• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Phát triển chăn nuôi trong hội nhập kinh tế quốc tế

Nguồn tin: ND, 05/8/2006
Ngày cập nhật: 5/8/2006

Theo dự tính của FAO thì nhu cầu sản phẩm chăn nuôi trong 15 năm tới sẽ tăng đáng kể. Hiện nay, một nửa dân số của thế giới này vẫn ở mức nghèo (dưới 2 USD/đầu người/ngày), trong đó có ba tỷ người ở châu Á.

Sự phát triển của đô thị, GDP không ngừng tăng kéo theo việc tăng thu nhập của dân chúng làm cho nhu cầu protein động vật tăng mạnh. Càng ngày sự đòi hỏi về protein sẽ càng cao. Sự thay đổi cấu trúc chăn nuôi được xúc tiến bởi những điều kiện thuận lợi như giá hạt nông phẩm (ngô, đậu tương) rẻ, năng lượng (dầu khí) có sẵn, các công nghệ hữu hiệu (di truyền và nuôi dưỡng). Ngoài ra tự do hóa thị trường cũng là yếu tố quan trọng.

Sự thay đổi cấu trúc chăn nuôi trên toàn cầu mang các đặc trưng: Chuyển từ tính địa phương sang tính toàn cầu; từ các hoạt động định hướng cung sang định hướng cầu; tính đa dụng sang chuyên dụng thực phẩm hàng hóa và chuyển từ nông thôn, dựa trên ruộng đất sang thành thị, công nghiệp. Nếu trước đây chăn nuôi luôn đi cùng trồng trọt trong một hệ thống nông nghiệp kết hợp, thì nay do người ta dễ dàng tìm được thức ăn công nghiệp trên khắp thị trường thế giới, do đó mà chăn nuôi công nghiệp không còn phụ thuộc vào ruộng đất nữa (trừ đại gia súc). Quy mô chăn nuôi ngày càng lớn, số trại chăn nuôi nhỏ lẻ ít dần. Ngay quy mô các trại chăn nuôi nông hộ cũng đang lớn dần. Mật độ tập trung cao ở một số vùng địa lý tạo nên vùng hàng hóa lớn làm giảm giá thành, phí vận chuyển. Sự liên kết dọc trong chuỗi ngành hàng cũng làm giảm giá thành, giảm rủi ro trong an toàn thực phẩm và tốt cho sức khỏe cộng đồng. Mặt trái của sự thay đổi này là làm cho sự phát triển không đồng đều các vùng; ô nhiễm đất và nước; gây bệnh tật cho vật và người.

Việc công nghiệp hóa ngành chăn nuôi nhằm mục đích tách dây chuyền thực phẩm ra khỏi các mầm bệnh, có lợi cho chăn nuôi và người tiêu dùng. Tất nhiên nó đòi phải có vốn lớn, công nghệ và tổ chức phù hợp. Xét trên bốn phương diện: hiệu quả kinh tế, xã hội, môi trường và sức khỏe cộng đồng thì có thể thấy sự thay đổi cơ cấu chăn nuôi đều làm tăng hiệu quả kinh tế, có lợi cho sức khỏe của cộng đồng, nhưng thường gây bất lợi cho ổn định xã hội, thể hiện rõ nhất ở sự giảm công ăn việc làm. Trên góc độ môi trường sự đầu tư sâu, tăng quy mô, tập trung cao ở một số vùng địa lý, nếu không được kiểm soát tốt có thể gây ô nhiễm đất, nguồn nước, làm mất đa dạng sinh học (giống địa phương bị mai một).

Nước ta đông dân, với gần 70% số dân sống dựa vào nông nghiệp, trong đó có đến 45% số dân sống dưới mức nghèo mới. Ngành chăn nuôi phổ biến là quy mô nhỏ dựa trên hộ gia đình, năng suất thấp, giá thành lại cao, vệ sinh thực phẩm kém. Chăn nuôi nhỏ rải rác gây mất vệ sinh môi trường, nhất là ở các làng nghề (làm bột, bánh, nấu rượu) nơi chăn nuôi lợn phát triển. Việc giết mổ phân tán cũng làm tăng ô nhiễm môi trường. Tuy chăn nuôi, trồng trọt được liên kết chặt chẽ giúp nông dân nghèo sử dụng tốt thức ăn sẵn có, ít rủi ro, nhưng sản xuất nhỏ không tạo được sức mạnh thị trường. Các sản phẩm chăn nuôi hầu hết là cung cấp cho thị trường nội địa, phần xuất khẩu còn nhỏ do giá thành cao và các rào cản về vệ sinh an toàn.

Trong những năm tới, ngành chăn nuôi nước ta sẽ có những biến đổi sâu sắc:

Một là, sự co hẹp của chăn nuôi nông hộ, số lượng các trang trại nhỏ sẽ giảm dần, các trang trại vừa và lớn sẽ nhiều hơn.

Hai là, sự liên kết trong sản xuất sẽ được tăng cường, hình thức chăn nuôi hợp đồng sẽ phát triển để hoà nhập với thị trường;

Ba là, chăn nuôi hữu cơ (gà vườn, vịt đồng) sẽ bị giảm đáng kể do nhu cầu phòng dịch.

Một dự báo dễ thấy là sau hội nhập WTO, sự đầu tư của các công ty nước ngoài vào lĩnh vực chăn nuôi sẽ tăng mạnh. Ngay từ bây giờ đã thấy sự nhập khẩu vào thị trường nước ta những sản phẩm như thịt lợn, thịt bò, thịt gia cầm ngày càng tăng, trước là để thăm dò thị trường và sau đó để người tiêu dùng ở đây quen với các thương hiệu. Ðầu tư nước ngoài vào thị trường nước ta là khá thuận lợi. Nhu cầu thực phẩm của thị trường là lớn do tốc độ nhanh của quá trình đô thị hóa và công nghiệp hóa, và sản phẩm cũng được giá; các công nghệ chăn nuôi công nghiệp mới đã có sẵn với những dây chuyền thiết bị đồng bộ, hiệu quả cao; ngoài ra cũng như các nước đang phát triển khác, chi phí môi trường ở nước ta là thấp hơn nhiều so với các nước tiên tiến. Sự tự do hóa thương mại càng làm dễ dàng cho việc gọi vốn đầu tư trực tiếp.

Sẽ là thách thức rất lớn đối với nước ta trong việc giữ được sinh kế của hàng triệu nông dân. Xét trên góc độ GDP, chăn nuôi chỉ chiếm một tỷ lệ không lớn, nhưng nó liên quan cuộc sống của gần ba phần tư dân số nước ta mà phần lớn lại là người nghèo, những người khó tiếp cận thị trường, không dễ đi vào chăn nuôi lớn. Vấn đề sẽ phải đối phó như thế nào? Cái quan trọng bậc nhất là biết chọn lợi thế để phát triển. Bên cạnh thị trường khó tính đòi hỏi chất lượng cao của thành thị và xuất khẩu, sẽ vẫn còn có một thị trường dễ tính hơn, đòi hỏi chất lượng thấp hơn ở ngay tại các địa phương, điều đó cắt nghĩa vì sao chăn nuôi nhỏ sẽ còn tồn tại trong thời gian tương đối dài. Nhà nước sẽ phải làm nhiều hơn cho nông dân nghèo như: tăng cường đầu tư cho cơ sở hạ tầng, nhất là cho miền núi, các vùng xa xôi khó tiếp cận thị trường; giúp nông dân tìm hiểu thị trường, định hướng các lợi thế và dự liệu các lĩnh vực dễ bị đổ vỡ; nghiên cứu tiến tới xóa bỏ thuế nông nghiệp đồng thời cải tiến chính sách tín dụng dài và trung hạn, dựa trên vòng đời của gia súc để thúc đẩy chăn nuôi, nhất là đại gia súc; cải tạo điền địa, tạo tiền đề cho sản xuất lớn, hàng hóa; có các chính sách xã hội giúp những nông dân từ bỏ nghề nông có việc làm mới trong lĩnh vực chế biến hoặc dịch vụ, qua việc tăng cường công tác khuyến nông, đào tạo nông dân.

Nhận rõ sự thay đổi cấu trúc chăn nuôi trong hội nhập kinh tế quốc tế là điều quan trọng để nước ta có được các chính sách phù hợp, các thể chế cần thiết, điều chỉnh sự phát triển kịp thời theo hướng bền vững nhằm bảo đảm sinh kế cho người nghèo - thành phần dễ tổn thương nhất trong hội nhập kinh tế quốc tế.

GS LÊ VIẾT LY

Các tin mới:

31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
22/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
15/12/2013
15/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang