tỉnh cho gia đình anh vay 10 triệu đồng trên một con bò sữa. Với số lượng 25 con, anh Cẩm đã thế chấp để vay ngân hàng 250 triệu đồng đầu tư cho đàn bò sữa của mình.

Đầu tư với số tiền lớn, nhưng sau 3 năm dắt bò về chuồng, anh không ngờ hiệu quả từ đàn bò sữa lại kém như vậy. Hiện tại, chỉ có 4/25 cho sữa. Số bò còn lại do chất lượng sữa không tốt nên anh phải chăm sóc để nhân giống bê.

Theo như anh Cẩm, những con bò cho sữa cũng là điều đáng bàn. Đáng lý ra càng về chu kỳ sau thì chất lượng sữa sẽ tốt hơn, nhưng với đàn bò của gia đình, càng về sau lượng sữa càng giảm. Bi đát hơn, năm 2005 và mấy tháng đầu năm 2006, ba con bò giá hàng chục triệu đồng của gia đình lăn ra chết mà không biết nguyên nhân.

Sang các địa bàn lân cận như xã Dương Quang, Cẩm Xá, tình trạng nuôi bò sữa kém hiệu quả vẫn là ám ảnh cho các gia đình nơi này. Cũng như anh Cẩm, chủ hộ tên Việt (làng Giàng, Dương Quang) đã vay mượn ngân hàng để mua lấy 12 con bò sữa với tham vọng nhanh chóng đổi đời.

Tuy nhiên, viễn cảnh màu hồng chưa thấy đâu thì đàn bò ngày một “xuống mã”, buộc anh phải loại thải và bán dần với giá ... bò thịt.

Về xã Dương Quang, chúng tôi cũng được dịp nhìn thấy đàn bò sữa đang hồn nhiên gặm lúa “rai” mà người dân vừa thu hoạch. Con bò nào cũng có thể trạng gầy nhom, vú sữa lép kẹp. Riêng tại xã này có 6 hộ dân tham gia dự án với đàn bò lên đến 30 con. Cũng chỉ sau ba năm thực hiện, đàn bò chỉ còn lại đúng 6 con.

Ở huyện Mỹ Hào, xã Phan Đình Phùng là nơi hưởng ứng chủ trương nuôi bò sữa rầm rộ hơn cả. Tại đây, có 19 hộ tham gia dự án với số bò sữa lên đến 86 con. Số bò nhiều nhất huyện, tuy nhiên ngoài những con mắc bệnh chết, đàn bò sữa 86 con của xã đến thời điểm này đã được người dân thanh lý hết theo giá ... bò thịt.

Nợ nhiều, sữa chẳng được bao nhiêu

Để triển khai dự án bò sữa đạt hiệu quả, Thường vụ Tỉnh ủy Hưng Yên cũng đã ra thông báo về việc thực hiện dự án này. Thông báo cũng nói rõ khi tiến hành triển khai dự án phải chọn nhà tư vấn kỹ thuật, đảm bảo giống tốt, không bị nhiễm bệnh, năng suất sữa cao, giá cả hợp lý, có điều kiện phù hợp với khí hậu của tỉnh.

Trước khi thực hiện cần phải chuẩn bị các điều kiện cần thiết cho việc nuôi tập trung khi mới mua về, có quy trình kỹ thuật nuôi, chăm sóc rõ ràng mới giao bò cho nông dân, đồng thời chuyển giao công nghệ nuôi, chăm sóc và sơ chế sữa cho nông dân tham gia dự án.

Theo số liệu của Phòng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện Mỹ Hào, đề án chăn nuôi bò sữa được tỉnh Hưng Yên phê duyệt đầu năm 2003. Đến ngày 20/11/2004, đàn bò sữa ở huyện Mỹ Hào đã lên đến 183 con với tổng số hộ tham gia là 35.

Trước khi nhận bò, các hộ chăn nuôi cũng được tập huấn về kỹ thuật chăm sóc, vệ sinh phòng bệnh, kỹ thuật trồng cỏ... Mặc dù có quy định khá chặt chẽ về việc triển khai dự án, nhưng số liệu từ Phòng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện Mỹ Hào cho thấy, số bò chết trong dự án của huyện Mỹ Hào đã lên đến 32 con. Riêng những con bò kém chất lượng, không cho sữa đã bị người chăn nuôi loại thải lên đến 24 con.

Trao đổi với chúng tôi, ông Ngô Đông, Phó phòng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện Mỹ Hào cho rằng, dự án bò sữa kém hiệu quả tại huyện này cũng không nằm ngoài tình trạng chung của tỉnh. Hầu như nông dân tham gia dự án bò sữa đều thế chấp tài sản vay tiền ngân hàng, nhưng sau ba năm gắn bó với bò sữa, họ đang đối mặt với cảnh trắng tay.

Từ Lương

Các tin mới:

31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
22/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
15/12/2013
15/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang