• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Sản xuất rau an toàn ở Ðác Lắc

Nguồn tin: Nhân Dân, 26/06/2011
Ngày cập nhật: 27/6/2011

Ðác Lắc vừa thông qua đề án hỗ trợ hơn 22 tỷ đồng để nông dân xây dựng hệ thống sản xuất, tiêu thụ rau an toàn. Ðây được xem như một cú huých giúp nông dân mạnh dạn mở rộng vùng chuyên canh sản xuất rau an toàn, theo đúng Quyết định 107/2008/QÐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về hỗ trợ phát triển sản xuất, chế biến, tiêu thụ rau, quả, chè an toàn đến năm 2015.

Dự án 'Xây dựng một số mô hình ứng dụng công nghệ tiên tiến để phát triển rau ở Ðác Lắc' do Trung tâm ứng dụng Khoa học và Công nghệ tỉnh Ðác Lắc đang thực hiện tại TP Buôn Ma Thuột, huyện Krông Pách và Krông Ana, Ea Ca nhằm giúp nông dân tiếp nhận các tiến bộ kỹ thuật quan trọng trong quy trình sản xuất rau như: tiếp cận với nguồn giống rau sạch bệnh, trồng rau trong nhà lưới, sử dụng màng phủ nông nghiệp để phủ luống... Sau hơn hai năm thực hiện, dự án bước đầu đã xây dựng một trại sản xuất cây giống rau theo công nghệ tiên tiến với diện tích 3.000 m2, chuyên sản xuất các cây rau giống với khoảng 500 nghìn cây/năm, chủ yếu là cà chua ghép. Nông dân Hoàng Hữu Giang, ở phường Khánh Xuân (TP Buôn Ma Thuột), một trong những hộ được chọn làm mô hình trồng cà chua ghép cho biết, giống cà chua ghép ít bị sâu bệnh, tỷ lệ sống đạt từ 80% đến 90%, theo đó, sản lượng, năng suất cũng cao hơn gần 30%. Hiện nhu cầu về sản phẩm cà chua rất cao, nhưng cung vẫn còn ít, phần lớn phải nhập từ Ðà Lạt, do vậy dự án này thu hút được nông dân tham gia. Theo anh Nguyễn Văn Kiên, cán bộ khuyến nông huyện Ea Ca, qua hai mô hình trồng cà chua ghép tại xã Ea Kmút cho thấy hiệu quả rất tốt, cây giống không bị chết nhiều do vi khuẩn, trái đẹp, năng suất cao hơn. Người dân trên địa bàn huyện bắt đầu sử dụng nguồn giống ghép phổ biến, đồng thời dùng lưới màng để phủ luống, tránh côn trùng gây bệnh cho rau.

Mô hình sản xuất và tiêu thụ rau an toàn trong nhà lưới chính thức triển khai từ tháng 5-2010 với tổng kinh phí hơn 497 triệu đồng, trong đó UBND huyện Krông Bông hỗ trợ 306 triệu đồng, số còn lại do các gia đình đóng góp. Mô hình có sáu hộ dân tham gia với tổng diện tích hơn 2 ha tại các xã Hòa Lễ, Hòa Sơn, Khuê Ngọc Ðiền và thị trấn Krông Kmar. Trong đó có 0,6 ha được UBND huyện đầu tư và Trạm bảo vệ thực vật huyện trực tiếp hướng dẫn, giám sát, số diện tích còn lại do các hộ chủ động thực hiện theo mô hình. Trong quá trình sản xuất, các hộ tham gia được tập huấn các quy trình kỹ thuật về làm đất, chăm bón, cách sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật và thời gian cách ly, đồng thời được hỗ trợ phân vi sinh, hệ thống lưới che và hệ thống ống dẫn nước tưới rau... Mỗi hộ tham gia mô hình còn được cấp một quyển nhật ký nông hộ, ghi chép đầy đủ chủng loại rau, thời vụ gieo trồng, liều lượng và cách bón các loại phân, thuốc bảo vệ thực vật. Bên cạnh đó, Trạm còn cử ba cán bộ trực tiếp phụ trách và thường xuyên xuống tận các hộ tham gia mô hình để kịp thời hướng dẫn, xử lý các vấn đề nảy sinh. Từ khi tham gia mô hình, các gia đình nhận thấy, việc trồng rau an toàn trong nhà lưới không những tốn ít công chăm sóc, giảm được chi phí, mà còn khắc phục được tình trạng từ tháng 7 đến tháng 10 hằng năm là mùa mưa cho nên không sản xuất được vì rau thường bị dập. Thuận lợi của rau trồng trong nhà lưới là có thể cách ly được côn trùng, sâu bọ và nhất là những khi mưa to, hoặc sương muối, cũng không ảnh hưởng nhiều đến chất lượng. Rau phát triển nhanh hơn so với trồng trực tiếp ở ngoài và chất lượng cũng ngon hơn. Từ đó các gia đình đều có thu nhập ổn định. Ðể bảo đảm đầu ra cho các hộ sản xuất rau an toàn, huyện Krông Bông đã xây dựng một nhà sơ chế và đóng gói sản phẩm, đồng thời, xây dựng quầy bán rau an toàn ngay tại chợ thị trấn Krông Kmar. Từ kết quả đó, UBND huyện sẽ quy hoạch và xây dựng vùng chuyên canh rau với diện tích khoảng mười ha, định hướng đến năm 2020 là liên kết với tổ hợp tác sản xuất và phân phối để thành lập hợp tác xã nhằm hướng dẫn nông dân sản xuất rau theo nhu cầu của thị trường, bảo đảm tiêu thụ kịp thời sản phẩm cho bà con. Bằng việc trích nguồn ngân sách hơn 22 tỷ đồng để hỗ trợ việc sản xuất và xây dựng vùng rau an toàn, Ðác Lắc giúp nông dân sản xuất, sơ chế rau theo quy trình VietGAP. Tuy vậy, điều trước tiên là khuyến khích các tổ chức, cá nhân, hộ gia đình thực hiện dồn điền đổi thửa, chuyển đổi, chuyển nhượng, thuê đất theo quy định để phát triển vùng sản xuất, sơ chế và tiêu thụ rau an toàn, đưa lợi nhuận đạt trên, dưới 30 triệu đồng/ha/vụ. Ngoài ra các ngành chức năng cần tổ chức tập huấn việc sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, xây dựng quy trình, hiệu quả trong việc sản xuất sơ chế rau an toàn... cho nông dân trồng rau. Với chính sách hỗ trợ của Ðác Lắc, hy vọng nông dân sẽ sản xuất ổn định và tạo ra thị trường rau an toàn theo đúng quy định của các ngành chức năng.

NGUYỄN HỒNG

Các tin mới:

31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
22/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
15/12/2013
15/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang