• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Sản xuất nông nghiệp theo hướng GAP: Còn nhiều thách thức

Nguồn tin: Báo Hậu Giang, 18/06/2011
Ngày cập nhật: 20/6/2011

Đại diện Công ty Control Union trao giấy chứng nhận GlobalGAP cho Chủ nhiệm HTX nông nghiệp Phước Trung (Hậu Giang) Hà Minh Triều.

Thực tế cho thấy, sản xuất theo hướng GAP đã góp phần nâng cao chất lượng nông sản đáp ứng nhu cầu thị trường trong tình hình mới, tạo nền tảng phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng bền vững. Tuy nhiên, sản phẩm làm ra còn gặp những khó khăn về đầu ra, giá cả bấp bênh đã tác động đến tâm lý của người dân.

* Mới khởi động đã chùn bước

Đầu năm 2011, HTX nông nghiệp Phước Trung long trọng tổ chức lễ đón nhận giấy chứng nhận lúa đạt tiêu chuẩn GlobalGAP bởi Công ty Control Union (Hà Lan). Các xã viên HTX vui mừng và tự hào vì mình là những nông dân đầu tiên của tỉnh Hậu Giang tạo nên bước tiến mới cho hạt lúa tỉnh nhà. Tuy nhiên, niềm vui chưa được bao lâu thì người trồng lúa của HTX bắt đầu cảm thấy nản, muốn bỏ cuộc do giá cả chưa phù hợp với công sức đầu tư và chưa tìm được đối tác thu mua. Hạt lúa GlobalGAP đầu tiên của vùng đất Hậu Giang bị “cào bằng” với các loại lúa sản xuất thông thường khác.

Theo xã viên Hà Văn Mười, hộ đang canh tác 3 ha lúa theo quy trình GlobalGAP của HTX Phước Trung, thì người trồng lúa theo quy trình GlobalGAP chưa thu được hiệu quả cao, có khi còn thấp hơn so với người dân sản xuất bình thường. Ông Mười so sánh: “Theo quy trình GlobalGAP, người dân phải lựa chọn giống lúa chất lượng cao, đạt tiêu chuẩn xuất khẩu để canh tác, thay vì sử dụng giống lúa thường như IR 50404 sẽ cho năng suất cao hơn, bán giá chỉ thấp hơn vài đồng, thậm chí có lúc ngang bằng với giá lúa chất lượng cao”.

Đồng quan điểm với các xã viên, ông Hà Minh Triều, Chủ nhiệm HTX nông nghiệp Phước Trung nhìn nhận: “Với mức giá bán ra ngang bằng với giá lúa hàng hóa thông thường, tính ra các xã viên canh tác theo quy trình GlobalGAP chưa thu được lợi nhuận cao hơn so với những hộ canh tác theo tập quán truyền thống. Tuy là tâm huyết với quy trình canh tác lúa theo quy chuẩn GlobalGAP, nhưng mức giá lẫn đầu ra bước đầu gặp trở ngại làm cho hầu hết các xã viên HTX có “dấu hiệu chùn bước”. Hy vọng là trong vụ tới đây, hạt lúa GlobalGAP của HTX sẽ được ngành chức năng tỉnh nhà trợ giúp tìm kiếm được đối tác thu mua để các xã viên yên tâm canh tác. Nếu giá cả không được cải thiện hơn thì khả năng diện tích lúa GlobalGAP của HTX khó giữ vững. Chưa kể là các xã viên có chịu tiếp tục bỏ ra số tiền hàng chục triệu đồng để được cấp giấy tái công nhận lúa GlobalGAP nữa hay không!? Bởi giấy chứng nhận chỉ có giá trị trong thời gian một năm”.

* Trở ngại do đâu ?

Tình hình sản xuất lúa theo chuẩn GlobalGAP tại HTX nông nghiệp Mỹ Thành (Tiền Giang) thì lại khác. Sản phẩm của HTX này được đối tác là Công ty ADC thu mua với mức giá cao hơn lúa hàng hóa thông thường khoảng 20%. Tìm hiểu thực tế tại HTX nông nghiệp Phước Trung cho thấy, do diện tích trồng lúa GlobalGAP ở đây khoảng 10 ha, lại thêm thời gian qua các ngành hầu như chỉ lo tập trung cho công tác chuyển giao khoa học kỹ thuật để nhanh chóng “về đích sớm”, để được cấp giấy chứng nhận GlobalGAP, chưa quan tâm nhiều đến việc liên kết “các nhà” với nhau, nhất là các nhà tiêu thụ, chế biến là các doanh nghiệp. Do đó, sau khi chính thức được công nhận, cả Ban chủ nhiệm HTX và các bên tham gia hỗ trợ chuyển giao khoa học kỹ thuật canh tác cho HTX mới tiến hành thỏa thuận với Công ty Cổ phần Lương thực Hậu Giang để thu mua là quá trễ. Phó tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Lương thực Hậu Giang Huỳnh Văn Thạnh, cho biết: Trong buổi lễ đón nhận giấy chứng nhận đạt chuẩn GlobalGAP, ngành nông nghiệp, cùng Sở Khoa học - Công nghệ tỉnh mới gợi ý công ty thu mua toàn bộ sản lượng lúa GlobalGAP cho HTX là quá trễ và rất khó thực hiện. Bởi theo ông Thạnh, quá trình thu mua cần phải được các ngành liên quan và HTX phối hợp thực hiện đồng bộ và chặt chẽ ngay từ đầu để công ty có kế hoạch chuẩn bị. Trong đó, có thời gian nghiên cứu thị trường, thiết kế bao bì, nhãn mác, quảng bá thương hiệu. Đó là chưa nói đến diện tích sản xuất nhỏ lẻ rất khó trong quá trình định hướng thị trường tiêu thụ, lại càng khó ký kết hợp đồng tiêu thụ do sản lượng thấp nên khi có được thị trường tiêu thụ ổn định thì công ty không thể tìm đủ nguồn lúa đạt chuẩn GlobalGAP để giao theo đơn đặt hàng mà phía đối tác đặt ra.

Giáo sư Võ Thị Gương, giảng viên Trường Đại học Cần Thơ, là người trực tiếp gắn bó và hướng dẫn kỹ thuật cho các xã viên canh tác theo quy trình GAP với vai trò chủ nhiệm đề tài tại HTX nông nghiệp Phước Trung, cho rằng: “Đây là vấn đề khá bức xúc đối với HTX và đối với chúng tôi. Mặc dù, ngay từ khi xây dựng đề tài này, chúng tôi đã mời doanh nghiệp trong tỉnh tham gia. Chúng tôi cũng đã liên hệ một số doanh nghiệp ngoài tỉnh nhưng vẫn không giúp HTX bán được sản phẩm lúa GlobalGAP với giá cao hơn lúa sản xuất bình thường. Lý do là không có hợp đồng bao tiêu sản phẩm ngay từ đầu nên giống lúa chưa phù hợp theo yêu cầu của nhà xuất khẩu. Và một lý do khác cần được quan tâm cho phát triển sau này là diện tích canh tác lúa GlobalGAP tương đối nhỏ, trong khi doanh nghiệp cần mua lượng sản phẩm lúa lớn hơn”.

GIA NGUYỄN

Các tin mới:

31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
22/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
15/12/2013
15/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang