• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Tiềm năng cây măng trên địa bàn Phú Thọ

Nguồn tin: Báo Phú Thọ, 06/08/2011
Ngày cập nhật: 8/8/2011

Cách đây hơn chục năm, thông qua chương trình chuyển giao tiến bộ kỹ thuật, Trung tâm Khuyến nông Phú Thọ, đã nhập giống măng Bát độ và Mạnh tông từ Trung Quốc về trồng. Hầu hết cây giống là củ sau khi thu hoạch măng, đánh gốc ươm mọc cành đem bán.

Nhìn cây măng giống hoắt hoeo, cành khẳng khiu nhiều người lắc đầu tỏ vẻ không tin tưởng. Cùng lúc ấy huyện Hạ Hòa, tỉnh Phú Thọ cũng nhập về mấy trăm củ măng giống, đối tác đóng hộp gửi sang toàn củ già, do vận chuyển xa, khi ươm chết khá nhiều. Để phục vụ cho việc trồng măng, Trung tâm Khuyến nông phải tìm kiếm, tham khảo thêm sách, báo chuyên ngành biên soạn thành tài liệu hướng dẫn kỹ thuật trồng măng. Vì là cây trồng mới, nên ở cơ sở, huyện phải lựa chọn cán bộ khuyến nông có trách nhiệm, hộ tham gia có điều kiện vườn đồi khá, để trồng thử măng mới. Là cây thực phẩm dài ngày ba, bốn năm đầu các hộ cứ phải nhắn nhịn gây giống, chủ yếu cắt ươm cành để nhân ra. Hiện tại trên địa bàn đã có hàng trăm ha măng Bát độ, Mạnh tông. Đến các chợ từ trung tâm Thành phố, hay thôn quê dịp tháng 5, tháng 10 lúc nào cũng dễ dàng tìm mua được măng Bát độ, Mạnh tông, Lục trúc, bên cạnh măng Tre, măng Mai, măng Diễn, măng Gầy… truyền thống. Đặc biệt những năm mưa thuận, gió hòa như năm nay, măng bày bán khá nhiều. Từ tháng 4 tới nay măng nhan nhản khắp các chợ. Các đám tổ chức ăn uống, món măng đã trở thành đặc sản được nhiều người ưa chuộng.

Một cán bộ kiểm lâm ở Thanh Sơn khoe với tôi: Năm 2002 anh cạy cục mãi mới xin được 3 khóm măng bát độ giống, ươm từ cành về trồng, bây giờ anh, em quanh xóm nhân ra, nhà ít có 4 - 5 khóm nhà nhiều tới hàng chục. Quanh năm lúc nào cũng có măng ăn, vào vụ nhiều nhà thu được ba, bốn tạ măng tươi đem bán. Anh bảo giống măng Bát độ, Mạnh tông lúc đầu cứ tưởng khó trồng, khó gây lắm nhưng mà qua thực tế trải nghiệm dễ trồng hơn cả mai, luồng. Cây măng ưa nhất nơi đất ẩm, có độ xốp cao, nhất là chỗ nào thường xuyên có đất trôi bồi lấp, được phân thải bón càng tốt. Kỹ sư Lương Sỹ Quyết, cán bộ lâm nghiệp của Trung tâm Khuyến nông, quê ở Đoan Hùng bảo: Ở quê tôi có nhà một búi măng trồng ở chỗ chất thải chuồng lợn, một năm thu được ba, bốn tạ măng, nhiều cái măng nặng gần một yến. Điều này hoàn toàn có cơ sở vì đây là loại tre, trúc có độ phát triển khá nhanh.

Cây măng Bát độ và Mạnh tông có nguồn gốc xuất xứ từ Tây Nam Trung Quốc, gần giáp với nước ta, có tên gọi khác là măng Điền trúc. Cây sinh trưởng được trên nhiều loại khí hậu, thổ nhưỡng, hiện nay tại Trung Quốc trồng nhiều ở các tỉnh phía Nam, sang cả Đài Loan. Cây măng còn gắn với cả truyền thuyết trong Nhị thập tứ hiếu (Truyện hai mươi bốn gương có hiếu) của Trung Quốc. Mạnh Tông là người ở đất Giang Hạ thời Tam Quốc, cha mất sớm, nuôi mẹ rất có hiếu. Một hôm mẹ ốm nặng, thèm ăn bát canh măng. Bấy giờ là mùa đông lạnh giá, măng không mọc, Mạnh Tông tìm kiếm khắp nơi chẳng có, thương mẹ cầm lòng chẳng được đành ôm búi tre mà khóc ròng rã. Bỗng từ dưới đất mục mọc lên mấy cái măng, Mạnh Tông mừng rỡ đưa về nấu canh cho mẹ ăn mà khỏi bệnh. Người ta bảo măng mọc lên để bù đắp cho tấm lòng hiếu thảo của Mạnh Tông, từ sau đấy ở vùng này có một loại măng mầu xám, ăn rất ngon người ta gọi đó là măng Mạnh Tông. Chưa biết độ tin cậy và chính xác đến đâu có điều giống măng Bát độ và Mạnh tông trồng trên đất ta phát triển rất tốt, cho năng suất cao.

Ai đã có dịp thưởng thức nhiều loại măng họ tre trúc đều có chung quan điểm: Măng Bát độ và măng Mạnh tông không ngon bằng măng Mai, măng Trúc nhưng năng suất rất cao. Qua theo dõi những vườn măng trồng hơn chục năm nay cho thấy, ưu điểm lớn nhất của loại măng này là rất ít sâu, bệnh, thời gian cho măng dài hơn hẳn các loại họ tre, trúc lâu nay ta vẫn trồng. Thông thường vào tầm tháng 5, tháng 6 là bắt đầu có măng, thời gian sinh trưởng ra măng kéo dài đến tận tháng 10 tháng 11, rộ rạt nhất là dịp mùa mưa từ tháng 7 đến tháng 9. Trong khi đó cây Mai, Trúc ở ta măng ngon, nhưng thời gian thu hoạch chỉ được vài, ba tháng, măng rất hay bị sâu đục, lại kén đất nên năng suất thấp. Cây tre, măng nhiều nhưng gai cũng rất nhiều, khi thu hoạch rất khổ, khó trồng thành hàng hóa. Cây măng Bát độ thích ứng với nhiều loại đất, thích hợp với đất đồi hơn đất phù sa ven sông. Những vạt đồi thấp, hay bị trôi lấp rất thích hợp cho trồng măng. Ưu điểm loại tre cho măng là thân thẳng, lá rộng che chắn tốt, cây không có gai nên có thể trồng trên quy mô lớn làm hàng hóa. Một số nơi vợt đất đắp thành luống rộng, trồng măng thành hàng vừa đẹp, vừa cho năng suất cao. Giống tre măng Mạnh Tông và Bát độ rất dễ gây giống, có thể ươm chiết từ cành, lấy gốc củ non gây giống đều trồng được cả. Tùy theo điều kiện đất, sau trồng chỉ từ 3 - 4 năm là cho thu hoạch. Hàng năm sau thu hoạch măng chỉ cần đào bỏ gốc già, vun đất là năm sau măng lên nhiều, nếu kết hợp bón phân càng cho năng suất cao. Cây này không kén đất, chịu bóng và chịu thâm canh nên rất dễ trồng thành vùng quy mô lớn kiểu trang trại làm hàng hóa.

Bây giờ khó có thể thống kê hết, trên địa bàn có bao nhiêu diện tích măng. Hầu như xã nào cũng có, ở những huyện miền núi, trung du những hộ đất ít trồng vài khóm lấy măng ăn, nhiều hộ đất rộng trồng hàng chục khóm làm hàng hóa. Tùy theo khu vực và thời điểm, giá măng có thể biến động. Năm nay giá bán phổ biến từ 4 đến 10 ngàn đồng một kg măng tươi. Măng có ưu điểm để được lâu, sau thu hoạch bảo quản tốt có thể để được 5 - 7 ngày. Hiện tại măng làm thực phẩm chủ yếu bán tại các chợ, một số chuyển về đô thị lớn Vào mùa măng nhiều các hộ còn chế biến làm măng khô bán phục vụ lễ tết, các đám lớn tổ chức ăn uống. Hiện nay chưa có cơ sở nào chế biến, nhưng theo tài liệu đây là loại thực phẩm có thể chế biến để xuất khẩu tốt. Tới đây hy vọng có người xây dựng cơ sở chế biến măng thành hàng hóa tiêu thụ rộng rãi trong và ngoài nước, để khai thác hết tiềm năng cây măng trên địa bàn.

Quốc Vượng

Các tin mới:

31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
22/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
15/12/2013
15/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang