• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Nghề trồng dâu, nuôi tằm ở Thiệu Tân (Thanh Hoá)

Nguồn tin: Báo Thanh Hoá, 17/07/2011
Ngày cập nhật: 18/7/2011

Từ nghề trồng dâu, nuôi tằm truyền thống, nhiều gia đình xã Thiệu Tân (Thiệu Hóa - Thanh Hoá) có cuộc sống ổn định.

Trồng dâu, nuôi tằm được xem là một trong những hướng phát triển kinh tế áp dụng cho một số địa phương có điều kiện đất bãi ở Thanh Hoá như Thiệu Hóa, Yên Định, Hoằng Hóa...

Song, do phụ thuộc nhiều vào yếu tố như thị trường, giá cả, lại đòi hỏi có sự đầu tư nhiều thời gian, công sức của lao động làm nghề nên đến nay, nghề trồng dâu, nuôi tằm đã bị thu hẹp ở nhiều địa phương. Do những biến động của thị trường, nhiều nơi ở tỉnh Thanh Hoá việc trồng dâu, nuôi tằm đã phải “bỏ cuộc”, chuyển sang nghề khác. Một thời gian dài, nghề trồng dâu, nuôi tằm ở xã Thiệu Tân (Thiệu Hóa - Thanh Hoá) cũng lao đao vì giá kén thấp, người làm nghề không có lãi. Nhưng, vì gắn bó với nghề và nhờ linh hoạt trong sản xuất, giá kén tăng cao trở lại trong một số vụ tằm gần đây nên người trồng dâu, nuôi tằm ở Thiệu Tân đã đứng vững và phát triển.

Xã Thiệu Tân có 167 ha đất nông nghiệp, trong đó 103 ha đất bãi nằm dọc hai bên bờ sông Chu, với chiều dài khoảng 4,2 km. Diện tích đất bãi được xã quy hoạch đưa vào trồng 40 ha dâu, 50 ha ngô, phần diện tích còn lại để trồng mía nguyên liệu, cỏ voi làm nguồn thức ăn chăn nuôi. Cây dâu đã được đưa vào đất bãi Thiệu Tân từ nhiều năm nay, được coi là cây trồng phù hợp hơn cả, có thể thay thế một số cây trồng kém hiệu quả. Đến nay, nghề trồng dâu, nuôi tằm đã thu hút gần 60% số hộ trong xã tham gia, hộ trồng nhiều đến hàng mẫu, ít cũng vài sào. Ông Đỗ Doãn Cường, Chủ tịch UBND xã, cho biết: “Việc duy trì, phát triển nghề trồng dâu, nuôi tằm thời gian qua đã được chính quyền xã và nhân dân cùng quan tâm. Với kinh nghiệm và lợi thế sẵn có, thời gian tới xã tiếp tục khuyến khích các hộ phát triển diện tích cây dâu, tăng số lượng nong tằm để nâng cao thu nhập cho người lao động. Trung bình mỗi sào trồng dâu, nuôi tằm cũng đem lại cho người dân từ 2,5 đến 3,5 triệu đồng/năm. Thời vụ nuôi tằm từ tháng 2, tháng 3 đến tháng 11, khi dâu hết lá là kết thúc. Chu kỳ sinh trưởng và phát triển của con tằm ngắn, dễ nuôi. 9 tháng trong năm, các hộ nuôi tằm có thể nuôi từ 8 đến 9 lứa”.

Thăm một số hộ trồng dâu, nuôi tằm, chúng tôi nhận thấy không khí làm việc, chăm sóc tằm khá nhộn nhịp. Trong niềm vui giá kén tăng cao, anh Lê Văn Hảo, ở thôn 4, cho biết, gia đình anh có 8 sào đất bãi trồng dâu và 8 vòng tằm. Đang là tuổi tằm ăn rỗi nên cả nhà anh đều bận rộn. Chỉ riêng việc hái lá, cho tằm ăn và vệ sinh nong đã cần 2 đến 3 người. Gia đình anh Hảo đã theo nghề trồng dâu, nuôi tằm hơn chục năm nay, từ nghề này đã đem lại nguồn thu ổn định, giúp gia đình phát triển kinh tế, vươn lên làm giàu. Với diện tích dâu và số lượng tằm hiện có mỗi năm gia đình anh cũng thu được từ 8 đến 9 tạ kén. Anh chia sẻ kinh nghiệm: “Nuôi tằm không khó, nhưng quan trọng là phải cẩn thận, chu đáo. Ngoài việc cho tằm ăn đầy đủ, không đứt bữa, còn phải chú ý giữ vệ sinh sạch sẽ và phòng trừ bệnh tốt, như vậy tằm mới khỏe mạnh, cho kén đều, tơ đẹp, được giá”. Thông thường mỗi lứa tằm chỉ cần từ 20 đến 30 ngày là cho thu hoạch. Người nuôi lâu năm thường chia tằm theo tuổi, từ đó có cách chăm sóc, cho ăn phù hợp. Kinh nghiệm cho thấy, tằm kỵ nhất là nước và các loại hóa chất nói chung. Thường người trồng dâu, nuôi tằm chỉ bận rộn khoảng 7 - 8 ngày cho mỗi lứa tằm, đó là những thời điểm phải tăng cường hái lá, vệ sinh lá, phòng bệnh và cho tằm ăn đúng, đủ. Còn thu hoạch kén và chăm sóc cây dâu, người lao động có thể kết hợp những thời điểm nhàn rỗi để làm việc khác, có thêm thu nhập.

Trước đây, người trồng dâu, nuôi tằm ở Thiệu Tân canh tác một số giống dâu cũ, năng suất kém nên hiệu quả kinh tế không cao. Từ năm 2008 đến nay, xã đã đưa giống dâu H12 mới vào đồng bãi nhằm thay thế giống dâu cũ. Theo phản ánh của các hộ dân, giống dâu này không những cho lá to, nhựa nhiều mà sản lượng và chất lượng lá đều vượt trội so với những giống cũ. Người làm nghề trong xã nhờ đó tiết kiệm được thời gian chăm sóc cây dâu, thời gian thu hái mà hiệu quả lao động lại tăng lên. Mặt khác, giá kén tằm nhiều vụ trở lại đây khá cao và ổn định. Năm 2010, kén được các thương nhân mua với mức từ 80 đến 90 nghìn đồng/kg, năm nay đã lên tới 120 nghìn đồng/kg (từ đầu năm đến nay, nghề trồng dâu, nuôi tằm trên địa bàn xã doanh thu đạt trên 2 tỷ đồng). Việc tiêu thụ kén tằm ở địa phương nhiều năm nay vẫn ổn định, kén thu đến đâu đều có thương nhân về tận nơi mua đến đấy, người dân ít phải lo bán sản phẩm.

Nhìn những kén tằm vàng óng ả kết trên giàn đang được người nông dân nhanh tay thu hoạch, những nong tằm con nào cũng khỏe mạnh, đều tăm tắp, hứa hẹn đem lại cho người trồng dâu, nuôi tằm một vụ thu hoạch năng suất. Với kinh nghiệm, sự gắn bó với nghề của người lao động, nghề trồng dâu, nuôi tằm ở Thiệu Tân đã và đang phát triển ổn định, bền vững.

Quốc Hương

Các tin mới:

31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
22/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
15/12/2013
15/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang