• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Giảm hao hụt trong sử dụng phân bón: Giải pháp hạ giá thành sản xuất cho người trồng lúa

Nguồn tin: Báo Cần Thơ, 06/06/2011
Ngày cập nhật: 8/6/2011

Vụ đông xuân 2010 - 2011, nông dân trồng lúa ở TP Cần Thơ vừa trúng mùa vừa được giá. Hiện nay, nông dân thành phố xuống giống gần dứt điểm lúa hè thu với trên 81.532 ha. Nhu cầu phân đạm cho vụ lúa hè thu rất lớn, nông dân đang băn khoăn với bài toán lời lỗ khi giá phân bón ở mức cao. Trong khi tỷ lệ hao hụt khi sử dụng phân bón đến 40%.

Nông dân thường bón nhiều phân đạm trong vụ hè thu để cây lúa xanh tốt.

Theo Bộ Công thương, hiện nay, lượng phân bón hóa học sản xuất trong nước đạt khoảng 6,2 triệu tấn, đáp ứng 68% nhu cầu cho các loại cây trồng. Trong đó, phân đạm sản xuất trong nước chỉ đáp ứng trên 50% nhu cầu, số còn lại vẫn phải nhập khẩu từ nước ngoài. Thời gian qua, giá phân bón liên tục tăng và đứng ở mức cao. Ở thời điểm năm 2009, giá nhập khẩu phân Ure là 202 USD/tấn, nhưng hiện nay giá nhập khẩu phân Ure khoảng 380 USD/tấn, tăng hơn 1,7 lần so với năm 2009.

So với thời điểm đầu vụ đông xuân 2010 - 2011, thì đầu vụ hè thu, giá bán lẻ các loại phân bón trên địa bàn TP Cần Thơ đều có xu hướng điều chỉnh tăng. Ở đầu vụ đông xuân 2010 - 2011, phân Ure Phú Mỹ 370.000 đồng/bao (50 kg), hiện ở mức 485.000 đồng/bao. Phân DAP Việt - Nhật tăng từ 520.000 đồng/bao lên 540.000 đồng/bao. Phân Kali (Canada) tăng từ 490.000 đồng/bao lên 580.000 đồng/bao. Phân DAP Trung Quốc loại I tăng từ 720.000 đồng/bao lên 790.000 đồng/bao vào cuối vụ đông xuân và hiện nay đang hạ xuống mức 770.000 đồng/bao. Bà Lê Thị Dạ, chủ Đại lý vật tư nông nghiệp Tuấn Dạ (thị trấn Cờ Đỏ, huyện Cờ Đỏ), cho biết: “Ở thời điểm đầu vụ đông xuân, giá phân bón bình ổn do đảm bảo nguồn cung. Nhưng từ cuối vụ đông xuân và sang vụ hè thu do tỷ giá, giá xăng dầu, chi phí vận chuyển, lãi suất ngân hàng... đồng loạt tăng nên giá phân bón liên tục tăng. Trong khi nhu cầu sử dụng phân bón khi vào vụ hè thu đứng ở mức cao thì một số công ty chuyên cung ứng vật tư nông nghiệp lấy lý do thiếu hàng để đẩy giá phân bón lên...".

Tuy nhiên, vấn đề mà nhiều nông dân quan tâm là giá phân bón đứng ở mức cao, nông dân lo ngại lời - lỗ khi chi phí đầu tư tăng. Ông Nguyễn Văn Đức, Chủ tịch Hội Nông dân xã Thới Xuân, huyện Cờ Đỏ, cho rằng: “Đa số nông dân đều phấn khởi vì giá lúa đông xuân ở mức cao. Tuy nhiên, sang vụ hè thu các chi phí đầu vào như làm đất, phân bón đều tăng. Tính trung bình chi phí phân bón cho vụ đông xuân chưa đến 500.000 đồng/công thì sang vụ hè thu đã tăng xấp xỉ 800.000 đồng/công. Trong khi đó, năng suất lúa vụ hè thu thường không cao, nông dân lo ngại đầu ra”. Theo ông Đức, đa số nông dân mua phân bón ở các đại lý thường trả tiền vào cuối vụ. Vì vậy, ngoài phần chi phí gánh thêm do giá phân bón tăng, nông dân còn phải chịu thêm phần tiền lời do mua trả chậm. Trong khi do điều kiện sản xuất, vụ hè thu, nông dân thường tăng cường lượng phân đạm từ 15 - 20% so với vụ đông xuân.

Theo Tiến sĩ Lê Văn Bảnh, Viện trưởng Viện Lúa ĐBSCL, hiện nay, tỷ lệ hao hụt trong sử dụng phân bón của nông dân vẫn còn ở mức cao, từ 40 - 50%. Trung bình hàng năm, ĐBSCL sử dụng khoảng 2 triệu tấn phân bón. Trong khi đó, lượng phân bón hao hụt có thể lên đến 1 triệu tấn. Vì vậy, công tác tuyên truyền, tập huấn kỹ thuật từ ngành nông nghiệp là rất cần thiết nhằm giúp nông dân giảm lượng phân bón, tăng hiệu suất sử dụng và giảm chi phí mua phân bón. Tiến sĩ Bảnh cho rằng: “Việc bình ổn giá phân bón sẽ có tác động tích cực đến nông dân trồng lúa. Để ổn định giá phân bón, ngành sản xuất trong nước hiện đang đầu tư nâng cao năng lực sản xuất để giảm nhập khẩu từ nước ngoài. Ngoài ra, các công ty sản xuất phân bón cần thiết lập hệ thống đại lý phân phối rộng khắp, thống nhất về giá và đưa ra mức chiết khấu khi bán hàng, tránh tình trạng mua đứt bán đoạn để nông dân được mua phân bón với giá ổn định”. Bên cạnh đó, điều mà nông dân lo lắng hiện nay là tình trạng phân giả, phân bón kém chất lượng xuất hiện trên thị trường. Bản thân nông dân khó phân định được chất lượng mà cần có sự vào cuộc của ngành chức năng.

Theo ông Phạm Văn Quỳnh, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn TP Cần Thơ, thành phố hiện có trên 300 cửa hàng, đại lý kinh doanh phân bón, thuốc bảo vệ thực vật. Trong vụ hè thu 2011, nguồn cung phân bón cho nông dân sẽ được đảm bảo. Ngoài ra, ngành nông nghiệp thường xuyên dự báo nhu cầu tiêu thụ phân bón trong các vụ sản xuất và theo dõi khả năng cung ứng phân bón của các cửa hàng, đại lý để đảm bảo cân đối cung cầu phân bón, không để xảy ra tình trạng sốt hàng, tăng giá đột biến...

MINH HUYỀN

Các tin mới:

31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
22/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
15/12/2013
15/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang