• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Mô hình trồng rau mầm ở TP Cần Thơ: Vì sao người dân không mặn mà?

Nguồn tin: Báo Cần Thơ, 19/07/2011
Ngày cập nhật: 20/7/2011

Trồng rau mầm là mô hình trồng rau tiên tiến, đem lại hiệu quả kinh tế khá cao và phù hợp với nền nông nghiệp đô thị. Thế nhưng, sau khoảng thời gian “du nhập” vào TP Cần Thơ, những mô hình trồng rau mầm ngày càng trở nên thưa thớt…

Mô hình nhiều ưu thế...

Từ những ngày đầu xuất hiện tại TP Cần Thơ, mô hình trồng rau mầm đã thu hút được sự chú ý của những nông dân trồng rau chuyên nghiệp. Ông Huỳnh Quang Trung (đường Mậu Thân, phường An Hòa, quận Ninh Kiều) có thâm niên trồng rau mầm hơn 7 năm, cho biết: “Ưu điểm lớn nhất của trồng rau mầm là vốn đầu tư ban đầu không cao, chỉ cần giống, khay (nhựa, xốp) hoặc tận dụng những vật dụng trong gia đình và giá thể (mụn dừa đã qua sơ chế, không chứa nông dược, phân bón hay thuốc trừ sâu). Quy trình trồng và chăm sóc rau được thực hiện khá đơn giản. Sau khi gieo hạt vào giá thể, mỗi ngày tưới nước hỗ trợ 2 lần vào buổi sáng và buổi chiều cho hạt mầm hút nước để tăng trưởng, cứ thế kéo dài khoảng 5 - 7 ngày là có thể thu hoạch rau”.

Theo một số nhà vườn trồng rau mầm ở TP Cần Thơ, loại rau này mang lại hiệu quả kinh tế khá cao. Chẳng hạn, hiện giá bán rau mầm củ cải trắng (loại rau mầm được trồng phổ biến ở TP Cần Thơ) trên thị trường là 38.000 đồng/kg, sau khi trừ hết chi phí người trồng rau lời khoảng 5.000 - 7.000 đồng/kg, mức lời khá cao đối với trồng các loại rau khác. Măt khác, không như những loại rau trồng truyền thống, do được trồng trong nhà nên chúng không chịu ảnh hưởng của thời tiết và có thể trồng quanh năm, không phân biệt mùa vụ. Không chỉ riêng TP Cần Thơ, trong khi diện tích đất nông nghiệp ngày một thu hẹp, rau mầm được xem là phương thức trồng rau phù hợp cho nông dân ở những thành phố lớn. Bởi các loại rau này sống không cần đất và thường được trồng chủ yếu trong các khay nên có thể xếp chồng lên nhau, không chiếm nhiều diện tích.

Ngoài những ưu điểm vừa nêu, rau mầm là loại rau giàu dinh dưỡng và dễ chế biến. Anh Đỗ Hoàng Tâm, Quản lý đông lạnh - Siêu thị Maximark Cần Thơ, nói: “Từ khi trồng cho đến khi được bày bán tại siêu thị, rau mầm được sản xuất theo một quy trình khép kín nên rất sạch và an toàn cho sức khỏe người tiêu dùng. Rau mầm có giá trị dinh dưỡng cao, đặc biệt tốt cho trẻ em và thường được sử dụng trong món gỏi, dùng kèm với các món chiên, xào, nướng, lẩu...”. Với một số người, trồng rau mầm còn được xem là cách để giải tỏa căng thẳng. Chị Hồ Mỹ Ý (phường Lê Bình, quận Cái Răng), nói: “Sau khi nghe giới thiệu và được hướng dẫn quy trình trồng và chăm sóc rau mầm, tôi thấy khá đơn giản nên mua hạt giống về trồng thử. Ngoài việc cải thiện bữa ăn gia đình, mỗi buổi sáng nhìn thấy những chồi non mơn mởn nhú lên, mình cảm thấy vui vui”.

Vì sao người trồng không mặn mà?

Những ưu điểm vượt trội mà rau mầm mang lại không ai có thể phủ nhận. Thế nhưng, sau một thời gian được trồng, nhiều hộ trồng loại rau này đành phải ngậm ngùi giải nghệ! Ông Huỳnh Quang Trung chia sẻ: “Trồng rau mầm tuy mang lại giá trị kinh tế cao, nhưng nhu cầu tiêu thụ loại rau này ở TP Cần Thơ không lớn. Mỗi ngày tôi cung ứng khoảng 20 kg cho các siêu thị, nhà hàng, khách sạn ở TP Cần Thơ. Nếu mở rộng sản xuất thì lượng rau thu hoạch cũng không có thị trường tiêu thụ”. Theo anh Đỗ Hoàng Tâm, Quản lý đông lạnh - Siêu thị Maximark Cần Thơ: “Trung bình mỗi ngày Maximark bán ra từ 3 - 4 kg rau mầm củ cải trắng. Người dân TP Cần Thơ vẫn có thói quen ăn các loại rau truyền thống trồng trong đất, còn rau mầm thường chỉ được dùng để thay đổi khẩu vị hoặc các dịp lễ, Tết, tiệc tùng. Tuy nhiên, hiện nay, ngoài rau mầm thì người tiêu dùng còn có nhiều sự lựa chọn khác tương tự như: hoa thiên lý, bồn bồn, các loại nấm...”.

Một trở ngại lớn đối với người trồng rau mầm tại TP Cần Thơ là người trồng lẫn người tiêu dùng chưa thực sự hiểu rõ về loại rau này. Theo Phó Giáo sư Tiến sĩ Trần Thị Ba, Bộ môn Khoa học Cây trồng, Khoa Nông nghiệp và Sinh học Ứng dụng, Trường Đại học Cần Thơ, ở những nước tiên tiến, để thu hoạch được loại rau mầm “siêu sạch”, thì toàn bộ quy trình trồng và thu hoạch rau phải được thực hiện theo một quy trình khép kín. Nghĩa là rau phải được trồng trong nhà kín; ánh sáng, độ ẩm hoàn toàn được chủ động; môi trường xung quanh và cả nguồn nước tưới cũng phải đảm bảo vô trùng qua xử lý bằng hệ thống đèn chiếu tia cực tím. Ở Việt Nam nói chung và ở TP Cần Thơ nói riêng, những mô hình trồng rau phần lớn được sản xuất dưới dạng nhỏ, lẻ, thủ công, quy mô hộ gia đình. Mặt khác, quy trình trồng rau mầm chưa được chuyển giao khoa học một cách bài bản mà chủ yếu là do các hộ “truyền tay nhau” và tự rút kinh nghiệm từ thực tế. Chính vì thế, việc điều trị sâu bệnh, cách ly, xử lý, khử trùng dụng cụ trồng rau sau khi thu hoạch không được thực hiện đúng cách dẫn đến tình trạng không kiểm soát được sâu bệnh và mầm bệnh nhanh chóng lây lan ra cả vườn. Chị Nguyễn Thị Thương Thảo, Chủ cửa hàng Sức Sống Xanh (đường Trần Việt Châu, phường An Hòa, quận Ninh Kiều), cho biết: “Quy trình trồng và chăm sóc rau mầm có thể nói “tuy dễ mà khó”. Bởi nếu người trồng không duy trì độ ẩm và ánh sáng đúng mức, thì rau mầm có thể ra lá to hoặc nhỏ không đúng chuẩn quy định hoặc ánh nắng chiếu trực tiếp sẽ làm rau nhanh chóng già và héo”.

Theo một số cửa hàng kinh doanh hạt giống, trên thị trường hiện nay có khoảng 40 loại rau mầm (đậu Hà Lan, hẹ, hoa hướng dương, cải bông, rau dền, tần ô...). Các loại rau này có đủ các vị như: nồng, cay, đắng, ngọt nhẹ, giòn, mát... phù hợp với khẩu vị, sở thích nhiều đối tượng khác nhau. Tuy nhiên, phần lớn hạt giống rau mầm chủ yếu phải nhập từ nước ngoài nên giá thành khá cao. Hiện rau mầm được trồng và tiêu thụ phổ biến ở TP Cần Thơ là rau mầm củ cải trắng. Đây là loại rau dễ trồng, giá hạt giống khá mềm, tỷ lệ nẩy mầm và cho năng suất cao.

Về tiềm năng phát triển rau mầm tại TP Cần Thơ, Phó Giáo sư Tiến sĩ Trần Thị Ba, cho biết: “Rau mầm là phương thức canh tác phù hợp với nền nông nghiệp đô thị và có thể mở ra một hướng mới trong việc chuyển dịch cơ cấu vật nuôi, cây trồng của thành phố. Tuy nhiên, cái khó nhất của người trồng rau là giá vật tư đầu vào ngày một tăng, trong khi đó, người tiêu dùng lại ngại giá thành sản phẩm cao. Do đó, trong tương lai, mô hình này phải được thực hiện theo hướng công nghiệp với quy mô lớn. Chỉ như vậy, giá thành sản phẩm mới có thể giảm, từ đó kích cầu người tiêu dùng. Hiện tại, chúng tôi cũng đã nghiên cứu thành công mô hình trồng rau mầm bằng hình thức thủy canh. Phương thức này cho năng suất thu hoạch cao, tránh được những mầm bệnh từ môi trường giá thể, lại giảm đến mức tối đa hao hụt do phải qua khâu rửa rau sau khi thu hoạch”.

MỸ THANH

Các tin mới:

31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
22/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
15/12/2013
15/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang