• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Miền Đông: Vương quốc cây điều

Nguồn tin: Báo Đồng Nai, 17/05/2011
Ngày cập nhật: 18/5/2011

Cả nước hiện có khoảng 450.000 hécta điều, tập trung chủ yếu ở khu vực Đông Nam bộ. Trong đó, Bình Phước là tỉnh có diện tích trồng điều lớn nhất nước (khoảng 150.000 hécta); Đồng Nai có hơn 50.000 ha và Bình Dương cũng có gần 1.500 hécta cây điều vùng phòng hộ được trồng mới. Cây điều miền Đông được trồng thâm canh hoặc xen canh, trở thành một trong những mặt hàng nông sản giúp người dân xóa đói giảm nghèo và làm giàu...

* Bức tranh công nghiệp hóa

Cho đến nay, hầu hết các hộ nông dân trồng điều miền Đông đã áp dụng quy trình tiên tiến để chăm sóc vườn điều, nâng cao năng suất, chất lượng hạt điều theo hướng bền vững và nâng cao thu nhập. Tuy nhiên, vẫn còn một tỷ lệ nhỏ vườn điều trên địa bàn canh tác chưa đúng kỹ thuật như: mật độ quá dày, già cỗi, hạt không đạt chất lượng xuất khẩu, làm giảm năng suất. Nhiều hộ trồng điều ít khi chặt tỉa thưa cho đúng mật độ, tạo tán, bón phân cân đối theo nhu cầu của đất theo quy trình thâm canh cải tạo vườn điều. Việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật không đúng cách cũng ảnh hưởng đến năng suất và môi trường. Và câu chuyện giá cả bấp bênh của nông sản ở nước ta cũng đã ảnh hưởng lớn đến việc mở rộng diện tích và cải tiến kỹ thuật trồng điều.

Bóc nhân hạt điều.

Nhiều năm qua, ngành điều Việt Nam nói chung và miền Đông nói riêng đã trải qua những thăng trầm. Có lúc cây điều ở thời kỳ hoàng kim, nhưng cũng có lúc cây điều gặp khó khăn. Đến nay, đa phần nông dân miền Đông, đặc biệt là nông dân Bình Phước vẫn gắn bó với cây điều. Năng suất điều bình quân gần 13 tạ/hécta, lợi nhuận ước đạt khoảng 8,5 - 12 triệu đồng/hécta/năm. Nhiều hộ dân đã xóa đói giảm nghèo nhờ trồng điều, thậm chí không ít hộ nhờ có diện tích canh tác lớn đã làm giàu nhờ điều. Ví dụ anh Phạm Văn Cường, 38 tuổi, ở xã Long Hưng, huyện Bù Gia Mập, cách đây 20 năm, chỉ là một thanh niên tay trắng, nay anh đã có một cơ ngơi bạc tỷ, là điển hình sản xuất, kinh doanh giỏi năm 2010. Nhiều doanh nghiệp chế biến nhân hạt điều cũng ăn nên làm ra (đa số tập trung ở tỉnh Bình Phước), một phần là nhờ có đầu tư, cải tiến công nghệ, dây chuyền máy móc, thiết bị sản xuất chế biến hạt điều. Một số doanh nghiệp tiêu tiểu có thể kể đến như Donafoods (Đồng Nai), Mỹ Lệ, Khánh Tùng, Cẩm Hồng, Vân An (Bình Phước)...

* Câu chuyện cung – cầu

Trong năm 2010, Lễ hội quốc tế Quả điều vàng đã được tổ chức hoành tráng ở tỉnh Bình Phước với sự tham gia của nhiều đại biểu quốc tế. Gần đây, UBND tỉnh Bình Phước đã dự thảo quy định một số chính sách hỗ trợ cơ sở chế biến điều trên địa bàn tỉnh với sự tham gia của Hội điều tỉnh và các sở, ngành hữu quan. Cuộc họp cũng thảo luận nhiều chính sách hỗ trợ khác như: đa dạng hóa sản phẩm, xây dựng thương hiệu điều, an toàn vệ sinh thực phẩm, tăng giá trị xuất khẩu...

Việt Nam đang là nước đứng đầu thế giới về xuất khẩu điều, trong đó có gần 1/3 sản lượng nhập khẩu thô theo hình thức tạm nhập tái xuất, chủ yếu từ Campuchia. Thế nhưng, "cung" hiện vẫn chưa đáp ứng đủ "cầu". Bởi, thực tiễn cho thấy nhu cầu về sử dụng hạt điều trong ẩm thực không ngừng gia tăng, vì hạt điều có hàm lượng dinh dưỡng cao, lại có mùi vị thơm, ngon, hợp khẩu vị của mọi người nên được chế biến thành nhiều món ăn khác nhau. Điều Việt Nam còn được tiêu thụ mạnh do giá cả cạnh tranh.

Tuy nhiên, hiện nay, sức hấp dẫn của lợi nhuận từ trồng cao su, tiêu và một số cây trồng khác, rồi giá điều chưa hợp lý cũng như tình hình thời tiết bất thường đã tác động tới người trồng điều. Nhiều diện tích điều đã bị chặt phá.

Dự báo những năm tới, chênh lệch cung - cầu trong ngành điều ở Việt Nam càng lớn hơn. Các chuyên gia cho rằng, hiện nay, cần có những định hướng chiến lược. Cụ thể, nông dân cần những chính sách bảo hộ nông nghiệp, hỗ trợ giá, vật tư, phân bón, kỹ thuật, chuyển đổi giống trồng. Ngoài việc trợ giúp người trồng điều cũng phải trợ giúp các doanh nghiệp, có biện pháp để xây dựng ổn định diện tích cây trồng nhằm đảm bảo nguồn nguyên liệu vững chắc, không phải thụ động trông chờ vào việc nhập khẩu điều thô. Đặc biệt, Hiệp hội điều Việt Nam Vinacas cần tiếp tục nâng cao vai trò quan trọng của mình để điều phối, cân bằng các hoạt động liên quan đến sản xuất điều. Mọi người đều mong người nông dân sẽ không khốn đốn với tình trạng được mùa mất giá, được giá mất mùa, diện tích điều sẽ tăng hoặc ổn định chứ không xảy ra tình trạng nay cưa cây này, mai trồng cây khác...

Theo các chuyên gia, bài toán đặt ra cho cây điều miền Đông hiện nay là quan tâm giải quyết là chính sách quốc gia về quy hoạch đất đai; chương trình nghiên cứu khoa học tuyển chọn giống, nghiên cứu khoa học nhằm tăng giá trị ngành điều; có chính sách hỗ trợ nhân dân; chương trình khuyến nông; tập huấn kỹ thuật; hỗ trợ máy móc thiết bị công nghiệp cho công tác chế biến. Thực tiễn hiện nay cho thấy, bài toán trên vẫn chưa được giải đáp tốt, nên tình trạng bấp bênh của ngành điều đang xảy ra và có thể sẽ bị khủng hoảng giảm diện tích, thiếu nhiên liệu.

Nguyễn Dũng

Các tin mới:

31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
22/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
15/12/2013
15/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang