• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Lại thêm một bài học về qui hoạch vùng nguyên liệu: Đắng ngắt... thanh hao!

Nguồn tin: QĐND, 3/8/2006
Ngày cập nhật: 4/8/2006

Việc phát triển ồ ạt, thiếu định hướng và không quy hoạch hợp lý của các ngành chức năng đã khiến nhiều nông dân ở Vĩnh Phúc gặp khó khăn vì cây thanh hao hoa vàng. Sau một năm được giá, thanh hao hoa vàng lại trở nên ế ẩm bởi "khủng hoảng thừa". Đã đến lúc chúng ta phải nhìn lại vai trò của các ngành chức năng trong quy hoạch vùng nguyên liệu. Lại có thêm bài học "được mùa nhưng rớt giá"?

"Hoa vàng" hay "hoa héo"?

Đã sắp đến vụ hè thu nhưng cánh đồng xã Bàn Giản (Lập Thạch-Vĩnh Phúc) vẫn xanh ngợp một màu thanh hao hoa vàng (THHV). Năm nay, loại cây được coi là cây "xóa đói giảm nghèo" của huyện Lập Thạch đã khiến nông dân phải hứng chịu thêm một vụ mùa thất bát bởi mất giá. Anh Công, người đã đầu tư gần 7 sào ruộng ngán ngẩm nói: Năm ngoái, thấy được giá (giá bán tăng đột biến tới 15.000-17.000 đồng/kg; lãi gấp 4-5 lần trồng lúa-NV) nên tôi không trồng lạc như mọi năm mà đầu tư trồng THHV. Nhưng cho đến thời điểm này vẫn chưa có cơ sở nào thu mua, chúng tôi chẳng biết mang đến đâu để bán. Anh còn cho biết thêm, ở một số xã như Tử Du, Xuân Hòa,... một vài người đến thu mua với giá 5.000-6.000 đồng/kg nhưng họ yêu cầu phải tuốt sạch lá, phơi khô rồi mới cân. "Lá thanh hao mỏng như sợi chỉ, phơi đi rồi thì một sào còn lấy được bao nhiêu cân lá? Chẳng bõ công ngồi tuốt nên tôi đành chặt về làm củi"-anh Công nói.

Chị Sửu ở xã Tử Du ngậm ngùi nhìn đám ruộng thanh hao cao vút đầu người nói: "Năm ngoái, diện tích còn ít, cả xã chỉ có một vài người trồng nên bán thích lắm. Chả cần phân loại xấu, tốt, còi cọc, cũng không phải tuốt lá riêng bởi người ta mua cả cây mà giá vẫn cao ngất ngưởng. Nhà tôi chỉ trồng một sào mà giá trị bằng 4-5 sào lúa nên năm nay quyết định trồng cả THHV thì giá lại xuống. Thực ra, thanh hao rất dễ trồng, chi phí thấp và ít sâu bệnh nhưng nếu không bán được thì chỉ còn mỗi cách là... vứt đi. Không biết vụ tới biết lấy cái gì mà ăn?". Tiếc nuối chỉ sang đám ruộng lạc sắp cho thu hoạch, chị Sửu cho biết thêm: Năm nay nhà nào trồng lạc thì thắng to, giá gần gấp ba năm ngoái. Khi được hỏi, có ai khuyến cáo hay hướng dẫn khi thấy bà con ồ ạt trồng THHV không, chị Sửu trả lời: "Nông dân chúng tôi thì cứ thấy cây gì có lãi cao thì trồng chứ có ai nói gì đến quy hoạch hay định hướng. Cũng chưa thấy ngành chức năng ra tay giúp nông dân tiêu thụ sản phẩm".

Khổ nhất là cây THHV không bán được nhưng cũng khó sử dụng vào việc khác như làm thức ăn cho trâu-bò hay cá; làm củi đun cũng không xong vì có mùi hắc rất khó chịu. Chính vì thế nhiều nông dân ở Lập Thạch, Bình Xuyên, Mê Linh… chẳng buồn mang về nhà, những cây thanh hao héo úa, xơ xác chất thành đống trên những bờ đê… Nhiều bà con ở Mê Linh còn bỏ cả cây hoa truyền thống để đầu tư trồng THHV nhưng do nhu cầu nguyên liệu có hạn nên "hoa vàng" đã thành "hoa héo".

Ngành chức năng chưa vào cuộc?

Được biết, định hướng phát triển cây THHV của huyện Lập Thạch là sẽ tăng diện tích 100ha (hiện nay) lên 700ha trong thời gian tới (thậm chí có thể lên tới 1.000-1.500ha bằng cách giảm diện tích lúa trong vùng hạn và ngô-khoai năng suất thấp). Nhưng cả huyện và nhiều bà con ở địa phương khác chỉ trông chờ vào một nhà máy dược liệu của Pháp tại huyện Bình Xuyên; trong số đó có rất nhiều diện tích không thuộc vùng nguyên liệu của nhà máy.

Thanh hao hoa vàng là loại cây dược liệu dùng để sản xuất thuốc điều trị sốt sét. Những năm trước đây, trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc chỉ có lác đác một vài nơi trồng với diện tích vài trăm héc-ta. Thế nhưng, vụ năm 2005 giá thu mua cao đã khiến nông dân ở nhiều nơi đua nhau bỏ lúa để chuyển sang trồng loại cây "vàng" này, khiến diện tích tăng đột biến. Chỉ tính hết quý 1-2006, diện tích trồng THHV trong tỉnh đã lên đến gần 4.000ha. Điều đáng nói là bà con nông dân thấy lợi nên chuyển đổi một cách tự phát, thiếu sự định hướng, quy hoạch của các ngành chức năng nên không tính đến nhu cầu thực tế của thị trường. Hiện Vĩnh Phúc có khoảng 10 cơ sở chuyên thu mua sản phẩm THHV trên địa bàn tỉnh nhưng chưa có đơn vị nào ký hợp đồng thu mua với giá có lợi cho nông dân. Đã đến lúc, tỉnh Vĩnh Phúc cần nghiên cứu để xây dựng một vùng nguyên liệu ổn định, bền vững để bà con yên tâm sản xuất, không nên để tái diễn kiểu tự phát chạy theo nhu cầu thị trường, dẫn đến "khủng hoảng thừa".

PHƯƠNG NGUYÊN

Các tin mới:

31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
22/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
15/12/2013
15/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang