• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Hà Nội: Gỡ “đầu ra” cho rau an toàn

Nguồn tin: Hà Nội Mới, 27/05/2011
Ngày cập nhật: 28/5/2011

Trong điều kiện môi trường sống bị ô nhiễm nghiêm trọng như hiện nay, các sản phẩm sạch dễ dàng khẳng định thương hiệu và chỗ đứng với người tiêu dùng (NTD).

Thế nhưng, rau an toàn (RAT) Hà Nội (HN) lại rơi vào cảnh long đong, dù nhu cầu lớn song sức tiêu thụ lại quá yếu. Nếu không sớm gỡ đầu ra, khả năng RAT HN dễ "đứt gánh giữa đường"...

Thiếu mạng lưới tiêu thụ

Theo Chi cục Bảo vệ thực vật (BVTV) HN, Thủ đô hiện có 3.046 ha RAT, phân bố ở 97 vùng thuộc 72 xã, phường. Trong đó, diện tích RAT được cấp giấy chứng nhận theo tiêu chuẩn VietGap là 115 ha, phân bố ở 13 vùng thuộc 13 xã, phường. Dự kiến, năm 2011, Sở NN&PTNT HN sẽ mở rộng diện tích RAT lên 3.255 ha. Đặc biệt, đề án sản xuất và tiêu thụ RAT thành phố giai đoạn 2009 - 2015 đã được phê duyệt với kinh phí dự kiến lên tới trên 900 tỷ đồng. Theo đề án, đến năm 2015, HN sẽ có khoảng 5.000 - 5.500 ha RAT được đầu tư về cơ sở hạ tầng, có cán bộ kỹ thuật hướng dẫn nông dân thực hiện quy trình sản xuất. Để hình thành các vùng sản xuất tập trung, HN ưu tiên phát triển RAT tại các vùng ven sông Hồng, sông Đuống, sông Đáy và sông Tích. Ngoài ra, thành phố sẽ lựa chọn những vùng có quy mô lớn ở các huyện như Đông Anh, Mê Linh, Gia Lâm, Chương Mỹ, Đan Phượng để đầu tư khép kín, tạo thành các vùng RAT trọng điểm. Mục tiêu là hình thành mạng lưới sản xuất tiêu thụ rộng lớn, đáp ứng đủ nhu cầu của NTD thành phố và các tỉnh lân cận.

Tuy nhiên, vấn đề của RAT HN hiện nay không phải là ở khâu sản xuất mà là đang bí đầu ra. NTD dù thích RAT, song để tiện mua bán vẫn tìm đến rau thường. Không ít bà nội trợ cho rằng, tìm cửa hàng RAT rất khó vì mạng lưới cửa hàng quá mỏng, hơn nữa, NTD khó phân biệt được RAT và không an toàn. Việc rau không an toàn trà trộn vào các cửa hàng RAT đã từng xảy ra. Trao đổi về vấn đề này, ông Nguyễn Hồng Anh, Phó Chi cục trưởng Chi cục BVTV cho rằng, nhiều HTX được cấp chứng nhận đủ điều kiện mở cửa hàng RAT, khi thiếu rau, nơi cung cấp RAT chưa đáp ứng được, họ đã lấy rau thường thay vào. Theo khảo sát của phóng viên tại một số chợ lớn của HN và các siêu thị, giá RAT và rau thường chênh nhau không quá lớn. Để có được sản phẩm sạch, an toàn, NTD sẵn sàng mua chênh từ 5 - 10%. Vậy do đâu mà RAT và NTD chưa "bén duyên" nhau? Theo bà Nguyễn Thị Hoa, Chi cục trưởng Chi cục BVTV, nguyên nhân là do khâu lưu thông, phân phối chưa ổn, RAT chưa tạo được niềm tin vững chắc về chất lượng trong người tiêu dùng.

"Chông chênh" giữa hai ngành

Để giải bài toán đầu ra cho RAT HN, mới đây, Sở NN&PTNT cùng Sở Công thương đã có cuộc bàn thảo, gỡ khó vấn đề trên. Theo quy định, việc sản xuất RAT do Sở NN&PTNT phụ trách, việc hình thành mạng lưới buôn bán do Sở Công thương đảm nhiệm. Việc "chông chênh" giữa hai ngành khiến RAT rơi vào thế bí. Ông Nguyễn Hồng Anh cho biết, Chi cục BVTV muốn tiến hành kiểm tra các cửa hàng bán RAT thì phải kết hợp liên ngành, điều này gây cản trở không nhỏ cho việc "thẩm định" RAT. Nên thống nhất về quản lý và lưu thông về một ngành để RAT không rơi vào cảnh "một cổ hai còng". Để từng bước giải bài toán đầu ra, theo bà Nguyễn Thị Hoa, dự kiến năm 2011, HN sẽ hình thành 90 quầy bán RAT và mở rộng mạng lưới trong các siêu thị, trung tâm thương mại. Đồng thời tiến hành rà soát lại các vùng RAT, vùng nào đủ điều kiện sẽ được cấp chứng nhận nhằm khuyến khích các DN tham gia sản xuất. Chi cục BVTV "trải thảm đỏ" mời các DN cùng chung sức phát triển RAT. Trong thời gian tới, Chi cục sẽ cử cán bộ giám sát chặt chẽ từng vùng rau, phối hợp với địa phương để phân rõ trách nhiệm trong quản lý, giám sát. "Việc hình thành vùng rau nguyên liệu sẽ được quan tâm đặc biệt, Chi cục sẽ hình thành một số mô hình chuỗi từ khâu sản xuất đến tiêu dùng, vươn tới chuỗi khép kín đến tận bàn ăn" - bà Nguyễn Thị Hoa nhấn mạnh.

Không ít dự án RAT đang "dở khóc" khi giá thành sản xuất thì cao, giá bán rau thấp, trong khi mạng lưới tiêu thụ chưa hình thành, nhiều vùng RAT sản xuất ra nằm héo trên ruộng. Nghịch lý ở đây là giá thuê cửa hàng bán rau thường rất lớn, trong khi giá trị mặt hàng này thấp, tiền bán rau không "gánh" nổi tiền thuê cửa hàng, lấy đâu ra lợi nhuận. Để thúc đẩy đề án RAT, mới đây UBND TP và Sở NN&PTNT đã có ý kiến chỉ đạo các quận, huyện bố trí địa điểm bán RAT. Đặc biệt, Sở NN&PTNT đã báo cáo UBND TP hỗ trợ mỗi cửa hàng 2 triệu đồng/tháng nhằm giải quyết vấn đề địa điểm cung ứng. Đây được coi là tiền đề quan trọng để RAT trở thành hình ảnh quen thuộc, thân thiện với người tiêu dùng. Sở NN&PTNT kiến nghị, UBND các quận, huyện phối hợp chặt chẽ với các chi cục BVTV tăng cường công tác quản lý sản xuất RAT nhằm bảo đảm chất lượng theo tiêu chuẩn VietGap. Đồng thời, kiến nghị UBND TP nên xem xét để có chính sách bình ổn giá, hỗ trợ nguồn vốn để các doanh nghiệp có điều kiện thanh toán cho nông dân trong khi chờ tiền thu về từ các cửa hàng và siêu thị, bởi hầu hết việc bán RAT tại các siêu thị đều ở hình thức ký gửi.

Nghịch lý RAT sản xuất đáp ứng, trong khi nhu cầu NTD lại rất lớn nhưng RAT vẫn ế ẩm và đang chờ những giải pháp tích cực để cả NTD và người sản xuất đều có lợi. Đã đến lúc cấp thiết phải tạo cơ chế, xây dựng mạng lưới tiêu thụ, thúc đẩy đề án sản xuất RAT đạt hiệu quả.

Đào Huyền

Các tin mới:

31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
22/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
15/12/2013
15/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang