• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Cánh đồng 50 triệu” sau 2 năm phát động ở ĐBSCL: Triển vọng nông dân giàu lên

Nguồn tin: BCT, 12/7/2006
Ngày cập nhật: 13/7/2006

Một xóm nhỏ nông dân Khmer ở ấp Cà Hom, xã Hàm Giang, huyện Trà Cú (Trà Vinh) thành lập câu lạc bộ 100 triệu; nhiều hộ nông dân ĐBSCL thu nhập 35-40 triệu đồng/ha/năm… Đó là hiện thực khích lệ của quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tăng thu nhập trên một diện tích đất kể từ khi phong trào “cánh đồng 50 triệu” và “hộ thu nhập 50 triệu” được Ban Kinh tế T.Ư, Bộ NN&PTNT và Hội Nông dân VN phát động cách nay 2 năm.

Chuyển đổi hiệu quả

Trước đây Cà Hom là một ấp nghèo, đa số bà con người dân tộc Khmer, đời sống hết sức khó khăn. Thực hiện chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông- ngư nghiệp, nhiều hộ nông dân ở Cà Hom đã chuyển đất lúa kém hiệu quả sang trồng mía giống mới đạt năng suất, hiệu quả kinh tế cao. Hộ ông Kim Duông, ấp Cà Hom, trồng 1,5 ha, năng suất 180 tấn/ha, thu nhập hơn 80 triệu đồng; hộ ông Trần Thái có 0,5ha trồng mía, lãi 35 triệu đồng/năm. Sau bước chuyển đổi thành công, Câu lạc bộ 100 triệu của ấp Cà Hom được hình thành, do ông Trần Sên, Bí thư chi bộ ấp làm chủ nhiệm. Theo UBND huyện Trà Cú, nhiều hộ đồng bào Khmer nghèo của huyện đã được vay vốn ưu đãi chuộc lại đất cầm cố, được trợ cước, trợ giá cây trồng vật nuôi, thực hiện chuyển đổi cây trồng góp phần tăng thu nhập kinh tế hộ... Hiện nay bình quân mỗi hộ nông dân Khmer có mức thu nhập hơn 24 triệu đồng/năm, thu nhập bình quân tăng hơn 1,7 triệu đồng/ hộ so với trước.

Ngay từ năm 2000, Nông trường Cờ Đỏ (xã Thạnh Phú, huyện Thốt Nốt, tỉnh Cần Thơ) đã chuyển 30% diện tích đất lúa của nông trường sang trồng lúa thơm. Đến nay, con số này đã lên tới 95%. Hiện tại nông trường đang trồng hai loại giống lúa thơm là ST1 và VD1. Đây là các loại giống cho năng suất và chất lượng cao, giá gần gấp đôi so với giá lúa thường (2.500 đồng/kg). Song song đó, nông trường còn áp dụng mô hình trồng lúa kết hợp với nuôi tôm càng xanh trên ruộng. Thực tế, trong vụ tôm vừa qua, các hộ xã viên đã thu hoạch khoảng 600 - 850kg tôm/ha. Với giá bán trung bình 120.000 đồng/kg, tổng doanh thu cả vụ đạt khoảng 70 - 80 triệu đồng. Các thửa ruộng kết hợp trồng lúa với nuôi cá rô đồng cũng cho năng suất 5 - 6 tấn/ha, doanh thu tương đương với mô hình tôm - lúa. Nếu kết hợp trồng hai vụ lúa thơm với nuôi tôm càng xanh, hoặc lúa thơm với cá rô đồng, thì những cánh đồng này sẽ đạt trên 100 triệu đồng/ha/năm. Hiện tại, nông trường đã có trên 60ha của 25 hộ canh tác đạt tiêu chuẩn “cánh đồng trên 100 triệu đồng/ha/năm”.

Xã Kiến An, huyện Chợ Mới (An Giang) có cánh đồng rau màu rộng 850 ha, đạt giá trị bình quân 75 triệu đồng/ha/năm, trong đó lãi 50 triệu đồng/ha. Cánh đồng này trồng các loại rau màu như hành, hẹ, gừng, ngò, kiệu..., mỗi năm từ 3 đến 5 vụ. Anh Huỳnh Văn Xinh (ấp Hòa Thượng) trồng 0,6 ha hành lá, nhờ trúng giá, trừ vốn và chi phí còn lãi 54 triệu đồng. Ông Nguyễn Văn Sự (ấp Hòa Thượng) trồng các loại rau màu cao cấp như hành, gừng, ngò gai... với kỹ thuật cao, nên lãi 250 đến 300 triệu/ha/năm. Anh Nguyễn Văn Trung chỉ có 0,25 ha đất trồng hành, cải bẹ dún và dưa leo, sau 9 tháng lãi 80 triệu đồng. Nhiều hộ khác trong xã Kiến An chuyển đất lúa 3 vụ sang trồng màu, tính ra lãi gấp 3 đến 4 lần so với độc canh cây lúa...

Hướng đi đã được mở lối

Ngay khi phát động, phong trào “cánh đồng 50 triệu” và “hộ gia đình thu nhập 50 triệu” đã gặp nhiều ý kiến tranh luận, phản biện về cơ sở khoa học của nó. Thế nhưng, theo Bộ NN&PTNT khi phong trào đi vào đời sống, đã hình thành rõ một số xu thế chính của quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế để đạt mục tiêu 50 triệu đồng/ha. Toàn vùng ĐBSCL đạt mức tăng trưởng nông nghiệp bình quân 7%/năm trong đó một số mô hình chuyển đổi cơ cấu lớn từ lúa sang thủy sản như Cà Mau tăng 11,5%; Bạc Liêu 15%. Cơ cấu sản xuất chuyển dịch theo hướng đa dạng hóa sản phẩm và tăng hiệu quả. ĐBSCL giảm 200.000 ha lúa, tăng 300.000 ha nuôi trồng thủy sản. Mỗi năm chuyển đổi làm tăng giá trị trên 10.000 tỉ đồng. Một ha đất nông nghiệp bình quân đạt giá trị bán ra là 27,64 triệu đồng, cao nhất là An Giang 37,69 triệu, Vĩnh Long 37,40 triệu, Tiền Giang 36,21 triệu. Các tỉnh có quy mô diện tích đạt giá trị 50 triệu/ha cao nhất là An Giang, Tiền Giang mỗi tỉnh 55.000 ha.

Phong trào “cánh đồng 50 triệu” đã tạo cơ cấu sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, dịch vụ, chế biến... dần phù hợp hơn với thị trường. Nếu như năm 2002, cả nước đạt 37,2 triệu tấn lương thực có hạt (tăng 2,96 triệu tấn so với 2001) thì đến năm 2005, con số đó là 40 triệu tấn. Diện tích lúa giảm 350.000 ha để chuyển sang phát triển màu, nuôi trồng thủy sản có hiệu quả cao hơn. Sản lượng bắp có bước tăng trưởng đột phá; rau, hoa, các loại đậu, cây công nghiệp, cây ăn quả đều tăng trưởng khá; chăn nuôi chuyển dịch theo hướng sản xuất hàng hóa, vừa đa dạng hóa vật nuôi vừa tăng chất lượng sản phẩm.

Nhờ quá trình chuyển đổi sản xuất, chất lượng sản phẩm nông nghiệp được nâng cao gắn với tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm. Tỷ lệ các giống lúa đạt chất lượng cao, lúa thơm, lúa nếp, lúa đặc sản tăng lên khoảng 15 – 17% diện tích. Bộ giống lúa dần dần được hoàn thiện, có giống năng suất cao, có giống chất lượng cao, có giống năng suất, chất lượng khá phù hợp với các vùng sinh thái. Giá gạo xuất khẩu tăng 20-30USD/tấn, chênh lệch giá với Thái Lan được rút ngắn. Điều quan trọng nhất của quá trình chuyển đổi sản xuất là hình thành thế hệ nông dân kiểu mới, đội ngũ nông dân giỏi, doanh nhân nông nghiệp trang trại, tiên phong về tổ chức sản xuất gắn với thị trường.

Đường đến đích hãy còn xa?

Sau 2 năm phát động, phong trào “cánh đồng 50 triệu” và “hộ gia đình thu nhập 50 triệu” đã tạo ra xu thế làm ăn mới trong nông dân, đạt nhiều thành quả đáng khích lệ. Thế nhưng, theo đồng chí Huỳnh Phong Tranh, Phó Ban chỉ đạo Tây Nam bộ, quá trình chuyển đổi này vẫn chưa bền vững. Tại ĐBSCL, vùng bán đảo Cà Mau và các tỉnh ven biển chuyển mạnh sang nuôi tôm, thuận lợi mấy mùa đầu nhưng giờ đây gặp nhiều khó khăn do ô nhiễm môi trường, tôm chết, nông dân nợ ngân hàng. Cây mía và cây ăn quả bấp bênh, giá cả khi trồi khi sụt. Đáng lưu ý là tỷ lệ hộ nghèo toàn vùng còn hơn 20%, có nơi nghèo gay gắt như Cà Mau, Bạc Liêu.

PGS-TS Bùi Chí Bửu, Viện trưởng Viện nghiên cứu lúa ĐBSCL cho rằng ĐBSCL là vùng trọng điểm sản xuất lúa gạo của cả nước, việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp, thay đổi cây trồng mới phải được quy hoạch thận trọng, vì mục tiêu an toàn lương thực, sức ép dân số Việt Nam vẫn còn lớn. Nếu thâm canh lúa thật tốt thì tổng thu nhập trên mỗi ha vẫn khó đạt mục tiêu 50 triệu đồng. Chúng ta có thể nghiên cứu cách làm tăng thu nhập của nông dân theo hướng khác, ví dụ giảm chi phí giá thành, giảm chi phí dùng thuốc trừ sâu bệnh, giảm chi phí sử dụng phân đạm, tiết kiệm nước tưới một cách có hiệu quả tốt nhất, gia tăng phẩm chất hạt gạo trên thị trường trong và ngoài nước, giải quyết thị trường lúa gạo có lợi cho nông dân trên cơ sở ký hợp đồng giữa doanh nghiệp và nông dân một cách hợp lý. Như thế chúng ta vừa tạo điều kiện tăng thu nhập cho nông dân, vừa giải quyết vấn đề môi trường trong sản xuất lúa. Bên cạnh đó, cần tiến hành xây dựng các mô hình lúa + cá, lúa + tôm, lúa + màu thích nghi với từng vùng, từng trình độ và năng lực đầu tư của nông dân để đa dạng hóa nguồn thu. Về cơ bản, ĐBSCL không thể làm giàu từ cây lúa, nhưng đây là nhiệm vụ chính trị của cả nước giao cho.

“Dĩ nhiên đã có nhiều cánh đồng đạt 50 triệu đồng/ha. Đây là sự thay đổi tư duy gần như 180 độ. Chúng ta rất mừng vì tư duy đã thay đổi, nhà nước không bắt buộc trồng lúa bất cứ giá nào và bất cứ ở đâu, nông dân có thể chọn lấy hệ thống canh tác nào thích hợp nhất và có lợi nhất thì trồng. Tuy vậy, sẽ không có chuyện 50 triệu đồng nếu mọi người sản xuất ra hàng hóa mà không có ai mua hoặc mua giá trôi nổi trên thị trường”- GS- TS Võ Tòng Xuân, Hiệu trưởng Trường Đại học An Giang trăn trở. Muốn đạt 50 triệu đồng/ha hoặc làm cho mỗi hộ được 50 triệu, tùy thuộc chủ yếu vào thị trường sản phẩm mà hộ nông dân sẽ cung cấp hàng hóa. Nhà nước cần phải quy hoạch vùng sản xuất, xem từng vùng có những ưu thế so sánh như thế nào để hàng hóa không cạnh tranh nhau đầu ra, rồi tập trung đầu tư cho sản xuất hàng hóa, từ khâu sản xuất đến bảo quản, chế biến, đầu ra tiêu thụ. Nông nghiệp nông thôn rất cần vai trò chủ đạo điều phối của nhà nước, không nên phó mặc cho dân tự phát. Tuy nhiên, đến nay, vai trò này vẫn còn lúng túng.

TRẦN MINH TRƯỜNG

Các tin mới:

31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
22/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
15/12/2013
15/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang