• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Bình Thuận: Nguy cơ dịch bệnh vàng lá trên cây cao su bùng phát mạnh

Nguồn tin: Báo Bình Thuận, 13/07/2011
Ngày cập nhật: 14/7/2011

“Tháng 9/2010, nông dân trồng cao su ở Tánh Linh (Bình Thuận) từng điêu đứng khi lần đầu tiên đối mặt với bệnh vàng lá. Đến tháng 5/2011, bệnh vàng lá lại một lần nữa xuất hiện sớm hơn so với dự kiến và có khả năng dịch bệnh sẽ lan rộng trên nhiều diện tích trồng cao su của huyện vào tháng 8, 9 tới”, ông Đào Danh Lan – Trạm trưởng Trạm BVTV huyện Tánh Linh cho biết.

Nguyên nhân của bệnh vàng lá

Từ tháng 5/2011, bà con trồng cao su ở một số xã như Gia Huynh, Suối Kiết, Gia An, Đức Phú, Đức Tân đã xôn xao khi phát hiện vườn cao su nhà mình bị vàng lá. Sau nhiều ngày nắng nóng xen lẫn những cơn mưa, thời tiết thất thường làm vườn cao su của nhiều bà con bắt đầu có hiện tượng vàng lá, phát sinh nấm bệnh. Năm 2010, bệnh vàng lá đã bùng phát mạnh trên 2000 ha cao su toàn huyện (trong đó 500 ha thuộc Công ty Cao su Bình Thuận), làm giảm năng suất mủ, thiệt hại kinh tế của bà con. Anh Lan cho biết thêm: “Hơn 70% diện tích trồng cao su của huyện Tánh Linh đều sử dụng dòng RRIV 4, trong khi bệnh lại phát triển mạnh ở dòng này, nên trạm BVTV huyện đã khuyến cáo bà con không nên tiếp tục trồng loại cao su này, tránh thiệt hại kinh tế”. Chỉ tay vào vườn cao su đang trong độ tuổi khai thác, anh Thanh - xã Gia An than thở: “Vườn cây cao su của tôi đang xanh tốt tự nhiên lại bị rụng nhiều lá. Lúc đầu bệnh chỉ xuất hiện diện tích nhỏ, sau đó thì lan rộng dần. Đến nay không riêng gì vườn cao su của tôi mà nhiều vườn cao su khác xung quanh cũng đang phải hứng chịu loại bệnh này. Cái thiệt hại trước mắt là năng suất mủ năm nay giảm đáng kể”.

Biểu hiện của bệnh vàng lá trên cây cao su

Được biết, bệnh vàng lá (nấm corynespora) xuất hiện lần đầu tiên vào năm 1930 ở Sri Lanka, ở Việt Nam vào năm 1999 và phát bệnh ở Tánh Linh vào năm ngoái. Bệnh do nấm bệnh tấn công làm cho lá vàng theo hình xương cá đối với lá già, và làm quăn queo lá non, các vết bệnh sẽ liên kết nhau gây rụng lá chỉ trong thời gian ngắn (1 tuần). Bệnh thường xảy ra khi trên vườn cao su có độ ẩm và nhiệt độ cao. Đây là bệnh lây lan nhanh nếu gặp điều kiện thuận lợi. Thêm vào đó, cao su có lịch cạo dày đặc, điều này cũng làm giảm sức đề kháng của cây. Bệnh này sẽ làm giảm 50% sản lượng mủ, nếu như bà con tiếp tục khai thác mủ như bình thường lâu dần sẽ dẫn đến tắt mủ; trường hợp nặng sẽ gây chết cây.

Nguy cơ dịch bùng phát mạnh

Hiện nay, trên toàn huyện có khoảng 200 ha/17.900 ha cây cao su bị nhiễm bệnh, trong đó có khoảng 80 ha đang trong độ tuổi khai thác, chủ yếu tập trung ở xã Gia An. Bước đầu dịch bệnh đã được khống chế do ngành chức năng của huyện đã chủ động tập huấn và tuyên truyền cho bà con cảnh giác với loại bệnh mới. Từ đầu năm đến nay, Trạm BVTV huyện đã tổ chức 12 lớp tuyên truyền cho nông dân cách phòng và trị bệnh vàng lá ở các xã Gia An, Suối Kiết, Đức Tân và thị trấn Lạc Tánh. Trước thực trạng này, nhiều bà con hết sức lo lắng khi bệnh bùng phát chỉ trong một tuần, nếu không phát hiện và xử lý kịp thời thì thiệt hại kinh tế không phải là nhỏ. Ông Đào Danh Lan khuyến cáo: “Bệnh vàng lá trên cây cao su vẫn chưa có thuốc đặc trị. Bệnh này xảy ra chủ yếu trên lá, do đó kèm theo việc phun thuốc hóa học, bà con cần chôn đốt lá có bệnh, cắt tỉa bớt những cành tán thấp. Đặc biệt, cây cao su bị nấm bệnh nên sản lượng gỗ kém, bà con cần ngưng cạo, hoặc chuyển từ chế độ cạo D1 (cạo hàng ngày), D2 (cạo cách ngày) sang D3 (1 ngày cạo, 2 ngày nghỉ)”.

“Đến thời điểm này, bệnh đã được khống chế, nhưng với thời tiết mưa nắng thất thường, nấm bệnh lại dễ lây lan, nguy cơ dịch bùng phát mạnh vào tháng 8, 9 tới là khó tránh khỏi. Do đó, bà con cần thường xuyên quan sát cây cao su, nếu có biểu hiện của bệnh thì xử lý ngay. Đặc biệt 400 ha cao su vùng Tà Pứa có khả năng sẽ xuất hiện bệnh trước. Vì trước đây, dịch phấn trắng trên cao su và bệnh thối đen đầu lá đã xuất hiện tại xã Đức Phú. Tuy nhiên, bà con chủ quan ít xử lý vì bệnh chưa gây chết cây. Do đó, hầu hết diện tích cao su ở Tà Pứa đều trơ cành, đang trong giai đoạn thay lá mới, nên nấm bệnh có thể sẽ tấn công đầu tiên vì khả năng kháng bệnh trên cao su ở vùng này yếu hơn”, ông Lan cho biết thêm.

* Biện pháp phòng và trị bệnh vàng lá trên cao su:

- Chăm sóc, bón đủ phân, tăng hàm lượng Kali 20 – 30% so với quy trình.

- Xử lý thuốc bảo vệ thực vật trị vàng lá như: Anvil 5sc, Tilt Super 300ec, Amistartop 325sc.

- Nếu bệnh xuất hiện ở mặt dưới lá: pha 3 lít Anvil 5sc với 1000 lít nước, phun xịt cho 1 ha.

Minh Vân

Các tin mới:

31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
22/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
15/12/2013
15/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang