• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Lợi ích từ việc ghi chép sổ tay sản xuất hướng VietGAP

Nguồn tin: Báo Vĩnh Long, 17/05/2011
Ngày cập nhật: 18/5/2011

Một trong những nội dung quan trọng của việc thực hiện quy trình VietGAP hoặc GlobalGAP chính là việc ghi chép đầy đủ nhật ký đồng ruộng. Đây còn là cơ sở để truy nguyên nguồn gốc xuất xứ của sản phẩm. Vì vậy, ngành nông nghiệp các địa phương cần khuyến khích, vận động nông dân thực hiện tốt việc ghi chép sổ tay nhật ký đồng ruộng.

Từ vụ lúa Đông Xuân 2010 - 2011, ngành nông nghiệp Vĩnh Long đã xây dựng mô hình trình diễn sản xuất lúa theo hướng GAP.

Những năm gần đây, sản xuất lúa của Vĩnh Long nói riêng và cả ĐBSCL nói chung có nhiều thành công rõ nét. Đó là sự gia tăng đáng kể về năng suất và chất lượng thông qua việc thực hiện đồng bộ các giải pháp về kỹ thuật mà chủ yếu là từ việc chuyển đổi cơ cấu giống đến việc bố trí lịch thời vụ thích hợp và quản lý tốt các đối tượng dịch hại, đặc biệt là đối với rầy nâu, bệnh vàng lùn và lùn xoắn lá.

Tuy nhiên, hiện trạng sản xuất lúa ở Vĩnh Long và ĐBSCL còn theo tập quán nhỏ lẻ manh mún nên rất khó áp dụng các tiến bộ kỹ thuật tiên tiến, nông dân chỉ biết đầu tư sản xuất để đạt năng suất cao, không thể hạch toán chi tiết chi phí sản xuất để biết lời lỗ ra sao. Đặc biệt, trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế và việc cạnh tranh về thị trường xuất khẩu gạo với các nước trồng lúa trong khu vực thì nông dân cần phải sản xuất theo quy trình VietGAP hoặc GlobalGAP và tính toán đến hiệu quả kinh tế qua việc tiến hành ghi chép sổ tay nhật ký sản xuất lúa, nắm bắt thông tin về nhu cầu thị trường, xây dựng vùng nguyên liệu và ký kết hợp đồng tiêu thụ lúa gạo để khai thác tối đa ưu thế của sản xuất lúa trong điều kiện nhu cầu lương thực trên thế giới đang ngày một gia tăng.

Từ vụ lúa Đông Xuân 2010 - 2011, Cục Trồng trọt thuộc Bộ Nông nghiệp và PTNT đã phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT các tỉnh vùng ĐBSCL tiến hành xây dựng các mô hình nông dân canh tác lúa có ghi chép việc sử dụng giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, công chăm sóc, thu hoạch, vận chuyển,… để tính toán giá thành sản xuất lúa. Theo Cục Trồng trọt thuộc Bộ Nông nghiệp và PTNT thì việc thực hiện ghi chép sổ tay nhật ký sản xuất lúa sẽ nhằm đạt được 3 lợi ích cơ bản sau đây:

- Một là, mỗi nông dân ghi chép sổ tay sẽ là người tự thiết lập cho mình quy trình sản xuất lúa về mặt thời gian, cách bố trí công việc, tính toán lao động thuê mướn và lao động gia đình, dự tính các khâu máy móc cần thiết cho suốt quá trình canh tác, mua và dự trữ phân bón, thuốc bảo vệ thực vật,… Cuối vụ sản xuất lúa, căn cứ vào những ghi chép trong sổ tay sản xuất, nhật ký công việc, tình hình sinh trưởng của lúa, bón phân, diễn biến dịch hại, phun xịt thuốc bảo vệ thực vật, tình hình thời tiết, khí tượng, thủy văn… và năng suất lúa đạt được, nông dân có thể rút ra được những vấn đề làm tăng hoặc giảm năng suất lúa.

Quyển sổ tay ghi chép đầy đủ của nhiều nông dân trong vùng sản xuất, trong cánh đồng sẽ được cán bộ kỹ thuật, các nhà chuyên môn xem xét, phân tích dựa trên các dữ liệu ghi chép của nông dân sẽ tổng hợp được những vấn đề cần bổ sung, chỉnh sửa, để có những khuyến cáo cụ thể nhằm có được năng suất cao nhất, chi phí thấp nhất. Nếu không có việc ghi chép sổ tay sản xuất lúa thì sẽ rất khó kiểm soát, kiểm tra, đánh giá các vấn đề nêu trên do nông dân không thể nhớ hết tất cả những việc mình làm trong cả vụ canh tác lúa. Ghi chép sổ tay sẽ giúp nông dân có được một quy trình canh tác tốt hơn, có tác động vào các giai đoạn cần thiết của cây lúa nên lúa sẽ sinh trưởng và phát triển tốt hơn, môi trường canh tác lúa được bảo vệ và sức khỏe nông dân cũng sẽ được cải thiện.

- Hai là, trong sổ tay ghi chép sản xuất lúa, tất cả các công việc đều được tính thành tiền, ngay cả công lao động của gia đình bỏ ra. Điều này giúp cho nông dân biết được giá thành sản xuất ra 1 kg lúa bằng việc cộng tất cả các chi phí đầu tư cho sản xuất chia cho sản lượng lúa có được trong vụ sản xuất. Qua đó, khi bán lúa nông dân sẽ biết được mình có lãi hay không và được bao nhiêu. Nếu không ghi chép đầy đủ như thế này thì người dân khó biết được giá thành sản xuất 1 kg lúa là bao nhiêu và giá bán bao nhiêu để có được lợi nhuận, do vậy thường xảy ra bất đồng giữa nông dân bán lúa và doanh nghiệp thu mua lúa. Ngoài ra, việc tính được tiền đầu tư của từng khâu trong suốt quy trình canh tác lúa sẽ giúp nông dân biết được có thể tiết kiệm được khoảng đầu tư nào để làm giảm giá thành sản xuất. Các nhà khoa học, chuyên môn, cán bộ kỹ thuật và nhóm nông dân có thể phân tích, đánh giá từ nhật ký đồng ruộng được ghi chép trong sổ tay kết hợp với tiền đầu tư cho từng hạng mục và khuyến cáo tăng hoặc giảm các chi phí đầu tư để có lợi nhất.

- Ba là, ghi chép sổ tay sản xuất lúa là một trong những khâu cơ bản và quan trọng khi tiến hành thực hiện theo tiêu chí VietGAP hoặc GlobalGAP. Và đây cũng là yêu cầu bắt buộc để đạt được tiêu chí về truy nguyên nguồn gốc. Sổ tay ghi chép sản xuất là một tài liệu trong bộ hồ sơ truy nguyên nguồn gốc sản phẩm, cung cấp cho doanh nghiệp hoặc người tiêu dùng các dữ liệu cần thiết về sản xuất và an toàn vệ sinh thực phẩm khi sản xuất được công nhận VietGAP hoặc GlobalGAP. Bởi vì, giá nông sản nói chung hay giá lúa nói riêng, khi đạt tiêu chuẩn này sẽ có giá bán cao hơn sản phẩm cùng loại không đạt tiêu chuẩn 20 - 25% và trong tương lai có thể đạt cao hơn nữa.

Việc ghi chép sổ tay là khâu khó nhất trong tiến trình thực hiện theo VietGAP hoặc GlobalGAP. Nó đòi hỏi sự kiên trì của nông dân và sự trung thực trong ghi chép, không ai có thể ghi thay cho nông dân được. Tuy nhiên, cũng phải thấy thêm rằng ngoài 3 lợi ích nêu trên, ghi chép sổ tay là dịp để nông dân nhìn lại quá trình canh tác của mình, từ đây có thể rút ra được nhiều kinh nghiệm và thông qua thảo luận sổ tay giữa các nhóm nông dân, giữa nông dân với cán bộ kỹ thuật, nhà chuyên môn trong nhiều vụ sản xuất sẽ giúp nông dân nâng cao trình độ canh tác, đồng thời cũng sẽ giúp cho các nhà chuyên môn, các cán bộ kỹ thuật có thêm những số liệu thực tế để khuyến cao cho nông dân áp dụng. Các nhà khoa học, nhà quản lý có thể kiểm chứng lại những nghiên cứu, chỉ đạo của mình so với thực tiễn sản xuất của nông dân.

Ngoài việc tuyên truyền hướng dẫn cho nông dân ghi chép sổ tay nhật ký đồng ruộng thì hiện nay ngành nông nghiệp các địa phương đang có kế hoạch triển khai xây dựng mô hình “Cánh đồng mẫu lớn” với mục tiêu là phát triển lúa gạo xuất khẩu ổn định, bền vững, có hiệu quả kinh tế cao, đảm bảo lợi ích cho người sản xuất và doanh nghiệp xuất khẩu, phát huy lợi thế cạnh tranh của lúa gạo vùng ĐBSCL nói riêng và lúa gạo Việt Nam nói chung trên trường quốc tế, từng bước nâng cao thu nhập cho nông dân trồng lúa.

Ths. Nguyễn Văn Liêm

Các tin mới:

31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
22/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
15/12/2013
15/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang