• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Lâm Đồng: Cây điều đứng trước nhiều lựa chọn

Nguồn tin: Báo Lâm Đồng, 14/06/2011
Ngày cập nhật: 15/6/2011

Trước đây, điều là một trong những loại cây trồng được xem là cây “xóa đói giảm nghèo” nhanh của nhà nông ở Lâm Đồng, nhất là nhà nông ở ba huyện phía nam là Đạ Huoai, Đạ Tẻh và Cát Tiên. Tuy nhiên, trong vài năm gần đây, bởi nhiều lý do, diện tích cây điều bị giảm sút nghiêm trọng và hiện không còn là loại cây trồng được nhà nông ưu ái.

Tính đến lúc này, diện tích điều của cả tỉnh chỉ còn không đến 16.000 ha; trong đó, ba huyện phía nam chiếm cao nhất: Đạ Huoai 6.400 ha, Cát Tiên 4.700 ha và Đạ Tẻh 2.400 ha. Và, vùng điều lớn đáng kể thứ hai của Lâm Đồng là huyện Đam Rông với gần 1.000 ha ở những năm cây trồng này được xem là cây trồng quan trọng trong xóa đói giảm nghèo, nhất là đối với vùng đồng bào dân tộc thiểu số (Đam Rông là huyện có người dân tộc sinh sống là chủ yếu).

Cây điều ở ba huyện phía nam hiện chỉ cho thu nhập không quá 15 triệu đồng/ha.

Cây điều có mặt trên đất Lâm Đồng từ trên dưới ba mươi năm qua. Điều đáng nói, những năm đầu mới được đưa về trồng, loại cây này được nhắm đến hai mục đích là phủ xanh đất trống đồi trọc và mang lại lợi ích kinh tế cho người nông dân. Có lẽ bởi lý do này nên vấn đề giống cây đã không được chú trọng một cách đúng mức. Do không được tuyển chọn những giống có chất lượng cao nên qua thời gian, vườn điều ở Lâm Đồng ngày một suy thoái, các loại bệnh phát triển mạnh khiến nhà nông chặt đi thì không đành mà giữ lại cũng không xong. Nhà nông vùng điều có quyền so sánh và chọn lựa: Vùng đất ba huyện phía nam hiện nay, một hecta lúa cao sản cho thu nhập mỗi năm không dưới 80 triệu đồng; con số này của cây ca cao là 100 triệu đồng; một số cây ăn quả: trên 100 triệu đồng… Vậy, không vì bất kỳ lý do gì để họ giữ lại vườn điều với mỗi năm chỉ mang lại lợi ích kinh tế không quá 15 triệu đồng trên mỗi hecta. Tại huyện Đam Rông, nếu không kể diện tích điều đã trồng từ sau 1975 thì diện tích điều được trồng từ các chương trình và dự án phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số trong hơn mười năm qua cũng đã lên đến con số trên 600 ha. Tương tự như các huyện phía nam, do không chọn lọc kỹ cây giống nên diện tích điều ở Đam Rông cho đến lúc này cũng chỉ mang lại thu nhập không quá 10 triệu đồng/ha. Trong khi đó, cao su đang là một loại cây trồng mà người dân ở huyện này hướng tới.

Phòng chuyên môn của Sở NN-PTNT Lâm Đồng cho biết: Các loại bệnh trên cây điều ở Lâm Đồng đã bùng phát từ nhiều năm qua, cơ quan chức năng đã tìm nhiều biện pháp để cứu chữa vườn cây nhưng hiệu quả mang lại không cao. Thán thư, xì mủ, cháy lá, khô đọt… là những thứ bệnh trên cây điều của Lâm Đồng được duy trì một cách dai dẳng, khó diệt đến tận gốc, khiến cho không chỉ nhà nông trồng điều nản lòng mà ngay cả cơ quan chuyên môn cũng “mệt mỏi”. “Bệnh trên cây điều thì chúng tôi biết rất rõ rồi đấy. Nhưng để tìm ra cách chữa trị dứt điểm thì chúng tôi chưa làm được” – một cán bộ chuyên môn của Sở NN-PTNT Lâm Đồng thừa nhận.

Một trong những giải pháp được đưa ra trong mấy năm gần đây là thay thế giống điều cũ bằng các giống điều cao sản mang lại lợi ích kinh tế cao hơn ở các huyện phía nam nhưng có lẽ chương trình này vẫn không theo kịp sự phát triển chung về kinh tế cây trồng đang diễn ra tại đây.

Nói rõ hơn, cho dù là điều cao sản nhưng thu nhập chỉ trên dưới vài ba chục triệu đồng trên mỗi hecta thì sư lựa chọn của người nông dân vẫn hướng về các loại cây trồng mang lại lợi nhuận cao hơn như cà phê, ca cao, cao su, lúa cao sản… Đạ Tẻh, một huyện chỉ có diện tích cây điều thấp nhất trong ba huyện phía nam Lâm Đồng, nhưng cũng đã đưa ra sự lựa chọn: Trong tương lai, trong 2.400 ha điều hiện nay của huyện sẽ có 800 ha được thay thế bằng các loại cây trồng khác; và ngay cả 1.600 ha điều còn lại, không chỉ có cây điều độc canh mà còn có những loại cây trồng khác xen vào.

Cũng giống như Đạ Tẻh, huyện Cát Tiên đã đề ra giải pháp “khắc phục” hiện tượng điều chết hàng loạt hiện nay là sẽ có khoảng 2.000 ha trong tổng số 4.500 ha điều của huyện được chuyển qua trồng cây ca cao, hoặc tỉa thưa trồng xen cây ca cao trong vườn điều.

Cũng như vậy, huyện Đam Rông đưa ra chiến lược phát triển của mình là toàn bộ 600 ha điều hiện có sẽ được thay thế bằng cây cao su. Ở quy mô cấp tỉnh, chính quyền cũng đã công bố sự lựa chọn hợp lý là phải thay thế ít nhất 2.200 ha điều kém chất lượng bằng cây cao su theo chương trình phát triển cây cao su của tỉnh. Bên cạnh đó, một diện tích điều có thể giữ lại nhưng phải được trồng xen với một số loại cây trồng khác nhằm tăng hiệu quả kinh tế trên cùng một diện tích cây trồng.

Nhìn vào thực trạng cây điều ở Lâm Đồng quả là đáng buồn nhưng đây là một thực tế cần chấp nhận trong bối cảnh chung của cây điều cả nước. Mới đây, Hiệp hội Điều Việt Nam (VINACAS) công bố số liệu: Diện tích điều trong cả nước hiện đã giảm 33.000 ha so với năm 2005 – hiện chỉ còn không đến 400.000 ha, thấp hơn 50.000 ha so với quy hoạch phát triển cây điều đến năm 2010 của Bộ NN-PTNT.

Điều không phải là loại cây trồng chủ lực của tỉnh Lâm Đồng. Do vậy, sự “kết thúc vai trò lịch sử” của một loại cây trồng cũng là điều không quá khó hiểu đối với một vùng đất phù hợp với nhiều loại cây trồng mang lại hiệu quả kinh tế cao, và càng không phải là điều quá khó hiểu đối với sự lựa chọn có cơ sở hợp lý của người nông dân Lâm Đồng hiện nay.

Nói cách khác, không nên vì sự tính sai (đương nhiên, không phải bất kỳ chương trình hay dự án nào cũng đều không có sự sai sót đương nhiên) của một chương trình hay dự án nào đó mà cố níu kéo giống cây trồng này!

KHẮC DŨNG

Các tin mới:

31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
22/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
15/12/2013
15/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang