• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Hiệu quả từ mô hình thâm canh lúa - cá

Nguồn tin: Báo Quảng Trị, 29/06/2011
Ngày cập nhật: 30/6/2011

Mô hình sản xuất lúa – cá ở những vùng ruộng sâu thực sự phát triển trên diện tích rộng và đạt giá trị kinh tế cao chỉ mới vài năm trở lại đây. Đến nay, hầu hết các địa phương có diện tích ruộng sâu đều đã triển khai đạt hiệu quả cao mô hình sản xuất lúa – cá, nâng cao thu nhập cho nông dân.

Mặc dù diện tích ruộng sâu trên địa bàn tỉnh Quảng Trị không nhiều, chỉ chiếm chưa đến 15% tổng diện tích trồng lúa, nhưng nếu biết khai thác, số diện tích này đem đến hiệu quả kinh tế rất cao và có tác dụng bảo vệ môi trường tốt. Mô hình thâm canh lúa – cá được Trung tâm Khuyến nông - khuyến ngư tỉnh triển khai thực hiện từ năm 2003 với hình thức canh tác là luân canh 1 vụ lúa, 1 vụ cá; 2 vụ lúa, 1 vụ cá hoặc xen canh lúa - cá 2 vụ.

Từ mô hình ban đầu 1 ha với 3 hộ tham gia cho hiệu quả cao hơn 31 triệu đồng/ha, đến nay, Trung tâm Khuyến nông - khuyến ngư đã nhân rộng mô hình này trên địa bàn các huyện vùng đồng bằng và trở thành một trong những phong trào sản xuất cho hiệu quả kinh tế cao nhất của sản xuất nông nghiệp.

Mô hình lúa - cá ở Hải Xuân (Hải Lăng).

Hiện nay, Hải Lăng là địa phương có nhiều diện tích ruộng sâu nên phát triển mạnh mô hình lúa – cá với tổng diện tích hơn 200 ha. Theo kết quả điều tra của Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Hải Lăng, hầu hết diện tích ruộng canh tác theo mô hình lúa – cá đều cho thu nhập trên 50 triệu đồng/ha, lãi ròng gần 30 triệu đồng/ha, cao hơn 11 triệu đồng/ha so với sản xuất độc canh cây lúa. Điển hình về canh tác lúa - cá cho hiệu quả kinh tế cao ở Hải Lăng là HTX Thọ Nam, xã Hải Thọ; HTX Thượng Nguyên, Trường Phước, xã Hải Lâm; thôn Trà Trì, xã Hải Xuân...

Huyện Gio Linh đến năm 2010 có hơn 150 ha sản xuất theo mô hình lúa – cá, chủ yếu tập trung các xã dọc sông Cánh Hòm như Gio Mỹ, Gio Thành cho hiệu quả 62 triệu đồng/ha/năm.

Huyện Vĩnh Linh cũng là một địa phương chú trọng chuyển đổi diện tích ruộng sâu độc canh cây lúa sang canh tác lúa - cá, đến nay đã chuyển đổi được 67 ha, dự kiến đến năm 2015, toàn huyện Vĩnh Linh có khoảng 115 ha lúa - cá tập trung ở các xã Vĩnh Lâm, Vĩnh Sơn, Vĩnh Thuỷ...

Huyện Triệu Phong mặc dù diện tích ruộng sâu ít, nhưng hầu hết những nơi có ruộng sâu đều đã được đầu tư sản xuất theo mô hình thâm canh lúa - cá, đến nay đã đạt hơn 67,3 ha.

Canh tác theo mô hình lúa – cá có tác dụng hỗ trợ lẫn nhau. Nuôi cá trong ruộng lúa chủ yếu thả các giống như cá rô phi, trê phi, cá trắm, cá mè... Thức ăn cho cá được đầu tư ít hơn nuôi chuyên cá ở ao hồ, vì nguồn thức ăn từ ruộng lúa như các loại sâu bọ xuất hiện ở lúa, một ít bông, phấn lúa rơi rụng... làm thức ăn cho cá rất tốt nên cá chóng lớn và vì vậy, nuôi cá trong ruộng lúa có tác dụng phòng chống sâu bệnh tốt, không chỉ giảm được chi phí thuốc bảo vệ thực vật mà còn giúp bảo vệ môi trường.

Lúa ở ruộng nuôi cá là các giống nằm trong cơ cấu bộ giống lúa của vùng mà địa phương đã chọn nhưng phần lớn là các giống lúa có thân cao, cây cứng, ít đổ ngã. Ruộng nuôi cá lâu năm cũng được tốt hơn nhờ chất thải của cá, ruộng tơi xốp hơn, cây lúa không bị nghẹt rễ, sinh trưởng và phát triển tốt, từ đó cho năng suất cao hơn. Sản xuất thâm canh lúa – cá mang lại hiệu quả tích cực về kinh tế.

Tính chi tiết hiệu quả kinh tế trên diện tích 1 ha canh tác theo mô hình lúa - cá, lúa thu hoạch năng suất bình quân 2 vụ hơn 10 - 10,5 tấn và thu hoạch được hơn 1 tấn cá trong 2 vụ. Theo giá nông sản trên thị trường hiện nay thì mỗi héc-ta sản xuất lúa - cá cho thu hoạch khoảng 90 - 110 triệu đồng/năm, trừ chi phí sản xuất cho lãi ròng từ 40 - 50 triệu đồng/năm. Đây là một khoản thu rất lớn trong khi chi phí cho sản xuất không nhiều hơn sản xuất độc canh cây lúa là bao.

Sản xuất thâm canh, xen canh lúa - cá cho hiệu quả kép về kinh tế và môi trường. Qua thực tiễn từ trình diễn thử nghiệm đến nhân rộng, có thể khẳng định mô hình sản xuất lúa – cá là mô hình sản xuất thân thiện với môi trường, ít sử dụng chất hoá học, tạo ra sản phẩm sạch có lợi cho sức khoẻ con người và cho hiệu quả kinh tế cao, có thể nhân ra trên diện rộng bởi cả đầu vào lẫn đầu ra của sản xuất đều được đảm bảo. Đây là một hướng canh tác bền vững, các địa phương cần tận dụng khai thác tốt lợi thế ruộng sâu để canh tác một cách có hiệu quả nhất.

VÕ THÁI HOÀ

Các tin mới:

31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
22/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
15/12/2013
15/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang