• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Trồng nấm sò vốn ít, lợi nhuận cao

Nguồn tin: Báo Quảng Trị, 13/06/2011
Ngày cập nhật: 14/6/2011

Hiện nay, một số hộ dân trên địa bàn tỉnh Quảng Trị đã thành công trong việc phát triển kinh tế với nghề trồng nấm sò. Đầu tư vốn ít, thu hoạch sớm, lợi nhuận cao, thị trường tiêu thụ ngày càng mở rộng... là điều kiện thuận lợi để nghề trồng nấm sò phát triển.

Trong suy nghĩ của không ít người, trồng nấm sò ở vùng đất có khí hậu khắc nghiệt như ở Quảng Trị thì chẳng thể mang lại hiệu quả cao. Thông thường, loài nấm nói chung chỉ sinh trưởng tốt tại nơi hội tụ đủ các điều kiện như nhiệt độ thấp, độ ẩm cao, nguồn nước dồi dào... Thế nhưng, một số hộ dân trên địa bàn tỉnh đã chứng minh điều ngược lại, chỉ cần chịu khó đầu tư công sức thì nghề trồng nấm sò hoàn toàn có thể phát triển tốt.

Dẫn chúng tôi tham quan trại nấm, anh Nguyễn Hữu Hà, trú tại thôn Tân Kim, thị trấn Lao Bảo, huyện Hướng Hóa vui vẻ chia sẻ câu chuyện 5 năm gắn bó với nghề. Ngày vợ chồng anh Hà đem nấm sò về trồng thử nghiệm tại Lao Bảo, nhiều người không tin gia đình anh có thể cải thiện thu nhập.

Anh Nguyễn Hữu Hà chăm sóc trại nấm của gia đình.

Anh Hà bộc bạch: “Vợ chồng mới cưới, vốn trong tay chẳng có là bao nên trồng cây gì, nuôi con gì cũng ngại. Nghĩ mãi, tôi quyết định chọn cây nấm vì nó đòi hỏi ít vốn, lại nhanh cho thu nhập cao. Dù biết điều kiện khí hậu ở đây không thực sự phù hợp với loại nấm sò, nhưng vợ chồng tôi nghĩ chỉ cần chú tâm chăm sóc thì vấn đề này không đáng ngại”.

Niềm tin ấy đã được đền đáp. Từ ngày bắt tay trồng nấm sò đến nay, gia đình anh Hà chưa bao giờ bị mất mùa hay thất thu. Hiện tại, trại nấm của gia đình anh có tổng cộng 3.000 bịch đang độ thu hoạch. Trung bình mỗi ngày vợ chồng anh Hà bán nấm, thu nhập 300.000 đồng.

Đầu tư để trồng nấm không mấy tốn kém. Giá 1 kg nấm giống hiện chỉ 18.000 đồng. Trong khi đó, nguyên liệu để sản xuất nấm sò rất phong phú, lại hoàn toàn có thể tận dụng trong tự nhiên như mùn cưa, rơm rạ, bả mía... Giá thành các nguyên liệu bổ sung như bột bắp, bột nhẹ, phân bón, bao bì... cũng khá rẻ. Thông thường, 1 tạ mùn cưa có thể làm được 200 bịch nấm. Trung bình mỗi bịch cho 6 lạng nấm ăn. Trong khi đó, giá 1 kg nấm sò trên thị trường hiện là 30.000 đồng. Thế nên, nếu được đầu tư thì thu nhập của nghề trồng nấm sò là khá cao.

Để trồng nấm sò, đầu tiên nguyên liệu phải được đảm bảo. Thông thường ở đồng bằng, người dân tận dụng nguồn rơm rạ sau khi thu hoạch để sản xuất nấm sò. Tuy nhiên, bà con ở vùng cao lại chọn mùn cưa để làm nguyên liệu chủ yếu. Mùn cưa trước khi sử dụng phải được phơi khô, sàng sảy.

Đây là việc phải làm ngay vì nếu để lâu các loại nấm mốc sẽ ăn mất phần xenlulô trong mùn cưa. Khâu tiếp theo là xử lý các loại bào tử, vi sinh vật bằng hơi nước nóng hoặc nước vôi trong. Mùn cưa sau khi xử lý sẽ được vớt ra, phối trộn với bột bắp, bột nhẹ, phân NPK... rồi được ủ kín.

Trong thời gian ủ, điều cần lưu ý là phải đảo trộn thật đều để mùn cưa mềm ra và loại bỏ các loại bào tử có hại. Hỗn hợp mùn cưa sau đó lại được lèn chặt vào các túi ni long. Đồng thời với việc làm này là rắc giống nấm sò vào túi, thông thường cấy độ 3 - 4 lớp/túi. Sau khi cấy, túi ni long được cột chặt miệng, treo thành chùm trên giàn.

Khoảng một hay hai ngày sợi nấm sẽ mọc lan ra trong mỗi bịch. Thời điểm bịch nấm trắng toát như bông báo hiệu đã đến lúc cần dùng dao rạch độ 3 - 4 đường ở xung quanh bịch, mỗi vết có độ dài từ 3 - 4 cm, nấm sẽ mọc ra ở đây trong vài ngày sau.

Trồng và chăm sóc nấm vốn không đòi hỏi kỹ thuật phức tạp nhưng lại phải tuân thủ đúng quy trình, cần được theo dõi thường xuyên, đảm bảo vệ sinh... Trước tiên, trại nấm phải được thiết kế chắc chắn, thoáng mát, tránh luồng gió trực tiếp. Các bịch nấm nên treo có hàng lối, giữ một khoảng cách thích hợp để dễ tưới tiêu và kịp thời phát hiện sâu bệnh. Ở các vùng có nhiệt độ cao, độ ẩm thấp thì việc tưới nước cho nấm phải đảm bảo ít nhất là 4 - 6 lần/ngày.

Có thể hạn chế lượng nước tưới vào mùa mưa. Đặc biệt, mọi công đoạn trồng và chăm sóc nấm sò cần đảm bảo vệ sinh tuyệt đối. Anh Lê Bá Hùng, Chủ tịch Hội Nông dân thị trấn Lao Bảo cho biết: “Kinh nghiệm cho thấy càng tưới nước sạch thì nấm càng phát triển tốt. Đặc biệt, trong quá trình trồng và chăm sóc, việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật có thể gây hại rất lớn cho nấm, nên bà con đều không dùng các loại hóa chất. Đó là lý do để có thể khẳng định nấm sò là thực phẩm siêu sạch”.

Hiện nay, nấm sò là loại “rau” cao cấp, ngon, bổ và đặc biệt là rất sạch. Thế nên, càng ngày thực phẩm này càng được ưa chuộng trên thị trường. Anh Nguyễn Hữu Hà cho biết: “Trước đây, gia đình tôi phải đưa nấm sò ra chợ bán hàng ngày, nhưng giờ thì có nhiều tiểu thương đến tận nhà để mua. Đặc biệt nhất là không ít người dân của nước bạn Lào cũng lặn lội tìm nhà vợ chồng tôi để đặt mua nấm với số lượng lớn và tìm hiểu cách trồng, chăm sóc”.

Trong bối cảnh người dân đang loay hoay tìm hướng phát triển kinh tế, nghề trồng nấm sò chính là lựa chọn hấp dẫn.

QUANG HIỆP

Các tin mới:

31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
22/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
15/12/2013
15/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang