• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Hậu Giang: Khó chủ động nguồn mía giống

Nguồn tin: Báo Hậu Giang, 11/07/2011
Ngày cập nhật: 13/7/2011

Để có được nguồn mía hom giống chuẩn bị cho vụ sau, nhiều nông dân ở Hậu Giang tận dụng cả đất ở các bờ kênh.

Trong những năm gần đây, phong trào trồng mía giống để chuẩn bị tái sản xuất cho vụ sau đã nhận được sự quan tâm của người dân ngày một nhiều hơn. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện, nông dân vẫn còn những khó khăn nhất định.

Bà Phạm Thị Tuyết Mai, thành viên CLB trồng mía đạt 200 tấn/ha tại ấp Quyết Thắng, xã Hiệp Hưng, huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang, cho biết: Do điều kiện vùng đất trũng, luôn bị ngập nước mỗi khi mùa lũ về, việc trồng mía hom giống chuẩn bị cho mùa sau của bà con thường gặp nhiều khó khăn. Vì vậy, người dân nơi đây đa phần mua các giống mía được thương lái bán trôi nổi dưới sông nên lúc nào cũng lo sợ thiếu hụt nguồn hom giống vào đầu vụ sản xuất. Tuy nhiên, 2 năm nay, gia đình không còn lo ngại vấn đề hom giống như những năm trước nữa. Đó là nhờ cán bộ kỹ thuật của Công ty Cổ phần Mía đường Cần Thơ (Casuco) và những anh, em trong CLB 200 vận động trồng mía hom để chuẩn bị nguồn giống cho vụ sau. Nhận thấy, đây là một cách làm hay vừa đỡ tốn công vừa tiết kiệm chi phí trong sản xuất, nên ngay từ vụ mía năm 2009 - 2010, gia đình tôi bắt đầu thực hiện và đến nay cho nhiều kết quả khả quan”.

Ban đầu bà Mai được chủ nhiệm CLB 200 giới thiệu và cho mượn 1 tấn mía hom (giống U Thông 7) về trồng thử nghiệm, sau một năm canh tác, thấy đây là giống đạt năng suất và chữ đường cao, nên vụ này, gia đình tiếp tục sử dụng nguồn mía hom này để làm giống cho vụ sản xuất tiếp theo. Gia đình bà Mai trồng mía gần 20 năm nay, ngày trước, do không nắm bắt được kỹ thuật canh tác nên năng suất mía tối đa chỉ đạt 120 tấn/ha, nhưng từ khi được xét tham gia vào CLB 200 tấn tại địa phương, được Casuco mời đi tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật, nhờ vậy trong suốt 6 năm qua (từ 2005 đến nay), năm nào mía của gia đình cũng đạt năng suất trên 200 tấn/ha. Giờ đây, lại được Casuco trực tiếp chỉ cách trồng mía hom giống đạt hiệu quả, đồng thời, còn tạo điều kiện cho mượn giống để trồng, làm cho gia đình bà cũng như bà con trồng mía ở đây càng thêm phấn khởi”.

Giờ đây, mỗi khi nhắc lại chuyện ngồi chờ để mua được mía hom giống là bà Mai lại ngao ngán: “Bình thường, vào đầu vụ mía, gia đình phải chạy ra tận sông ngã tư Cây Dương (cách nhà khoảng 500 m), có khi xa hơn vài cây số để đón ghe mua hom giống. Khi thấy người dân cần nên các thương lái thường lợi dụng cơ hội mà “chặt chém”, người dân không có mía đành bóp bụng chịu. Giá cao đã đành, đằng này các thương lái còn lừa bà con khi họ trộn những cây hom cũ, bị sâu bệnh vào bên trong bó mía, đến khi đem về mới phát hiện được, nhiều người không có mía đành đặt đại xuống chứ không còn cách nào khác, làm cho năng suất, chất lượng mía bị giảm theo”.

Vụ vừa rồi, do bị nước ngập, gia đình bà Mai chỉ thu hoạch được khoảng 50% mía hom. Tuy nhiên, vẫn đáp ứng được khoảng 70% nhu cầu hom giống trồng cho vụ mới. Rút kinh nghiệm mùa trước, đợt này, gia đình mạnh dạn phá hơn nửa công vườn xoài và dừa để lấy bờ cao bơm sình non trồng mía hom. Theo bà Mai, nếu bà con chủ động được nguồn mía hom vào đầu mỗi vụ mía, một mặt không còn lo cảnh thiếu hụt nguồn hom giống và giống kém chất lượng, mặt khác giảm được chi phí trong sản xuất. Ngày trước, với 7 công mía, một năm gia đình phải bỏ ra từ 10 - 11 triệu đồng để mua mía hom giống, nhưng từ khi tự chủ được nguồn mía hom, gia đình không phải chi khoản đó nữa nên tăng được lợi nhuận.

Hiện nay, không chỉ riêng gia đình bà Mai mà hầu hết bà con tại ấp Quyết Thắng đều mong muốn được gầy dựng nguồn mía giống, nhưng đa số bà con đều không có liếp cao để trồng, phải chấp nhận mua mía trôi nổi. Nông dân Nguyễn Văn Muôn, ở ấp Quyết Thắng, xã Hiệp Hưng tâm sự: “Thấy một số bà con nơi đây trồng mía hom chuẩn bị cho mùa sau rất đạt hiệu quả, gia đình tôi cũng muốn trồng lắm nhưng không thực hiện được. Do đất ở đây thấp, có năm, cả khu vực trồng mía đều bị nước ngập tràn liếp, mía nguyên liệu phải bán sớm để chạy lũ nên rất khó chủ động nguồn hom mía giống. Nếu được Nhà nước đầu tư đê bao khép kín thì người dân nơi đây đỡ lo lắng cho khâu trồng mía giống cũng như lưu gốc sau khi thu hoạch mía nguyên liệu. Khi chủ động được nguồn hom giống, người dân không chỉ tiết kiệm được chi phí đầu tư, có nguồn giống chất lượng mà hơn hết là bà con có cơ hội lựa chọn những loại giống mà mình thích, được lựa từng cây hom to, khỏe… giúp cho người dân yên tâm hơn trong sản xuất”.

Ông Trương Văn Hiền, Chủ nhiệm CLB trồng mía đạt năng suất 200 tấn/ha, tại xã Hiệp Hưng, huyện Phụng Hiệp (Hậu Giang) cho rằng: Thông qua các buổi tuyên truyền, vận động, hầu hết bà con trong và ngoài CLB đều ý thức được tầm quan trọng trong chủ động nguồn mía hom để tái sản xuất. Tuy nhiên, do không có bờ liếp cao nên đa phần bà con phải phá bỏ vườn cây ăn trái, hay tận dụng các bờ kênh, đất xung quanh nhà để trồng mía hom. Do đó, diện tích trồng không lớn và chỉ đáp ứng được một phần nhu cầu của bà con. Hàng năm, CLB đều phối hợp với Casuco tìm những giống mía mới đạt năng suất và chữ đường cao giới thiệu cho nông dân, mỗi giống mía mới trước khi đưa ra trồng đại trà đều được CLB trồng thử nghiệm trên vùng đất của địa phương để người dân thấy và chọn lựa. Ngoài ra, CLB còn cho bà con trồng mía mượn mía giống để trồng, đến khi thu hoạch mía thì hoàn trả lại. Đây là cách để giúp người trồng mía nâng dần diện tích trồng hom mía giống.

HỮU PHƯỚC

Các tin mới:

31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
22/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
15/12/2013
15/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang