• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Nhận diện “Cây thần tài” vùng đá

Nguồn tin: Tiền Phong, 17/07/2011
Ngày cập nhật: 18/7/2011

Hiệu quả kinh tế cao đến mức không tưởng, 500 triệu đồng/ha/năm, người dân vùng cao núi đá phía Bắc bắt đầu phá những rừng thảo quả, vốn được coi là những “mỏ vàng lộ thiên” để mở rộng diện tích hương thảo.

Hương thảo được thu mua tại phiên chợ xã biên giới Tùng Vài (Quản Bạ) Hà Giang. Ảnh: Lưu thị bạch liễu.

Thời gian này đi đến địa phương nào của các tỉnh Lai Châu, Hà Giang... cũng nghe người dân xôn xao bàn tán về loài cây này. Nhưng từ các nhà chuyên môn đến các nhà quản lý của tỉnh đều “mù tịt” về “danh tính” và “lai lịch”, chỉ dựa vào đặc điểm mùi hương của cây, dân vùng đá gọi nôm na là cây hương thảo (cỏ thơm).

“Mỏ vàng” lộ thiên

Mấy năm trước, vùng thảo quả thôn Bản Thăng, xã Tùng Vài, huyện Quản Bạ (Hà Giang) được gọi là mỏ vàng lộ thiên với hơn 300 ha, cho thu nhập trên dưới 3 tỷ đồng/năm. Nay, nói đến thảo quả, người dân không còn nhiều hào hứng vì ở đây có loại cây trồng mới cho thu nhập cao gấp 5 lần và trồng còn dễ hơn cả rau khoai lang.

Ông Lục Chính Xuân, 50 tuổi, dân tộc Nùng kể: “Hồi năm 2007, đi rừng quen một thằng làm nương thảo quả, nó cho một nắm ngọn, dặn phải trồng nơi đất ẩm và bóng râm”.

Hỏi người già nhất thôn cũng không biết cây này tên gọi là gì, có công dụng gì, chỉ biết trước đây các cụ vẫn trồng để làm thuốc nhưng bài thuốc đã thất truyền, sau chỉ còn dùng để đuổi muỗi, gián và lót thùng ngô chống mối mọt.

Trồng cây hương thảo như trồng rau lang, rau muống ở miền xuôi. Kiếm nắm ngọn, cắm thân cây xuống đất, không cần chăm sóc tưới bón gì mà vài tháng sau cây đã lan nhanh thành cả đám rộng. Khi thu hoạch chỉ việc cắt thân ngọn hoặc nhổ cả rễ, đập bỏ đất, treo lên giàn sấy cho tái để lâu không mốc. Mỗi người có thể cắt sấy cả trăm cân hương thảo/ngày. Hiện giá thu mua tại chợ xã 30 ngàn đồng/kg tươi và trên 100 ngàn đồng/kg đã sấy tái.

Gia đình ông Xuân có hai bố con làm thảo quả và hương thảo, từ nắm ngọn giống ban đầu, nay đã phủ kín hơn 3 ha, ngoài ra còn thu nhập hơn chục triệu từ bán cây giống. Năm nay, gia đình ông sẽ thu không dưới 50 triệu đồng từ loại cây này.

Hai anh em Lương Tiến Đường, Lương Tiến Tường dân tộc Tày trồng hương thảo được khoảng 3 năm nay, hiện mỗi tuần chở xuống chợ bán, thu trên dưới 30 triệu đồng, đấy là “không thuê được người làm, mình tự làm được có thế thôi”.

Thôn Bản Thăng có gần 100 ha, năng suất 5 - 6 tấn/ha/năm. Nếu như trước đây, cây hương thảo được trồng xen với cây thảo quả thì nay do hiệu quả kinh tế cao gấp nhiều lần lại nhanh được thu hoạch (thảo quả phải cần 4,5 năm mới đạt năng suất cao, hương thảo chỉ vài tháng), người dân bắt đầu phá bỏ thảo quả để trồng hương thảo.

Chưa ai biết tên khoa học và công dụng của cây hương thảo.

Những ẩn họa dễ thấy

Ông Lệnh Thế Hội, Phó Chủ tịch thường trực UBND huyện Quản Bạ cho biết, hiện huyện và tỉnh vẫn chưa biết gì về loại cây này, từ tên khoa học đến tác dụng của nó, các cụ già dân tộc chuyên làm thuốc từ cây cỏ cũng không biết. Huyện đã có văn bản nhờ cơ quan chuyên môn của Trung ương xác định giúp nhưng chưa được hồi đáp.

Theo ông Hội, do hiệu quả kinh tế cao, mấy năm gần đây người dân các xã biên giới như Nghĩa Thuận, Tùng Vài, Cao Mã Pờ, Bát Đại Sơn tự phát mở rộng diện tích trồng hương thảo trong khi huyện không khuyến khích.

Bí thư Đảng ủy xã Tùng Vài Nguyễn Tiến Trường cho biết trước đây dân phải trồng “chui” cây hương thảo vì huyện không ủng hộ. Với đặc tính có tinh dầu độc hại với côn trùng, nhiều người đã lo ngại cây hương thảo trồng ở rừng đầu nguồn có thể gây độc hại cho môi trường, nhất là nguồn nước sinh hoạt của địa phương. Qua vài năm trồng thử thấy chưa có gì ảnh hưởng và xuất phát từ nhu cầu của địa phương, năm 2010 xã đã có Nghị quyết phát triển loại cây này. Dự kiến diện tích hương thảo của xã có thể hơn 300 ha. Năm nay, huyện đã đồng tình đưa mô hình thử nghiệm trồng hương thảo trên đất ruộng dùng lưới che. Tuy nhiên vấn đề đầu ra còn rất bấp bênh, hiện toàn bộ số hương thảo sau thu hoạch được tư thương Trung Quốc thu mua. Cứ đến phiên chợ là họ tự sang, tuỳ tiện định giá thu mua, thậm chí ngay trong một buổi chợ, giá cũng chênh nhau đến cả chục ngàn/kg nếu thấy dân mang ra nhiều. Dù biết bị ép giá, dân vẫn phải bán vì ngoài ra không biết tiêu thụ ở đâu.

Có lẽ từ xưa đến nay chưa có cây trồng nào tại vùng đá có sức hút mãnh liệt như cây hương thảo bởi lợi thế đủ thứ: dễ trồng, dễ chế biến, dễ bán, giá cả lại cao ngất. Nhiều huyện trong tỉnh cũng đang trồng thử loại cây này, kể cả các huyện núi đất như Hoàng Su Phì. Người dân ưu tiên dành nhiều diện tích để mở rộng hương thảo. Ông Lục Chính Xuân cho biết, ngoài việc phá thảo quả để trồng hương thảo, nhiều loài cây thuốc quý bản địa mọc tự nhiên nhưng bán được ít tiền như Giảo cổ lam cũng bị phá bỏ để ưu tiên cho hương thảo.

Qua tìm hiểu, chúng tôi được biết trước đây để trồng thảo quả, người dân phải giữ gìn môi trường tự nhiên rất tốt vì thảo quả là loại cây khó tính, chỉ mọc dưới tán rừng rậm. Song, từ khi trồng cây hương thảo, trong rừng lúc nào cũng nghi ngút khói từ các lò sấy. Nhiều chủ lò nói nguồn củi đốt lấy từ cành đốn tỉa, cây nhỏ kém phát triển. Tuy nhiên, không ít người nói thẳng là phải chặt đốn cây to mới đủ củi để sấy hương thảo.

Một số cán bộ ngành nông nghiệp cũng bày tỏ sự lo ngại tương lai của cây hương thảo. Với thị trường hoàn toàn phụ thuộc, bất ổn như hiện nay, việc người dân ồ ạt trồng hương thảo sẽ không tránh khỏi bị ép giá, thậm chí không thể tiêu thụ. Với đặc tính phát triển mạnh, trong trường hợp không có thị trường tiêu thụ, người dân bỏ mặc không thu hoạch, loài cây này rất có thể trở thành một “hiểm họa” mới. Bài học về cây thanh hao hoa vàng ở các tỉnh đồng bằng hơn chục năm về trước thiết tưởng vẫn cần được nhắc lại.

Lưu Thị Bạch Liễu

Các tin mới:

31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
22/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
15/12/2013
15/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang