• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Rau Đà Lạt đại hạ giá

Nguồn tin: Lao Động, 18/05/2011
Ngày cập nhật: 19/5/2011

Hơn nửa tháng qua - từ đầu tháng 5 đến 17.5 - chưa bao giờ rau Đà Lạt (Lâm Đồng) lại rớt giá một cách thê thảm như thế: Hầu hết giá các loại rau đã xuống thấp hơn so với cuối tháng 4 từ 50 - 70%, thậm chí tới 90%.

Giá cà chua từ 5.000 đồng/kg trước đây, nay giảm xuống còn 1.000 đồng/kg; su su từ 3.000 đồng rớt xuống còn 200 đồng/kg…

Cà chua chín rũ trên đồng, nhưng nhà nông đành phá bỏ vì giá bán không bù nổi công đầu tư. Ảnh: Khắc Dũng

Được mùa, rớt giá

Nói “rau Đà Lạt” là nói đến rau của TP.Đà Lạt và rau của hai huyện lân cận là Đơn Dương và Đức Trọng. Dự kiến trong tháng 6 tới đây, UBND tỉnh Lâm Đồng sẽ công bố chính thức nhãn hiệu “Rau Đà Lạt” với 13 sản phẩm rau của 3 địa phương này sẽ được đưa vào kiểm định và cấp nhãn hiệu trước khi được đưa ra tiêu thụ tại thị trường trong nước và quốc tế.

Ông Lê Văn Thành (ở xã Quảng Lập, huyện Đơn Dương) ngậm ngùi: “Cà chua là một trong 13 sản phẩm nông nghiệp của rau Đà Lạt dự kiến được đưa vào kiểm định để cấp nhãn hiệu trước khi đưa ra thị trường. Ấy nhưng, vụ này, cả vườn cà chua hơn nửa hécta của tôi đành phải cày bỏ vì không thể thu hoạch được. Hiện giá cà chua chỉ còn không đến 1.000 đồng/kg, không đủ chi phí đầu vào nên không có nhà buôn nào chịu hái cả”.

Không chỉ ông Thành, cả hai huyện Đơn Dương, Đức Trọng và TP.Đà Lạt hiện có hàng ngàn hộ nông dân với trên 500 ha cà chua chín rục trên cây phải cày chất thành núi để giải phóng đất, trồng các loại cây trồng khác. Mới hồi sau tết, giá rau các loại đều ở mức cao, nhà nông ở vùng rau theo quy hoạch của tỉnh hớn hở xuống giống các loại cây trồng đúng theo chương trình phát triển “vùng rau an toàn” cả hàng nghìn hécta với hy vọng tiếp tục “trúng giá, được mùa”.

Cũng cần nói thêm: Theo quy hoạch “vùng sản xuất rau và chè tập trung tỉnh Lâm Đồng” từ nay đến 2020 vừa được phê duyệt, thì vùng sản xuất rau an toàn tập trung của tỉnh này rộng đến 13.174 ha, tập trung ở Đức Trọng 6.000 ha, Đơn Dương 4.500 ha, Đà Lạt 2.000 ha và Lạc Dương 674 ha. Cùng với quy hoạch này, tỉnh Lâm Đồng còn dự kiến trong tháng 7 tới sẽ chính thức cấp nhãn hiệu “Rau Đà Lạt” cho các loại sản phẩm rau (13 sản phẩm) của 3 địa phương Đà Lạt, Đơn Dương và Đức Trọng trước khi đưa ra thị trường.

Chưa đủ sức cạnh tranh Theo số liệu thống kê của Sở NNPTNT Lâm Đồng, diện tích trồng rau hằng năm của tỉnh vào khoảng 35.000 ha với sản lượng 1,1 triệu tấn rau thành phẩm các loại. Được biết, ngay từ cuối 2008, Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng đã ban hành Quyết định số 31 về quản lý và sử dụng nhãn hiệu “Rau Đà Lạt” theo tiêu chuẩn “Dalat GAP” trên tinh thần nhãn hiệu độc quyền trong cả nước.

Quy chế này không chỉ mang tính công cụ quản lý nhãn hiệu và chất lượng rau Đà Lạt, mà còn là “lời hiệu triệu” nhằm tập hợp mọi người dân trồng rau trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng cùng thực hành “phương thức sản xuất nông nghiệp tốt” (GAP - Good Agriculture Practice) trên cánh đồng rau của mình để giữ vững nhãn hiệu độc quyền “Rau Đà Lạt”.

Hiện, trên địa bàn Lâm Đồng đã có 6 mô hình chuẩn về rau an toàn đã được xây dựng để nhằm hướng tới mục tiêu cao hơn là tiêu chuẩn ASEAN GAP hoặc Global GAP (tiêu chuẩn Châu Âu). Lâm Đồng đang phấn đấu để thực sự trở thành trung tâm ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao đầu tiên của cả nước và rau củ quả được xác định là “mũi nhọn” của trung tâm này.

Như vậy, với “con đường dài” của rau Đà Lạt và thực trạng sản phẩm này đang rớt giá thê thảm (có nguyên nhân sản phẩm chưa đủ khả năng cạnh tranh trên thị trường) ngay vào thời điểm chuẩn bị công bố nhãn hiệu độc quyền “Rau Đà Lạt” hẳn có nhiều vấn đề được đặt ra cho không chỉ người nông dân trên hành trình phát triển bền vững sản phẩm rau Đà Lạt!

Khắc Dũng

Các tin mới:

31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
22/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
15/12/2013
15/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang