• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Đồng Nai: Để vườn tiêu ít bệnh, năng suất cao

Nguồn tin: Báo Đồng Nai, 01/08/2011
Ngày cập nhật: 3/8/2011

Vào mùa mưa, đa số các vườn tiêu bị bệnh khiến nông dân lo lắng. Thế nhưng, hộ ông Trần Khanh ở ấp Giá Tỵ, xã Suối Cao (huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai) nhờ áp dụng quy trình an toàn dịch bệnh nên vườn tiêu phát triển tốt, năng suất tăng gấp 3 lần so với bình quân toàn tỉnh.

Ông Trần Khanh ở ấp Giá Tỵ, xã Suối Cao trong vườn tiêu của mình. Ảnh: H.GIANG

Với trên 8 ngàn hécta tiêu, Đồng Nai là một trong 3 tỉnh có diện tích tiêu lớn nhất cả nước. Hơn 1 năm nay, giá hạt tiêu luôn ở mức cao giúp nông dân trúng lớn. Theo dự báo của các chuyên gia kinh tế, vụ tiêu năm 2011 - 2012 khả năng hạt tiêu vẫn giữ mức cao. Do đó, các nhà vườn ra sức đầu tư để tăng năng suất cho cây tiêu. Song, đây là cây trồng khó tính, chăm sóc không đúng kỹ thuật (như dư phân bón) cây cũng có thể bị sốc gây bệnh và chết hàng loạt...

* Bí quyết giảm sâu bệnh

Năm 2011, thời tiết thường xuyên có mưa, độ ẩm cao, khiến dịch bệnh trong các vườn tiêu phát triển nhanh. Hiện toàn tỉnh có khoảng 1.300 hécta tiêu bị bệnh chết nhanh, chết chậm, thán thư và rệp sáp. Các loại bệnh này nếu không phòng trừ kịp thời sẽ làm cây tiêu giảm năng suất và chết. Những vườn tiêu bị bệnh nhiều chủ yếu là do nông dân canh tác theo phương pháp truyền thống, bón nhiều phân vô cơ, để vườn rậm rạp, đọng nước trong mùa mưa... Khi cây bị bệnh, phun thuốc không đúng loại và liều lượng, khiến bệnh càng gia tăng.

Để giảm sâu bệnh, Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh đã phối hợp với trạm bảo vệ thực vật các địa phương triển khai mô hình phòng trừ dịch hại tổng hợp cho cây tiêu. Kết quả, các vườn tiêu thực hiện sâu bệnh giảm hẳn, cây phát triển tốt.

Ông Trần Khanh ở ấp Giá Tỵ, là một trong những hộ thực hiện mô hình này khá thành công. Ông Khanh cho hay: “Tôi có 7.000 m2 (7 sào) đất vườn, trước đây trồng mì, năm nào trúng giá chỉ lời hơn 10 triệu đồng. Cuối năm 2006, tôi chuyển qua trồng tiêu, khi cây tiêu vừa ra bói thì bị bệnh hàng loạt. Tôi chạy đôn chạy đáo khắp nơi hỏi cách phòng trừ bệnh. Sau đó, tôi quyết định làm theo quy trình phòng trừ dịch hại tổng hợp. Gần một năm thực hiện quy trình, vườn tiêu của tôi bệnh giảm hẳn, vụ tiêu 2010 - 2011 cây mới năm thứ tư đã cho năng suất 4, 5 tấn/7 sào. Với giá bán 100 ngàn đồng/kg, trừ chi phí tôi còn lãi gần 400 triệu đồng. Mấy chục năm làm nông nghiệp, chưa bao giờ vợ chồng tôi nghĩ có ngày mình được cầm khoản tiền lãi lớn như vậy”. Năm nay ông Khanh tiếp tục áp dụng quy trình trên vườn tiêu cho trái khá sai, dự tính năng suất vụ tiêu tới sẽ cao hơn vụ trước.

* Năng suất tăng cao

Thực tế, quy trình phòng trừ dịch hại tổng hợp trên cây tiêu không quá khó khăn. Với quy trình này, nông dân thay đổi các thói quen cũ và phải đào mương thoát nước, tỉa cây để mùa mưa vườn thông thoáng, không đọng nước. Đồng thời, tăng cường bón phân hữu cơ ủ hoai kèm nấm đối kháng Trichoderma và vôi bột để diệt trừ các loại nấm gây hại trong đất.

Hiện nay, các huyện có diện tích tiêu lớn của tỉnh, như: Xuân Lộc, Cẩm Mỹ, Trảng Bom, Tân Phú đều thực hiện các mô hình điểm về phòng trừ dịch hại tổng hợp cho cây tiêu. Theo so sánh của các hộ thực hiện mô hình thì chi phí đầu tư cho cây tiêu chỉ ngang hoặc cao hơn 5 - 8 triệu đồng/hécta/năm so với cách làm cũ, nhưng bù lại năng suất tiêu tăng gấp 2 - 3 lần.

Ngoài cho năng suất cao, ít sâu bệnh, các vườn tiêu áp dụng quy trình này còn có ưu điểm năm thứ 4, 5 đã cho năng suất 6 - 8 tấn/hécta/năm, năng suất cao, ổn định trong thời gian dài và tuổi thọ kéo dài thêm 4 - 5 năm. Khoảng 3 năm lại đây, do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, thời tiết ở Đồng Nai cũng như cả nước diễn biến bất thường. Để khắc phục những bất lợi của thời tiết, giá cả đầu vào tăng cao theo các kỹ sư nông nghiệp, nông dân nên cách áp dụng khoa học kỹ thuật giảm sâu bệnh, hạ giá thành mới thu được lợi nhuận cao.

Bà Trần Thị Dịu, Trạm trưởng Trạm Bảo vệ thực vật Long Khánh - Xuân Lộc, cho biết: Thực hiện mô hình phòng trừ dịch hại tổng hợp trên cây tiêu, chi phí đầu vào chỉ ngang bằng hoặc cao hơn một chút so với phương pháp chăm sóc truyền thống, song năng suất tăng cao, lợi nhuận nông dân thu được lên đến 300 - 400 triệu đồng/hécta/năm. Những năm qua, Xuân Lộc có một số vườn tiêu năng suất đạt từ 5 - 10 tấn/hécta/năm như vườn của ông Thắng, ông Thường ở xã Xuân Thọ, ông Nam ở xã Suối Cao là do áp dụng bài bản, đúng theo quy trình trên.

Hương Giang

Các tin mới:

31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
22/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
15/12/2013
15/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang