• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Bình Phước: Gần 2.000ha điều nhiễm nấm

Nguồn tin: Sài Gòng giải phóng, 18/06/2011
Ngày cập nhật: 19/6/2011

Thời gian gần đây, cây điều ở tỉnh Bình Phước đột nhiên khô lá, khô cành, thậm chí làm chết cây hoàn toàn, gây thiệt hại lớn về kinh tế cho người dân. Tổng diện tích trồng điều bị bệnh lạ lên đến gần 2.000 ha, trong đó có 558 ha nhiễm nặng, tập trung nhiều nhất ở 10 xã của huyện Bù Gia Mập và các xã thuộc huyện Đồng Phú.

Chi cục Bảo vệ thực vât (BVTV) tỉnh Bình Phước đã kết hợp với Trung tâm Kiểm dịch thực vật sau nhập khẩu II tại TPHCM lấy mẫu phân tích, giám định bệnh lý. Qua kết quả phân tích giám định cho thấy, trên lá có nấm Pestalotia sp và trên thân, cành có sự hiện diện của nấm Botryodiplodia theobromae.

Đối với 2 loại nấm trên, nhiệt độ thích hợp để sinh trưởng và gây hại từ 25 đến 30°C, thích hợp nhất từ 27 đến 28°C, nấm xâm nhập qua vết thương cơ giới do côn trùng cắn phá. Bệnh gây hại nặng vào các tháng có mưa xen kẽ nắng nóng cục bộ, trên những vườn chăm sóc kém, nhiều cỏ dại, bón phân không hợp lý.

Để phòng trừ 2 loại nấm bệnh gây hại trên, Chi cục BVTV tỉnh Bình Phước khuyến cáo nông dân áp dụng về các biện pháp phòng trừ bệnh cháy lá, khô cành. Ngoài ra, chú ý đến việc thường xuyên thăm vườn để phát hiện bệnh kịp thời, vệ sinh vườn, loại bỏ lá, cành bị bệnh và những cành kém hiệu quả. Cần để vườn cây thông thoáng, bón phân cân đối, hợp lý, đồng thời phòng trừ tốt các loại côn trùng gây vết thương cơ giới như bọ xít muỗi, bọ đục nõn, sâu đục cành, đục thân, nhằm hạn chế nấm bệnh xâm nhập và gây hại.

Theo thạc sĩ Doãn Văn Chiến, Phó Chi cục trưởng Chi cục BVTV tỉnh Bình Phước, cây điều đang giai đoạn sinh trưởng phát triển thân, cành, lá và thời tiết hiện có nhiều biến đổi, ngày nắng nóng, sáng sớm có sương mù và rải rác có mưa, tạo điều kiện cho sâu bệnh phát triển gây hại. Nông dân cần chú ý đến các đối tượng gây hại như bệnh khô ngọn cành, cháy lá, thán thư, bọ trĩ, bọ xít muỗi. Với bệnh thán thư, nên dùng các loại thuốc: Carban 50SC, Tilt Super 300EC, Tungvil 10SC, Antracol 70WP phun 10 đến 15 ngày/lần, phun 2 lần liên tiếp. Đặc biệt bệnh khô ngọn, cành có chiều hướng diễn biến rất phức tạp, các trạm điều tra giám sát tình hình diễn biến của bệnh, hướng dẫn bà con nông dân phòng trừ tốt bệnh thán thư và bọ xít muỗi. Nông dân trồng điều có thể sử dụng một số loại thuốc như Hexado 300SC (Carbendazim 125g/l(250g/l) + Hexaconazole 30g/l(50g/l)) phun 2 đến 3 lần cách nhau 7 đến 10 ngày/lần, hoặc phối hợp giữa Carbendazim + Hexaconazole theo tỷ lệ 1: 1 pha với nồng độ 0,3% Anvil 5SC + Carban 50SC.

V.Việt

Các tin mới:

31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
22/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
15/12/2013
15/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang