• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Nông sản đồng bằng Sông Cửu Long phải khẩn trương hoàn chỉnh chiến lược "trọn gói"...

Nguồn tin: BCT, 2/8/2006
Ngày cập nhật: 2/8/2006

Hàng hóa nông sản vẫn đóng vai trò quyết định trong chiến lược tăng tốc nền kinh tế toàn vùng ĐBSCL. Tuy nhiên, thời gian qua ĐBSCL chưa khai thác hết tiềm năng và thế mạnh vốn có của hàng hóa nông sản. Vậy, đâu là giải pháp để hàng hóa nông sản ĐBSCL đứng được trong môi trường hội nhập WTO?

Đột phá công nghệ

ĐBSCL là vùng trọng điểm sản xuất lương thực của cả nước. Sản lượng lúa hàng năm trên 17 triệu tấn, chiếm trên 50% sản lượng lúa cả nước và hơn 80% kim ngạch xuất khẩu gạo cả nước từ ĐBSCL.

Bên cạnh sự chủ động đầu tư máy móc thiết bị của các doanh nghiệp chế biến lúa gạo, người nông dân chú trọng hơn trong khâu chọn giống, ứng dụng khoa học kỹ thuật trong sản xuất, hạn chế sử dụng thuốc hóa học... Vấn đề bảo quản trong và sau thu hoạch càng được nông dân quan tâm nhiều hơn. Nhiều doanh nghiệp xuất khẩu gạo trong vùng đã ký hợp đồng bao tiêu với nông dân. Nhờ đó, chất lượng lúa gạo vùng ĐBSCL ngày càng được cải thiện, không chỉ đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước mà còn đảm bảo các tiêu chuẩn xuất khẩu. Tuy nhiên, giá gạo xuất khẩu của Việt Nam cũng như ĐBSCL vẫn còn cao so với gạo Thái Lan do chất lượng chưa ổn định, chi phí sản xuất còn cao. Hiện nay, vấn đề xây dựng quy trình quản lý chất lượng khép kín cho sản phẩm xuất khẩu và quy hoạch vùng chuyên canh lúa chất lượng cao cần được quan tâm hơn. Có như thế ngành công nghiệp chế biến lúa gạo nơi đây mới phát huy được thế mạnh ở thị trường nội địa cũng như quốc tế.

Thủy hải sản là một trong những mặt hàng thế mạnh của vùng ĐBSCL. Hàng năm giá trị sản lượng thủy sản chế biến chiếm trên 50% trong tổng giá trị sản xuất toàn ngành công nghiệp và đóng góp trên 56% trong tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của toàn vùng. Thời gian qua, các mặt hàng thủy sản chế biến gặp nhiều khó khăn trên thị trường xuất khẩu do các vụ kiện bán phá giá và các rào cản phi thuế quan của các nước nhập khẩu như Mỹ, EU, Nhật... Ngành chế biến thủy sản tiếp tục đứng vững nhờ phần lớn các doanh nghiệp kinh doanh ngành hàng này năng động tìm kiếm thị trường, xây dựng thương hiệu và ứng dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế. Tuy nhiên, do thiếu sự phối hợp chặt chẽ giữa doanh nghiệp với người nuôi cá nguyên liệu dẫn đến tình trạng tranh mua, tranh bán, cạnh tranh phá giá lẫn nhau làm cho hiệu quả sản xuất kinh doanh kém, người nuôi gặp khó khăn. Ngoài ra, tiêu chuẩn chất lượng giữa các nhà máy chế biến thủy sản không đồng nhất làm giảm uy tín sản phẩm trên trường quốc tế. Phần lớn, công nghệ chế biến chưa có sự đột phá mới về công nghệ chế biến hàng giá trị gia tăng, do đó giá trị xuất khẩu còn thấp.

Bên cạnh đó, ĐBSCL có diện tích trồng cây ăn quả lớn nhất cả nước, trên 273.000 ha, sản lượng trái cây hàng năm khoảng 3 triệu tấn. Thời gian qua, ĐBSCL đã có một số dự án đầu tư xây dựng các nhà máy chế biến trái cây, nhưng ngành công nghiệp chế biến trái cây vẫn chưa tạo bước đột phá khẳng định thế mạnh toàn vùng trên thương trường.

Vấn đề tồn tại hiện nay là sự phối hợp giữa quy hoạch sản xuất và tiêu thụ phải được các cấp quản lý Nhà nước tham gia để tạo tính ổn định cho phát triển. Cần chú trọng cải tiến kỹ thuật nuôi, trồng đạt chất lượng cao, sạch bệnh. Nhiều doanh nghiệp đẩy mạnh đầu tư đổi mới công nghệ, sản xuất những mặt hàng gia tăng, không chỉ hướng đến thị trường xuất khẩu mà cả thị trường trong nước, nhất là các siêu thị.

Qui hoạch - liên kết...

Hàng năm, sản lượng trái cây ĐBSCL đưa vào chế biến chưa đáng kể, chủ yếu vẫn còn tiêu thụ tươi ở thị trường nội địa hoặc đông lạnh để xuất khẩu. Tồn tại chính của trái cây Việt Nam nói chung và ĐBSCL nói riêng là không phải thiếu thị trường tiêu thụ mà do sản xuất quá manh mún, ứng dụng kỹ thuật không đồng bộ. Chính điều này đã dẫn đến chất lượng trái cây kém (không đẹp, kích cỡ không đồng đều, vị không đặc trưng, không an toàn).

Trước đây, phần lớn trái cây Việt Nam xuất tươi sang thị trường Trung Quốc thông qua biên mậu, tiêu thụ chủ yếu ở tỉnh Quảng Tây và Vân Nam. Nhưng từ khi Trung Quốc gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), việc xuất khẩu trái cây vào thị trường này ngày càng khó khăn do chính sách biên mậu không còn. Theo ông Lưu Văn Khương, đại diện Tập đoàn Ing.A. Rossi Group (Italy), vấn đề lo ngại nhất đối với trái cây Việt Nam không phải là thị trường tiêu thụ mà là không có trái cây để xuất khẩu. Trái cây vùng ĐBSCL tuy rất phong phú về chủng loại nhưng số lượng và chất lượng rất khó đảm bảo tiêu chuẩn xuất khẩu. Do đó vấn đề quy hoạch sản xuất trái cây đạt chất lượng cao với số lượng lớn phục vụ xuất khẩu rất cần thiết. Hiện nay, Tập đoàn Ing.A.Rossi Group đang hợp tác với tỉnh Vĩnh Long xây dựng nhà máy chế biến trái cây cô đặc đóng hộp.

Theo Hiệp hội Trái cây Việt Nam, để trái cây khu vực ĐBSCL thật sự “lên ngôi” cần có sự quy hoạch cấp vùng nhằm tạo những mô hình khép kín nông-công nghiệp- thương mại- dịch vụ. Các địa phương trong vùng phải tổ chức lại quy hoạch sản xuất theo hướng tập trung (chẳng hạn mô hình kinh tế tập thể để có khối lượng lớn), cùng quy trình kỹ thuật, đồng thời, phải phù hợp điều kiện tự nhiên đối với từng loại trái cây. Từ đó, chọn lựa công nghệ chế biến thích hợp cho từng vùng cụ thể và có chiến lược xuất khẩu lâu dài. Ngoài ra, phát triển thị trường nội địa, nhất là các loại trái cây tươi và sản phẩm chế biến từ trái cây tiêu thụ trong các siêu thị. Hiệp hội Trái cây Việt Nam đã thành lập Liên kết GAP sông Tiền gồm Đồng Tháp, Vĩnh Long, Tiền Giang, Bến Tre, Long An và TP Hồ Chí Minh. Đây là mô hình liên kết sản xuất và tiêu thụ trái cây an toàn khu vực sông Tiền. Mục tiêu chủ yếu của liên kết GAP sông Tiền là sản xuất và tiêu thụ trái cây được xác nhận theo quy trình sản xuất an toàn, nhằm tạo ra sản phẩm chất lượng cao với giá thành cạnh tranh đáp ứng yêu cầu của thị trường trong và ngoài nước. Hiện nay, hệ thống kho lạnh bảo quản hàng hóa nông sản ở vùng ĐBSCL chưa đáp ứng được yêu cầu, nhiều doanh nghiệp phải thuê mướn tồn trữ ở TP Hồ Chí Minh, chi phí bảo quản và dịch vụ xuất khẩu cao. Do đó, cần có chiến lược quy hoạch đầu tư các cụm cảng xuất khẩu và dịch vụ...

Nhiều nhà khoa học, chuyên gia và các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh hàng nông sản đã đặt ra vấn đề nâng cao chất lượng và năng suất hàng hóa nông sản vùng ĐBSCL nhằm thỏa mãn nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. Trước những khó khăn và thách thức đang đặt ra đối với hàng hóa nông sản trong thời kỳ hội nhập, vùng ĐBSCL cần có định hướng phát triển “dài hơi”. Đối với các loại nông sản đặc thù của vùng ĐBSCL cần có chiến lược xây dựng thương hiệu và quảng bá ở thị trường nước ngoài.

QUẾ ANH

Các tin mới:

31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
22/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
15/12/2013
15/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang