• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Hiệu quả của măng tre Bát độ ở Kiên Thành (Yên Bái)

Nguồn tin: Báo Yên Bái, 19/07/2011
Ngày cập nhật: 21/7/2011

Vài năm trở lại đây nhiều hộ dân ở xã Kiên Thành, huyện Trấn Yên (Yên Bái) thoát cảnh nghèo đói thậm chí giàu lên nhờ trồng tre lấy măng. Hiện, cây tre măng Bát độ đã và đang trở thành cây trồng chủ lực của xã vùng sâu này.

Tre măng Bát Độ.

Cây măng tre Bát độ đang trở thành vấn đề thời sự đáng bàn của nông dân Kiên Thành. Từ khi măng tre bén rễ trên đất này thì chuyện nhà nông thu hoạch được 20 kg măng/khóm không còn là chuyện hiếm.

Từ thu nhập của cây măng tre Bát độ đã giúp người dân Kiên Thành xây dựng được nhà cửa khang trang, mua sắm những tiện nghi sinh hoạt đắt tiền và tạo điều kiện cho con cái học hành tốt hơn. Những ngày này đến với người dân Kiên Thành, khuôn mặt ai cũng rạng ngời niềm vui vì cây măng tre được giá.

Ông Triệu Phú Tiên, một hộ trồng măng cho biết: “Măng tre là loại cây trồng chi phí đầu vào không lớn cùng với đó lại không phải lo đầu ra cho sản phẩm. Nhà tôi trồng 2 ha tre măng, năm ngoái thu về cho gia đình gần 60 triệu đồng. Nhờ trồng tre lấy măng mà cuộc sống gia đình tôi đã được nâng lên, mua sắm nhiều tiện nghi sinh hoạt đắt tiền trong nhà nữa”.

Không chỉ riêng gia đình ông Tiên mà hiện nay thu nhập chính của nhiều hộ gia đình ở Kiên Thành là cây măng tre, hộ trồng nhiều cũng có thể thu từ 50 - 60 triệu đồng/năm. Theo những hộ dân ở đây, sở dĩ cây tre măng Bát độ bám trụ được trên đất này bởi hiệu quả kinh tế mang lại cao, sản phẩm của cây măng tre đã có chỗ đứng trên thị trường.

Bản Đồng Ruộng, xã Kiên Thành có 34 hộ dân với với 168 nhân khẩu, chủ yếu là đồng bào dân tộc Mông, trước đây đời sống bà con còn gặp rất nhiều khó khăn, giờ cuộc sống nơi đây đã có nhiều đổi thay, nhờ cây măng mà nhiều hộ thoát được nghèo vươn lên khá giả.

Ông Hoàng Minh Tú, Chủ tịch UBND xã Kiên Thành cho biết: “Trước đây, bà con trong thôn chỉ trồng rải rác vài bụi tre để đào lấy măng phục vụ đời sống sinh hoạt hàng ngày, còn lại mới đem đi bán. Giờ đây măng tre Bát độ đã trở thành hàng hoá. Nhờ được tập huấn kĩ thuật và hỗ trợ giống, nên cây măng tre Bát độ đã trở thành cây trồng chủ lực, giúp nhiều hộ trong bản vươn lên thoát nghèo. Hiện toàn bản Đồng Ruộng có trên 40 ha tre măng Bát Độ mỗi năm cho người dân thu về trên 705 triệu đồng từ tiền bán măng”.

Nhớ lại những năm 2003 khi đưa cây măng tre Bát độ vào trồng thử nghiệm ở Kiên Thành đã gặp không ít khó khăn, các hộ dân không mặn mà vì chưa quen trồng tre măng, trồng rồi thì lo đầu ra của sản phẩm năng sẽ bán cho ai? Song, với quyết tâm của Đảng bộ, chính quyền địa phương, đặc biệt để đảm bảo vùng măng tre Bát độ trên địa bàn ổn định đưa sản phẩm măng tre Bát độ trở thành hàng hóa, có thị trường tiêu thụ lâu dài, xã đã phối hợp với Công ty TNHH Vạn Đạt tổ chức ký hợp đồng bao tiêu toàn bộ sản phẩm măng tre Bát độ cho nông dân.

Từ diện tích vài chục ha đến nay diện tích trồng măng tre của toàn xã lên tới 614 ha. Toàn bộ diện tích trồng từ năm 2003 đến năm 2008 đã cho thu hoạch ổn định với sản lượng măng năm sau luôn cao hơn năm trước. Dự kiến năm nay sản lượng măng toàn xã sẽ đạt 1.800 tấn và còn tiếp tục tăng trong những năm tiếp theo.

Theo báo cáo của UBND xã thì giá trị khai thác măng từ năm 2005 đến nay đạt trên 16 tỷ đồng, riêng năm 2010 nhân dân trong xã thu hoạch được 1.600 tấn thu được 7 tỷ đồng, góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo năm 2003 từ 51,1% xuống còn 13,1% năm 2010.

Ông Hoàng Minh Tú, Chủ tịch UBND xã Kiên Thành cho biết: “Măng tre đã mang lại hiệu quả rất thiết thực cho người dân Kiên Thành.Việc trồng tre măng Bát độ phù hợp với khí hậu đất đai và tập quán canh tác của người dân, góp phần chuyển dịch cơ cấu cây trồng của địa phương. Giờ có thể khẳng định măng tre Bát độ đã thực sự bén rễ trên đất Kiên Thành”.

Hôm nay, măng tre Bát độ không chỉ trở thành sản phẩm hàng hóa mà còn góp phần quan trọng xóa đói giảm nghèo trong nông nghiệp nông thôn của Kiên Thành. Thời gian tới, xã tiếp tục nhân rộng mô hình, chuyển giao kỹ thuật giúp nông dân mở rộng diện tích và tăng sản lượng tre măng.

Tuy nhiên, để mở rộng và phát triển diện tích trồng măng thì huyện, xã cần tiếp tục có những chính sách hỗ trợ kịp thời cho các hộ tham gia trồng mới, chuyển đổi cây trồng khác sang trồng măng tre Bát độ. Nâng cao giá thành sản phẩm măng tre Bát độ theo giá thị trường để đảm bảo thu nhập ổn định cho người dân. Quy hoạch và chuyển đổi diện tích đất rừng tự nhiên sản xuất không hiệu quả chuyển sang trồng măng tre Bát độ, gắn việc trồng với tiêu thụ sản phẩm nâng cao giá trị cho người trồng măng.

Tiếp tục mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm tiến tới đưa sản phẩm măng tre Bát độ ở Kiên Thành nói riêng và huyện Trấn Yên nói chung trở thành sản phẩm nông sản xuất khẩu được người tiêu dùng ưa chuộng.

Văn Thông

Các tin mới:

31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
22/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
15/12/2013
15/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang