• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Nghệ An: Cơ hội làm giàu từ liên kết sản xuất cỏ ngọt

Nguồn tin: Báo Nghệ An, 12/05/2011
Ngày cập nhật: 14/5/2011

Xã Hưng Yên Bắc, huyện Hưng Nguyên (Nghệ An) là địa phương vừa trồng thử nghiệm thành công cây cỏ ngọt (còn gọi là cỏ mật hoặc cúc mật) với diện tích 3 ha, trong dự án trồng cây cỏ ngọt của Công ty CP Đầu tư và phát triển Stevia Á Châu. Sau 3 tháng trồng, cây đã cho thu hoạch, mở ra cơ hội làm giàu mới cho người nông dân.

Đến cánh đồng của xóm 2A - Hưng Yên Bắc, người dân đang tích cực chăm sóc và thu hoạch cỏ ngọt. Trên những thửa ruộng đến lứa, cỏ được cắt nhanh tay và xếp thành từng bó lớn vận chuyển về sân phơi; những thửa ruộng mới thu hoạch tiếp tục được bón phân, làm cỏ, tưới nước để cây phát triển tốt.

Ông Nguyễn Đình Hạnh (một trong những hộ tham gia ký hợp đồng của dự án, đang dùng kéo cắt cành trên từng luống cỏ ngọt) phấn khởi cho biết: "Nhà tôi trồng 1 sào cỏ ngọt cách đây 3 tháng nhưng đã thu hoạch sang đợt thứ 2. Tính theo giá thu mua 23.000 đồng/kg lá khô của Công ty, trừ chi phí cũng thu được khoảng 1,2 triệu đồng. So với trồng lạc, phải mất 6 tháng mà cũng chỉ thu được đến 700.000 đồng/sào. Theo quy trình bà con được tập huấn thì trồng 1 lần có thể cho thu hoạch từ 5 - 7 đợt/năm, 2 năm sau mới phải trồng lại. Dân ở đây chưa quen với kỹ thuật trồng và chăm bón cỏ này nên năng suất cắt đợt 1 và đợt 2 ở cánh đồng này vẫn chưa cao. Nếu đầu tư chăm sóc, tưới tiêu tốt thì việc thu về từ 120 - 150 triệu đồng/ha/năm là không khó".

Ông Nguyễn Tú Sáu (Chủ tịch UBND xã Hưng Yên Bắc) cho biết thêm: Được biết tại xã Nghi Đồng (huyện Nghi Lộc) đã trồng cây cỏ ngọt từ hơn năm nay và cho hiệu quả kinh tế cao, chúng tôi tổ chức cho 50 hộ có diện tích đất cao cưỡng ra tận nơi xem mô hình. Bà con đi tham quan về cũng háo hức lắm. Dự kiến, ban đầu sẽ cho Công ty CP Đầu tư phát triển Stevia Á Châu làm khảo nghiệm 5 ha, thế nhưng đến cuối tháng 2/2011, Công ty đưa giống về địa phương chỉ đủ cho diện tích 3 ha nên rút xuống còn 40 hộ được tham gia. Thời gian tới, nếu những cam kết mà Công ty CP Á Châu làm với dân thực hiện nghiêm túc thì 100 ha đất cao cưỡng lâu nay trồng ngô, khoai, lạc hiệu quả kinh tế thấp sẽ được chúng tôi chuyển đổi sang trồng loại cây này.

Rời xã Hưng Yên Bắc, chúng tôi đến xã Nghi Đồng (huyện Nghi Lộc), là địa phương được Công ty CP Stevia Á Châu mạnh dạn chọn làm mô hình trồng khảo nghiệm cỏ ngọt đầu tiên từ tháng 11/2009 trên diện tích 1ha. Với hình thức doanh nghiệp cung cấp giống, chuyển giao công nghệ, cho cán bộ kỹ thuật giám sát; Hỗ trợ nông dân xây dựng hạ tầng như xây dựng hệ thống đường điện, ống dẫn nước tưới nội vùng, lò sấy… Nông dân góp đất và sức lao động. Qua trồng khảo nghiệm, cây cỏ ngọt tỏ ra khá thích hợp với khí hậu, thổ nhưỡng tại địa hình vùng đồi núi của xã. Năng suất liên tục duy trì từ 5 - 7 tấn sản phẩm lá khô/1ha/năm, cho thu nhập từ 115 - 140 triệu đồng/ha/năm. Đến nay diện tích trồng cỏ ngọt tại Nghi Đồng đã được triển khai hơn 7 ha.

Anh Nguyễn Công Vương (Trưởng phòng Phát triển nguyên liệu Công ty CP Đầu tư phát triển Stevia Á Châu) cho biết: Nghệ An là tỉnh đầu tiên tại Bắc Trung Bộ đưa cây cỏ ngọt vào khảo nghiệm. Cây cỏ ngọt có ưu điểm dễ trồng, dễ chăm sóc và không kén đất (chúng phù hợp trên đất trồng màu, vùng đất pha cát, đất thịt nhẹ); quy trình nhân giống cũng đơn giản, đầu tư không cao (khoảng 30 triệu đồng/ha/2 năm), có thể tận dụng trồng trong vườn nhà. Theo lý thuyết cây có thể lưu gốc 4 năm nhưng Công ty quy định 2 năm thay cây một lần để đảm bảo chất lượng cũng như sản lượng.

Trao đổi với ông Phan Thế Dũng, Giám đốc Công ty CP Đầu tư phát triển Stevia Á Châu chúng tôi được biết: "Phương châm mà chúng tôi đề ra đó là luôn song hành cùng nông dân, đảm bảo tốt nhất lợi ích của cả 2 phía. Tính đến nay, Công ty đã triển khai thêm 8 mô hình tại các xã Nghi Hưng, Nghi Lâm, Nghi Phương (Nghi Lộc); Hưng Yên Bắc, Hưng Yên Nam (Hưng Nguyên), Nam Thanh, Nam Anh và Hồng Long (Nam Đàn) với tổng diện tích trên 15 ha. Mục tiêu của Công ty là sẽ phát triển vùng nguyên liệu lên khoảng 5.000 ha để đủ điều kiện xây dựng nhà máy sản xuất tinh chất đường Reb A từ lá cây cỏ ngọt. Công ty cam kết nếu vùng nguyên liệu đạt từ 20 ha trở lên thì sẽ kết hợp với địa phương hỗ trợ cho người dân 100% kinh phí đầu tư các hạng mục phục vụ việc sơ chế sản phẩm như sân phơi, kho bãi, hệ thống sấy và tổ chức thu mua tai chỗ. Công ty ký hợp đồng bao tiêu sản phẩm 2 năm một theo chu kỳ sinh trưởng của cây và mô hình các hộ nông dân thông qua các doanh nghiệp, HTX, hội nông dân… sử dụng giống và kỹ thuật của Công ty để làm vệ tinh và Công ty bao tiêu toàn bộ sản phẩm.

Sản phẩm từ cỏ ngọt là sản phẩm thiên nhiên để thay thế các loại đường hoá học, có tác dụng làm giảm huyết áp và đặc biệt là đối với người mắc bệnh tiểu đường... Với tác dụng như vậy nên sản phẩm cỏ ngọt không chỉ tiêu thụ mạnh trong thị trường nội địa mà còn được thị trường thế giới quan tâm. Đây là một lợi thế và động lực đối với các hộ trồng cỏ ngọt hiện nay. Hơn nữa việc liên kết 4 nhà sẽ tạo cơ hội làm giàu cho người dân trên chính đồng đất của họ.

Ngọc Anh

Các tin mới:

31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
22/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
15/12/2013
15/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang