• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Chưa tận dụng hết nguồn lợi từ rơm

Nguồn tin: Báo Cần Thơ, 11/07/2011
Ngày cập nhật: 14/7/2011

Rơm bị đốt bỏ như thế này chẳng những lãng phí mà còn góp phần gây ô nhiễm môi trường.

Từ lâu, nguồn phụ phẩm rơm rạ trong sản xuất lúa đã được nhiều người xác nhận là thứ có thể giúp mang lại nhiều lợi ích và nguồn lợi kinh tế. Tại nhiều địa phương ở ĐBSCL, rơm rạ đã được người dân tận dụng khá tốt để chất nấm rơm, làm phân bón phục vụ sản xuất cây trồng hay được dùng để làm thức ăn cho trâu bò, làm chất đốt... Tuy nhiên, hiện vẫn còn một lượng rơm rất lớn bị bỏ phí...

* Bỏ phí một nguồn lợi lớn...

Theo Tiến sĩ Phạm Văn Tấn, Phó Giám đốc Phân viện Cơ điện nông nghiệp và công nghệ sau thu hoạch Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, hiện ĐBSCL không chỉ tổn thất lúa gạo sau thu hoạch với tỷ lệ khá cao (13,7%) mà còn tổn thất một lượng lớn các phụ phẩm khác của lúa gạo (như: rơm rạ, trấu...) lên đến 50%. Riêng lượng rơm, ĐBSCL có trên 20 triệu tấn/năm, nhưng phần lớn trong số này còn bị bỏ phí và chưa được sử dụng hợp lý. Rơm rạ bị bỏ nhiều nhất trong vụ lúa hè thu hằng năm. Lượng rơm rạ bị bỏ phí này có khi lại góp phần gây ô nhiễm môi trường do bị ung đốt làm khói bay mịt mù hay bị nông dân vứt xuống sông.

Thông thường, vụ thu hoạch lúa đông xuân tại các tỉnh, thành ĐBSCL rơi vào những tháng mùa khô, trời nắng thuận lợi cho việc phơi sấy lúa và phơi rơm nên phần lớn lượng rơm được bà con sử dụng khá tốt. Nếu không có nhu cầu sử dụng, bà con nông dân cũng rải rơm ra khắp ruộng phơi đốt tiêu diệt các mầm bệnh và dịch hại, đồng thời tạo phân hữu cho ruộng lúa. Thậm chí có nhiều nông dân dùng rơm phơi đốt để sạ “chay” lại lúa. Nhưng đến vụ hè thu do thời tiết mưa nhiều, điều kiện phơi sấy lúa gặp khó, thiếu nhân công hoặc giá thuê nhân công thu hoạch quá cao nên rơm thường bị bà con bỏ phí. Nhiều người chọn giải pháp ung đốt rơm ngay khi máy tuốt lúa vừa phun ra để khỏi phải tốn công, tốn sức thu dọn rơm lên bờ...

Bà Nguyễn Thị Thu Hồng ở khu vực Tân Phước, phường Tân Hưng, quận Thốt Nốt, cho biết: “Ở Thốt Nốt đã phát triển rất mạnh phong trào trồng nấm rơm. Nhiều hộ gia đình chuyên làm nghề sản xuất nấm rơm, trên địa bàn phải tìm mua rơm ở các địa phương khác. Gia đình tôi không chuyên làm nấm rơm, sợ làm không trúng bị lỗ nên 16 công lúa của tôi trong vụ hè thu 2011 ngay sau suốt lúa tôi liền đốt rơm bỏ, chỉ chừa lại rơm của 1 - 2 công ở gần nhà để chất nấm”. Theo Bà Nguyễn Thị Thu Hồng, hiện giá thuê mướn nhân công kéo rơm lên bờ ở mức 60.000 - 70.000 đồng/công. Mặt khác, đa số bà con thường chỉ tập trung làm nấm rơm vào những lúc nhàn rỗi mùa vụ khi nước lũ về (khoảng tháng 7 đến tháng 10 âm lịch) khi ấy rơm mới có giá. Còn anh Lê Hoàng Sơn ở ấp Thới Phong A, thị trấn Thới Lai, huyện Thới Lai, cho biết: “Vụ hè thu này, tôi đốt bỏ rơm vì bận lo phơi lúa và sản xuất lại lúa vụ 3. Hơn nữa, làm nấm rơm mùa này không có lời vì phải tốn nhiều chi phí để thuê nhân công đem rơm lên bờ”.

* Rơm: Phụ phẩm nhiều hiệu quả

Theo các nhà khoa học, rơm rạ không chỉ là vật liệu tốt để phục vụ sản xuất nấm rơm mà nó còn là nguồn nguyên liệu, nguồn phân hữu cơ dồi dào phục vụ tốt cho việc sản xuất nhiều loại cây trồng như: rau màu, cây ăn trái, hoa kiểng... Theo nhiều nhà vườn trồng hoa kiểng ở quận Bình Thủy (TP Cần Thơ), rơm rạ là thứ không thể thiếu trong quá trình trồng hoa kiểng. Để có nguồn rơm mục (rơm đã được thu gom sau khi những người chất nấm rơm bỏ đi hoặc rơm chất đống để mục tự nhiên) trồng hoa kiểng Tết năm 2012, nhiều nhà vườn đang phải mua rơm mục với giá đến 5 triệu đồng/ghe (khoảng 7 - 8 tấn), tăng hơn 1,5 triệu đồng/ghe so với năm trước.

Ông Nguyễn Văn A, nông dân sản xuất rau màu ở huyện Cờ Đỏ, TP Cần Thơ, cho biết: “Thời gian qua, sử dụng rơm trong sản xuất rau đã giúp ông tăng thu nhập hơn 20% so với khi không sử dụng rơm. Rơm dùng làm phân cho rau để rải lên bề mặt liếp rau trước khi trồng và gieo sạ rau sẽ có tác dụng rất lớn trong việc giữ ẩm cho đất, tránh đất bị nén dẽ và các chất dinh dưỡng bị nước tưới và nước mưa làm rửa trôi đi. Vườn rau của tôi lúc nào cũng có sẵn rơm phơi khô, chất thành cây để sử dụng dần”. Theo Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Bảo Vệ - Trưởng bộ môn Khoa học cây trồng, Khoa Nông nghiệp và Sinh học ứng dụng Trường Đại học Cần Thơ, với sản lượng lúa 23 triệu tấn/năm, hiện ĐBSCL cũng có một số lượng rơm rạ tương đương ở mức 23 triệu tấn/năm nhưng phần lớn còn bị bỏ phí và đôi lúc còn gây ô nhiễm môi trường. Trong khi đó, việc sử dụng phân bón hữu cơ rất tốt đối với nhiều loại cây trồng và giúp cải tạo đất. Do vậy, nông dân cần quan tâm sử dụng nguồn rơm rạ dồi dào này để làm phân bón hữu cơ, như vậy vừa tránh lãng phí vừa phát huy cao hiệu quả sản xuất.

Nếu các địa phương chịu quan tâm khai thác, nguồn rơm tại ĐBSCL sẽ mang lại một hiệu quả kinh tế rất lớn. Rơm sẽ không còn là thứ bị bỏ phí, gây ô nhiễm môi trường.

KHÁNH TRUNG

Các tin mới:

31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
22/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
15/12/2013
15/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang