• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Xây dựng trại nấm chuyên nghiệp: Cần tháo gỡ khó khăn về vốn

Nguồn tin: Báo Khánh Hoà, 26/07/2011
Ngày cập nhật: 27/7/2011

Sản xuất nấm đem lại nhiều ý nghĩa thiết thực: giải quyết nhu cầu thực phẩm cho đời sống, tạo việc làm, tăng thu nhập, cung cấp thực phẩm an toàn… Tuy nhiên, để nấm trở thành hàng hóa có quy mô lớn cần có những trại nấm chuyên nghiệp, chủ động nguồn giống cung cấp cho nông dân trồng nấm. Vấn đề này đối với Khánh Hòa đang gặp khó. Nguyên nhân không phải vì thiếu kỹ thuật mà do chưa có cơ chế tháo gỡ về vốn.

Đi lên chuyên nghiệp

Những năm qua, người làm nấm ở Cam Ranh biết đến ông Đỗ Thành Long (phường Ba Ngòi) như người đi tiên phong trong nghề làm nấm. Hiện ông có 2 cơ sở làm nấm đặt tại Ba Ngòi và Cam Lập với quy mô mỗi nơi 3.000 bịch phôi/vụ. Ông Long tâm sự: “Tôi vốn là thợ điện nhưng cũng bươn chải đủ nghề, kể cả nuôi tôm. Rồi nghề điện, thủy sản “hết thời”, đang lúc không biết làm gì, tôi tình cờ xem Đài Truyền hình Việt Nam phát phóng sự về phong trào làm nấm ở thị trấn Liên Nghĩa (Lâm Đồng). Thấy hay, tôi tìm đến đây tham quan, mua bịch phôi nấm về làm thử. Không ngờ, vụ ấy trúng lớn, bình quân mỗi bịch nấm thu hơn 80 gr...”.

Sau thắng lợi đó, ông Long hăng hái hơn, tìm đến Đại học Bách Khoa TP. Hồ Chí Minh để học hỏi. Vị giáo sư chủ nhiệm khoa ở đây đã chỉ bảo tận tình và giới thiệu ông với cơ sở Dona (Củ Chi) - một cơ sở sản xuất meo giống để ông tiếp cận với phương pháp sản xuất nấm công nghiệp…

Sản xuất nấm chuyên nghiệp đang gặp nhiều khó khăn về vốn.

Tuy nhiên, những trở ngại về vốn khiến ông Long phải chùn bước. Ông chuyển sang sáng chế máy móc cải tiến nghề làm nấm nhằm giảm công lao động, hạ giá thành sản phẩm như: máy cắt rơm rạ (đoạt giải ba Hội thi Sáng tạo Khoa học kỹ thuật Khánh Hòa lần thứ 3); máy đóng bịch phôi nấm bán tự động và cải tiến cách đóng bịch phôi nấm bảo vệ môi trường… Ông ấp ủ việc xây dựng trại nấm chuyên nghiệp để có thể chủ động sản xuất, cung cấp meo giống và bao tiêu sản phẩm cho bà con nông dân.

Nhiều năm gắn bó với nghề đã giúp ông Long hiểu sâu sắc về kỹ thuật, khó khăn của nghề làm nấm. Trại nấm của ông tuy đơn giản nhưng đã có nhiều cải tiến như xây dựng được hệ thống xử lý thông minh (có thể điều khiển từ xa), lập trình bản đồ phun sương tạo độ ẩm cho nấm thích nghi với nhiệt độ môi trường. Những số liệu đúc kết từ kinh nghiệm sản xuất luôn được ông ghi chép tỉ mỉ để so sánh, đối chiếu làm cơ sở để phát triển sản xuất, kinh doanh…

Cần giải pháp về vốn

Theo ông Long, hiện nay việc sản xuất các máy móc cải tiến trong nghề nấm có thể giảm được giá thành sản phẩm. Cụ thể như: sản xuất bịch phôi bằng máy đóng bịch có thể làm lợi cho người sản xuất 50%, trong khi phương pháp thủ công chỉ làm lợi 10 - 15% (định mức một bịch phôi giống nếu mua tại Long Khánh, Đồng Nai hết 3.200 đồng thì sản xuất tại chỗ chỉ mất 1.770 đồng). Việc sản xuất nấm rơm hiện gặp nhiều hạn chế do rơm rạ ngày càng hiếm và đắt, sản xuất ít lời, nhọc công. Sản xuất nấm đang tập trung khai thác các loại nấm có giá trị kinh tế như: nấm mèo, nấm bào ngư và linh chi… Sản xuất nấm cho phép quay vòng vốn nhanh, chủ động cung cấp hàng hóa cho thị trường (nấm bào ngư 40 ngày, nấm mèo 52 - 55 ngày cho sản phẩm…). Hiện nay, tại chợ nông sản đầu mối Ba Ngòi (Cam Ranh), lượng nấm các loại tiêu thụ mỗi ngày ít nhất 1,5 tạ, đó là chưa kể nhiều thị trường khác như chợ, các cửa hàng thuốc Đông y… Thị trấn Liên Nghĩa (Lâm Đồng) là đầu mối tiêu thụ nấm rất lớn của các tỉnh phía Nam.

Xây dựng trại nấm chuyên nghiệp là hướng đi đúng cho nghề sản xuất nấm. Những trại nấm chuyên nghiệp được đầu tư tốt có thể chủ động sản xuất meo giống và cung cấp cho thị trường bán thành phẩm, công việc của nông dân sẽ nhẹ nhàng hơn. Nông dân “nhập” bán thành phẩm đem về nhà chăm sóc và thu hái sản phẩm bán lại cho nhà cung cấp. Như vậy, người trồng nấm có thể chủ động sản xuất được meo giống mà không phụ thuộc vào nơi khác. Khánh Hòa có nhiều thuận lợi để phát triển nghề làm nấm bởi có độ ẩm cao, nguồn nước tốt, nguyên liệu dồi dào... (thôn Nước Ngọt, xã Cam Lập có nguồn nước suối thích hợp cho sự phát triển của nấm, độ pH ở ngưỡng 6,5 - 7).

Tuy nhiên, hiện nay những nông dân trồng nấm như ông Long rất khó vay vốn ngân hàng, đặc biệt là vốn vay ưu đãi để phát triển các trại nấm chuyên nghiệp. Họ cũng không đủ tài sản để thế chấp ngân hàng (bình quân vốn để phát triển trại nấm ít nhất 250 - 300 triệu đồng). Người sản xuất nấm chuyên nghiệp rất cần sự hỗ trợ từ phía Nhà nước cũng như vốn vay ưu đãi từ nhiều kênh khác. Có như vậy, các trại nấm chuyên nghiệp mới mong có cơ hội phát triển.

Q.V

Các tin mới:

31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
22/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
15/12/2013
15/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang