• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Kỳ lạ loài tre mọc ngược ở Nghệ An

Nguồn tin: Việt Nam Net, 23/07/2011
Ngày cập nhật: 25/7/2011

Được tin ở xã Tam Sơn, huyện Anh Sơn (Nghệ An) có một loài tre lạ, người dân địa phương thường gọi là tre “mọc ngược”, chúng tôi tìm về xã vùng sâu, vùng xa này để được tận mắt chứng kiến.

Và chúng tôi đã gặp may khi ghé vào nhà ông Hoàng Đình Hưởng để hỏi thăm về loài tre lạ này, chủ nhà cho biết ở vườn đồi của gia đình có 4 bụi và vườn của gia đình bên cạnh có 2 bụi, có lẽ hiện nay cả xã chỉ còn chừng ấy.

Dù còn dở tay với việc đan chiếc thuyền thúng, nhưng ông Hưởng vẫn nhiệt tình dẫn chúng tôi lên đồi. Từ sau nhà, leo mấy con dốc đầy cỏ may, cây dại chắn lối, khoảng hơn 45 phút sẽ đến được khu vực có mấy bụi tre “mọc ngược”.

Ông Hoàng Đình Hưởng bên một bụi tre “mọc ngược”

Đây là đỉnh của một ngọn đồi khá cao, cây trồng chủ yếu và tre, mét (luồng). Từ đây có thể quan sát khu vực bãi bồi dọc hai bờ của dòng Sông Lam cách hàng mấy cây số. So với tre bình thường, loài tre này có điểm khác ở chỗ có độ cao và đường kính thân cây nhỏ hơn, cây lớn nhất cũng chỉ to hơn cổ tay một ít.

Đặc biệt, tay tre không mọc theo hướng vươn lên không trung mà cụp xuống mặt đất. Còn về khả năng sinh sản, quá trình sinh trưởng và các đặc tính khác, ông Hoàng Đình Hưởng cho biết, không khác gì so với tre bình thường.

Hỏi về nguồn gốc của tre “mọc ngược”, ông Hưởng cho hay, từ mấy chục năm trước, khi gia đình ông chuyển từ xã Thuận Sơn (huyện Đô Lương) lên đây làm kinh tế mới đã trông thấy mấy bụi tre này.

Một đoạn thân tre “mọc ngược”

Ông nhớ những người thuộc thế hệ trước từng nói lại rằng, khu vực đỉnh đồi này từng là chiến lũy của nghĩa quân Lam Sơn khi tiến hành bao vây thành Trà Lân (nay thuộc xã Bồng Khê, huyện Con Cuông), cách chừng 5 km.

Chủ tướng Lê Lợi chọn địa điểm này vì từ đây có thể quan sát khắp mọi hướng, theo dõi được các hoạt động của quân Minh trong thành.

Một hôm, mải quan sát thế bài binh, bố trận và cách phòng thủ của địch để tìm phương pháp tiến công thích hợp, người đứng đầu nghĩa quân Lam Sơn bỏ quên việc mình đã vo tròn điếu thuốc lào cho vào nõ điếu, xong việc nhìn xuống chiếc điếu vừa dựng lúc nãy thì đã mọc thành một cây tre.

Vì chiếc điếu là một đoạn tre lộn ngược nên tay của thân tre phát triển theo hướng cụp xuống mặt đất. Cho rằng đây là một điềm lành nên Lê Lợi phát lệnh tiến công, chẳng mấy lâu sau đã hạ được thành Trà Lân. Từ đó đến nay, loài tre “mọc ngược” vẫn tiếp tục tồn tại ở khu vực này.

Chúng tôi tiếp tục lần giở sử sách, thấy PGS Ninh Viết Giao trong công trình “Địa chí huyện Tương Dương” (Nxb KHXH, 2003) có nhắc đến loài tre này.

Theo tác giả Ninh Viết Giao, loài tre này gắn với công cuộc khai phá đất đai, giữ yên bờ cõi của Uy Minh vương Lý Nhật Quang (thời nhà Lý). Ông viết: “Năm 1060 (?), quân Ai Lao làm phản, sang đánh phá miền tây Nghệ An. Lý Nhật Quang đem quân đị dẹp. Thắng trận rồi kéo quân về... Về đến Khe Chè, mé dưới Thành Nam (Tương Dương cũ, Con Cuông hiện tại), bà con quấn lấy ông chúc mừng chiến thắng. Trước tấm lòng kính mến, vồn vã của bà con, ông vui vẻ cầm cái điếu cày, rít một hơi dài rồi đặt điếu xuống đất. Nào ngờ cái điếu là một đoạn tre lộn ngược. Nên sau đó, từ chiếc điếu mọc lên một cây tre cũng vít đầu xuống đất rồi mới trổ thẳng ngọn lên trời. Từ một cây trở thành một bụi. Sau này ở Khe Chè có loại tre mọc ngược là vì vậy”.

Như vậy, cách giải thích về gốc tích của loài tre “mọc ngược” ở Tam Sơn ít nhiều có sự khác nhau, nhưng có một điểm gặp gỡ là loài tre này gắn với công tích đánh giặc, giữ nước của các vị anh hùng dân tộc và vùng đất này là địa thế hiểm yếu trong công cuộc dẹp giặc ngoại xâm, giữ yên bờ cõi miền tây đất Nghệ.

Công Kiên

Các tin mới:

31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
22/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
15/12/2013
15/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang