• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Ông Tư “thiên lý”

Nguồn tin: BCT, 5/8/2006
Ngày cập nhật: 6/8/2006

Từ hồi ra làm “kinh tế” đến giờ, ông chưa bao giờ dừng bước. Không thành công ở mô hình này, ông chuyển sang mô hình mới. Có được đồng lời, ông đầu tư mở rộng mua bán, sản xuất. Nhưng điều đáng trân trọng ở ông là ông không bao giờ giấu nghề. Khi đã rành rẽ về một loại cây, con nào đó, ông bắt tay vào nhân giống và phổ biến kỹ thuật cho bà con cùng nuôi, trồng.

Vượt khó...

Đó là ông Đào Văn Nam (Tư Nam), ở ấp 5, xã Long Hòa, huyện Cần Đước, tỉnh Long An. Hiện tại, ông trồng 1,1 ha dây thiên lý lấy bông, mỗi ngày hái bình quân 120- 150 kg. Với giá khoảng 10.000- 30.000 đồng/kg, sau khi trừ chi phí bình quân một năm ông thu lời ngoài 100 triệu đồng. Ông còn là đầu mối thu mua bông thiên lý của những hộ trồng loại cây này ở Cần Đước, Bến Lức, Cần Giuộc để bỏ mối ở chợ Bình Điền- TP Hồ Chí Minh. Ông Tư Nam cho biết: “Bông thiên lý là một loại rau sạch, mùa nắng nóng bông bung đều, lạnh thì hơi ít một chút, nhưng được cái giá cao gấp đôi. Trồng loại “hoa màu” này tuy chi phí đầu tư không nhiều, nhưng phải nắm vững kỹ thuật trồng mới đạt hiệu quả cao được”. Ngoài thu nhập từ bông thiên lý, ông còn nuôi 3 ha tôm sú và kinh doanh cửa hàng mỹ phẩm, quần áo, vải sợi. Tài sản bạc tỉ, nhưng lúc khởi nghiệp, vợ chồng ông Tư Nam chỉ có một sề bán bánh kẹo ở chợ Rạch Kiến – xã Long Hòa.

... Từ năm 1976- 1980, ông Đào Văn Nam công tác ở Tỉnh đoàn Long An. Sau đợt tinh giản biên chế, ông cùng vợ về xã Long Hòa sinh sống. Được cha vợ cho một công đất ruộng, ông đổi đất mua nền nhà ở chợ Rạch Kiến cho tiện việc buôn bán. Với một sề bánh kẹo đặt ở một góc nhỏ trong chợ, vợ chồng ông bắt đầu cuộc mưu sinh đầy gian nan. Ông Tư kể: “Hồi đó, gia đình chẳng khá giả gì, anh em đông, nên vốn liếng mình phải tự xoay trở, nhưng cũng chỉ có vài trăm ngàn đồng. Buôn bán lời được đồng nào, tôi cứ bỏ vào vốn và mua thêm hàng về bán. Dần dà cũng mở được tiệm bán tạp hóa”. Khi nguồn vốn kinh doanh đã tạm ổn, ông xây nhà thay thế căn nhà tạm bợ, mãi đến năm 1990 căn nhà mới hoàn chỉnh. Năm 1998, giao tiệm tạp hóa lại cho em trai, ông cùng vợ mở cửa hàng bán mỹ phẩm, vải sợi, quần áo trong chợ Rạch Kiến. Lúc này, không còn lo chuyện tiền nong, ông quay sang làm vườn, nuôi thủy sản để thỏa mãn ước mơ từ thời trẻ: làm nông nghiệp!

Thử thách mới...

Trong thời gian buôn bán, vợ chồng ông Tư Nam mua thêm được 1 công đất gần chợ Rạch Kiến. Ông cải tạo đất trồng bưởi, mấy vụ đầu trái sai oằn cây, nhưng múi bưởi chai và không có nước. Thất bại! Không bỏ cuộc, ông rời Long Hòa hùn vốn với bạn bè mua hơn chục ha đất trồng xoài ở huyện Mộc Hóa, Tân Hưng (tỉnh Long An) và... lại trắng tay! Cụt vốn, ông trở về xã Long Hòa trồng bông so đũa Thái Lan trên 5 công đất của gia đình cho, nhưng hiệu quả cũng chẳng cải thiện được bao nhiêu. Đến năm 2003, trong một lần đi bỏ mối bông so đũa ở TP Hồ Chí Minh, thấy bông thiên lý giá bán gấp mấy lần, nên ông dò hỏi và tìm đến Tây Ninh học cách trồng. Ông nhớ lại: “Hồi đó, tui bao một xe 15 chỗ ngồi lên tới Tây Ninh, mua theo cua biển, rắn, tôm sú với hy vọng sẽ học được vài chiêu về trồng bông thiên lý. Nhưng chẳng được gì, họ không chỉ! Tôi liều mua giống về trồng đại, có thất bại cũng không sao, vì vốn ham thích tìm tòi những cái mới trong nông nghiệp. Gốc mình là nông dân mà”. Với vốn kiến thức hết lớp 12, ông Tư Nam tìm mua sách kỹ thuật nông nghiệp về tham khảo và ứng dụng vào sản xuất. Năm đầu tiên, ông trồng 1.000 m2, không ngờ đạt hiệu quả rất khả quan, thu lời hơn 20 triệu đồng.

- Chú có nghĩ mình quá phiêu lưu khi bỏ tiền ra trồng thiên lý mà không hề biết gì về các loại bệnh của nó và chưa lường hiệu quả ra sao?- Tôi hỏi.

Ông Tư Nam cười khà:

- Từ hồi ra làm ăn, tôi chỉ bước tới chứ không bước lui. Giai đoạn đầu trồng bông thiên lý rất khó khăn, muốn cho ra nghịch vụ để bán giá cao thì cho xông đèn như trái thanh long. Rồi vấn đề nào chưa hiểu, tôi tìm đến các nhà khoa học ở các viện, trường để mời mấy ổng đến tham quan và chỉ dẫn.

Theo ông Tư Nam, mùa thuận thiên lý trổ bông từ tháng Giêng đến tháng Mười âm lịch. Còn từ tháng Mười trở đi, nếu muốn thiên lý ra bông thì xông đèn, như vậy thu hoạch kéo dài suốt năm. Năm 2004, ông nhân giống bán cho dân ở huyện Cần Giuộc và Bến Lức. Khi làm được một loại cây lạ, giá cao thì có một số người “giữ bí quyết” để mình có thể độc quyền. Riêng ông Tư Nam cho rằng: “Hiệu quả kinh tế ban đầu cao do cây trồng chưa phổ biến rộng, nhưng chỉ thời gian sau người khác cũng làm được như mình, bởi nông dân thời buổi này rất năng động và giỏi chuyên môn. Vậy thì giấu làm gì. Mà nhiều người làm thì có nhiều kinh nghiệm để trao đổi với nhau và qua họ tôi sẽ biết thêm những cái mới, để vận dụng tốt hơn”. Hiện tại, mô hình trồng thiên lý lấy bông của ông cho lợi nhuận khá cao, nhưng ông chưa dám nghĩ mình đã thành công, bởi còn nhiều loại bệnh trên cây thiên lý chưa tìm ra thuốc đặc trị. Ông cho biết, bệnh xoan lá trên cây thiên lý rất khó trị, nếu phát hiện bệnh chỉ có cách khoanh vùng khu vực đó, chặt bỏ cây, đốt và trồng lại cây mới. Hơn nữa, cây thiên lý phụ thuộc vào thời tiết rất lớn.

Dù 1,1 ha thiên lý thu lợi nhuận ngoài 100 triệu đồng/năm, nhưng ông Tư Nam cho biết đó chỉ là thu nhập phụ, lấy ngắn nuôi dài. Mục đích chính của ông là hùn với mấy người anh họ thử nghiệm mô hình nuôi tôm công nghiệp ở xã Tân Lân, huyện Cần Đước. Mấy vụ tôm rồi, ông đã lỗ vài trăm triệu do tôm bị bệnh đốm trắng. Nhưng với cá tính “không chịu lùi bước” của mình, ông đang nghiên cứu để tìm ra mô hình bền vững hơn. Ông bật mí: “Có thể 1 vụ tôm chính, vụ sau sẽ nuôi cá điêu hồng, hay cá rô phi dòng Gift”. Ngoài ra, ông vừa lên Đà Lạt xem một số loại rau màu để đưa về Long Hòa trồng.

***

Với ông Tư Nam, lĩnh vực nông nghiệp sâu thăm thẳm, đi cả cuộc đời cũng chưa tìm hết những mô hình hay, những cây, con với nhiều triển vọng. Nhưng theo ông, đi được đến đâu hay đến đó. Giờ đây, bước qua tuổi 52, ông vẫn còn nhiều mục tiêu phía trước và cũng đang có nhiều toan tính để chinh phục những mục tiêu đó.

GIA BẢO

Các tin mới:

31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
22/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
15/12/2013
15/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang