• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

ĐBSCL: Mưa nắng thất thường, mặn xâm nhập, tôm chết

Nguồn tin: Nhân Dân, 24/06/2011
Ngày cập nhật: 26/6/2011

Đợt nắng nóng, kèm theo những trận mưa trái mùa đã ảnh hưởng xấu đến sản xuất nông, thủy sản tại các tỉnh vùng ĐBSCL. Nguồn nước và môi trường nước tại các ao tôm thay đổi đột ngột dẫn đến tôm nuôi bị “sốc” và chết rải rác.

Tuy nhiên phần lớn những người nuôi tôm đã lường trước sự thay đổi đột ngột của thời tiết, cùng với công tác khuyến cao của Trung tâm khuyến ngư nên đã hạn chế tối đa thiệt hại, không để dịch bệnh lan rộng.

Ông Nguyễn Ngọc Hải, Chủ nhiệm Hợp tác xã (HTX) Thới An, quận Ô Môn, TP Cần Thơ cho biết, mấy ngày qua, đàn cá tra của HTX có những biểu hiện như: ăn yếu, bơi lờ đờ. Đặc biệt, số lượng cá tra có trọng lượng lớn gần đến thời điểm xuất bán bị bệnh gan thận mủ tăng hơn so với thời điểm năm ngoái. Một trong những nguyên nhân do thời tiết nắng nóng kéo dài nên các loại virút gây bệnh phát triển mạnh.

Tại huyện Vĩnh Thạnh, nông dân đã xuống giống hơn 20.000 ha lúa hè thu. Nhờ chủ động nguồn nước (nạo vét các tuyến kênh cấp 1, cấp 2 và kênh nội đồng) nên các trà lúa hè thu vẫn phát triển tốt. Thành phố Cần Thơ chủ trương chuyển dịch cơ cấu cây trồng, khuyến khích trồng những cây sử dụng ít nước như: cây mè, đậu xanh, đậu nành, bắp (ngô)… Đến nay, hơn 5.000 ha mè của nông dân quận Thốt Nốt, các huyện Cờ Đỏ, Thới Lai phát triển tốt, một số đã thu hoạch cho năng suất khá cao…

Trong khi đó, tỉnh Kiên Giang cho biết năm nay phấn đấu thả nuôi trên diện tích khoảng 80 nghìn ha tôm gồm: nuôi công nghiệp, quảng canh cải tiến và nuôi công nghiệp. Hiện, diện tích đã thả nuôi tôm của Kiên Giang đạt khoảng 90%, tập trung nhiều nhất ở huyện An Minh, vùng U Minh Thượng, chủ yếu là mô hình tôm - lúa.

Ông Trần Quang Củi, Phó Giám đốc Sở NN và PTNT tỉnh Kiên Giang khẳng định: “Không có hiện tượng tôm chết hàng loạt ở Kiên Giang” và cho biết, hiện ba vùng sinh thái ở Kiên Giang là tứ giác Long Xuyên, tây sông Hậu và U Minh Thượng đều đã xuống giống vụ tôm và tôm đang phát triển tốt. Tuy vậy, Sở cũng đã chỉ đạo theo dõi, báo cáo kịp thời những tình huống xấu có thể phát sinh, nhất là ảnh hưởng môi trường nước.

Tỉnh Sóc Trăng bước vào vụ nuôi tôm sú chính vụ năm 2011 được hơn một tháng, nhưng người nuôi đang gặp nhiều khó khăn. Trong số 16.170 ha thả nuôi tôm sú, có 1.628 ha bị thiệt hại. Diện tích tôm nuôi thiệt hại từ 7 – 15 ngày tuổi, tập trung chủ yếu ở huyện Vĩnh Châu với 980 ha, Mỹ Xuyên 573 ha, Trần Đề 61 ha… Hiện tượng tôm chết đang có nguy cơ lây lan trên diện rộng. Nguyên nhân chủ yếu do biến động thời tiết và môi trường, xuất hiện mưa trái mùa làm nhiệt độ xuống thấp, cũng như chất lượng tôm giống kém. Trung tâm Khuyến ngư tỉnh cử cán bộ phối hợp với địa phương và bà con nông dân tiếp tục theo dõi tình hình thời tiết, môi trường, kiểm soát con giống; theo dõi tình hình dịch bệnh và thành lập đoàn khảo sát các vùng thiệt hại.

Đến thời điểm này, toàn tỉnh Cà Mau có gần 290 nghìn ha diện tích nuôi tôm; trong đó diện tích nuôi tôm công nghiệp gần 3 000 ha. Đầu năm, tình hình khá thuận lợi, gần đây do mưa trái mùa đã thiệt hại đáng kể, cuối tháng 3 vừa qua đã xảy ra tôm chết tại một số vùng. Tại huyện Đầm Dơi và một số địa phương khác đã có trên 15 ha tôm diện tích tôm nuôi công nghiệp bị bệnh đốm trắng, đỏ thân… Trong khi tôm nuôi quảng canh chết rải rác với diện tích gần 234 ha, chủ yếu bị bệnh đỏ thân, mức độ thiệt hại chung từ 30 - 40%. Theo trung tâm khuyến ngư, đây là thời điểm khá thuận lợi để cải tạo ao đầm và hạn chế thả tôm giống nuôi tiếp khi thời tiết diễn biến bất thường.

Đến thời điểm này, Bạc Liêu có khoảng gần 1.000 ha tôm sú thả nuôi công nghiệp, bán công nghiệp bị thiệt hại, nặng nhất ở huyện Hòa Bình, Đông Hải và thành phố Bạc Liêu. Chiều 4-4, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Bạc Liêu sẽ tổ chức họp báo, đánh giá cụ thể thuận lợi, khó khăn tình hình nuôi tôm ở Bạc Liêu, nhất là tình trạng tôm sú nuôi công nghiệp bị chết; đồng thời bàn biện pháp chỉ đạo giải quyết, khắc phục…

ĐBSCL hiện nay đang phải đối phó tình trạng mặn xâm nhập. Nhiều địa bàn trong tỉnh Kiên Giang bị nước mặn xâm nhập trên diện rộng, nhất là các vùng nằm dọc theo ven biển, có nơi nước mặn vào sâu hàng chục kilômét. Toàn bộ sông cái lớn thuộc các huyện huyện An Biên, An Minh, Vĩnh Thuận, U Minh Thượng đã bị nước mặn xâm nhập sâu; một phần vùng nội đồng thuộc thành phố Rạch Giá, thị xã Hà Tiên và các huyện Châu Thành, Hòn Đất, Kiên Lương cũng bị nước mặn xâm nhập. Hiện độ mặn trung bình lên đến trên 10 phần ngàn.

Mặc dù tỉnh Kiên Giang đã hoàn thành nhiều hệ thống cống, đâp đưa vào vận hành phục vụ sản xuất, song ở những nơi đã xây dựng hệ thống công ngăn mặn cũng đang gặp khó khăn trong vận hành. Tại Hòn Đất và Kiên Lương, do có nhiều cửa sông nối ra biển nên việc ngăn mặn, giữ ngọt còn nhiều phức tạp. Công tác chỉ đạo sản xuất chưa được đồng bộ, bởi đặc thù ở vùng này được phân định hai vùng “bắc lộ” và “nam lộ”. Ngoài ra, một số hộ dân trồng hoa màu khu vực ven biển chưa chủ động xây dựng bờ bao nên việc đóng, mở cống ngăn mặn còn ảnh hưởng đến sản xuất./.

Các tin mới:

31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
22/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
15/12/2013
15/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang