• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Giảm nghèo từ cây rong sụn

Nguồn tin: Báo Công Thương, 10/05/2011
Ngày cập nhật: 12/5/2011

Hiện tại Ninh Thuận có gần 700 ha trồng rong sụn, tập trung chủ yếu ở những bãi triều ven biển như: Khánh Hải, Hộ Hải, Phương Hải, Nhơn Hải, Vĩnh Hải, cửa biển Khánh Hội và đầm Nại của huyện Ninh Hải. Nhờ chi phí đầu tư thấp, cây rong sụn đã mở ra một hướng mới trong việc chuyển đổi đối tượng nuôi trồng thủy sản, đồng thời mang lại hiệu quả kinh tế cho người dân và là loài cây “giảm nghèo” của các hộ ngư dân nghèo ven biển.

Rong sụn có tên khoa học là Kappaphicus alvarezii, là nguyên liệu chủ yếu để chế biến carrageenan - một chất phụ gia thực phẩm được sử dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực như: chế biến thực phẩm, mỹ phẩm và y dược. Đây là chất chứa nhiều nguyên tố vi lượng hữu ích có thể giải độc, chữa các bệnh mãn tính, làm nguyên liệu keo có tính nhũ hóa cao... Đặc biệt, rong sụn không chỉ là đối tượng nuôi trồng có hiệu quả kinh tế, mà còn góp phần cân bằng hệ sinh thái, thanh lọc tỏa ô nhiễm các thủy vực nuôi trồng hải sản ven biển.

Được sự giúp đỡ của Viện Nghiên cứu và ứng dụng công nghệ Nha Trang, năm 1993, Trung tâm Khuyến ngư Ninh Thuận đã nhận 5 kg rong sụn về trồng thử nghiệm tại đầm Sơn Hải (huyện Ninh Phước). Từ đó đến nay, rong sụn không ngừng phát triển và được trồng ở ao nuôi tôm, ruộng muối, bãi triều ven biển Khánh Hải, Hộ Hải, Phương Hải, Nhơn Hải, Vĩnh Hải... với diện tích từ 400 - 700 ha, sản lượng rong tươi hàng năm lên gần 8.000 tấn. Rong sụn có thể trồng quanh năm, nhưng tốt nhất là từ tháng 10 đến tháng 2 năm sau. Lúc này nhiệt độ nước dưới 30 độ C là thời điểm thích hợp để rong sụn sinh trưởng cao, rong ít bị bệnh, chiếm từ 60 - 70% tổng sản lượng cả năm.

Cây rong sụn trồng ở huyện Ninh Hải được đánh giá là có nhiều ưu thế kinh tế hơn hẳn một số loài rong biển hiện có ở Việt Nam. Đồng thời, hiện nay Ninh Hải còn là nơi cung cấp giống rong sụn cho các tỉnh Phú Yên, Khánh Hòa, Kiên Giang. Nghề trồng rong sụn vốn đầu tư ban đầu thấp, kỹ thuật trồng đơn giản, lại dễ tiêu thụ sản phẩm, đầu ra ổn định, cho nên các hộ gia đình nghèo có thể dễ dàng thực hiện. Với giá thu mua hiện tại từ 9.000 - 10.000 đồng/kg khô, thu nhập từ nghề trồng rong sụn có thể đạt 2 - 3 triệu đồng/hộ/tháng. Chính vì thế, đời sống các hộ nghèo được cải thiện khá hơn so với làm các nghề khác.

Hiệu quả nhất là mô hình trồng dàn căng trên đáy ở bãi triều ven biển Khánh Hội, Đầm Nại, huyện Ninh Hải. Với diện tích trồng vùng triều ven biển thuận lợi, hiện nghề trồng rong sụn nơi đây đã thu hút 250 hộ tham gia đầu tư trên 300 ha, giải quyết công ăn việc làm cho hàng trăm lao động thường xuyên. Thu nhập bình quân mỗi vụ thu hoạch rong sụn 15 - 20 triệu đồng/hộ, có hộ đạt 60 - 80 triệu đồng/năm. Nhờ vậy, nhiều hộ gia đình ở Ninh Hải chẳng những giảm nghèo mà còn thoát hẳn cảnh nghèo khó. Bộ mặt nông thôn của nhiều xã ven biển đã thay da đổi thịt. Nhiều hộ đã mạnh dạn đầu tư, đóng mới ghe thuyền, dụng cụ lặn để trồng rong sụn ở bãi triều khác. Không những thế, nhiều hộ gia đình như gia đình ông Nguyễn Văn Sử (xã Phương Hải, huyện Ninh Hải) đã vô cùng khốn đốn sau nhiều vụ tôm thất bại, nay chuyển sang trồng rong sụn, hậu quả từ thua lỗ tôm đang dần được khắc phục. Gia đình anh Võ Văn Tâm ở xã Tri Hải, huyện Ninh Hải bắt tay trồng rong sụn từ nhiều năm nay. Trên diện tích 2 sào rong sụn, những năm trước năng suất, sản lượng đạt cao, giá bán rong khô có lúc lên đến 20.000 đồng/kg. Gia đình anh Tâm đã sử dụng lợi nhuận đó để tiếp tục mở rộng diện tích nuôi rong sụn của mình.

Kỹ thuật trồng rong sụn hiện nay được triển khai trên 3 mô hình: Mô hình trồng bằng dàn căng cố định trên đáy có phao ở vùng nước cạn như trong đầm Nại, xã Phương Hải; trồng trên dàn bè nổi ven biển hở độ sâu từ 2 - 5 m tại vùng biển Khánh Hội và trồng trong túi lưới treo dàn dây nổi ở vùng ven biển nước sâu nhiều sóng gió tại vùng biển Khánh Nhơn, xã Nhơn Hải. Ưu điểm của trồng túi lưới treo dàn nổi sẽ hạn chế lượng rong mất đi do thất thoát trong quá trình trồng, hạn chế cá ăn rong và có thể trồng được ở các vùng nước sâu. Để mở rộng diện tích trồng rong sụn và đa dạng đối tượng nuôi, việc áp dụng kỹ thuật trồng rong sụn ở vùng nước sâu là giải pháp khoa học nhằm hạn chế dịch bệnh so với trồng rong sụn trong đầm, vịnh.

Việc nghiên cứu, đưa vào trồng những giống rong sụn mới có chất lượng, hiệu quả cao, góp phần tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập, cải thiện đời sống và chuyển đổi nghề cho người dân vùng ven biển. Đồng thời, tăng hiệu quả sử dụng các thủy vực biển để nuôi trồng thủy sản trên một đơn vị diện tích mặt nước. Để làm được điều này, trong việc chọn giống và chăm sóc, nông dân cần tuân thủ theo đúng quy trình kỹ thuật, nguồn rong nguyên liệu phải đạt chất lượng, để rong sụn sau khi thu hoạch và sơ chế vẫn giữ được hàm lượng carageenan đảm bảo.

Gia đình anh Trần Tư (thôn Khánh Hội xã Tri Hải) được hỗ trợ trồng 2 sào rong sụn gai và rong bắp sú. Sau 9 tháng trồng, hai loại rong này cho thấy khả năng sinh trưởng nhanh, ở nhiệt độ trên 30 độ C, rong vẫn phát triển tốt. Hiện tại gia đình anh đang tiếp tục nhân giống để mở rộng diện tích nuôi rong sụn thêm 2 sào nữa.

Nhằm đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ sau thu hoạch đối với các sản phẩm nông, lâm, thủy sản và góp phần giải quyết đầu ra cho nguồn nguyên liệu rong sụn, tăng hiệu quả kinh tế đối với nghề này tại địa phương, vừa qua, Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Ninh Thuận đã phối hợp với Trường Đại học Bách khoa TP.Hồ Chí Minh thực hiện đề tài “Nghiên cứu chế biến thực phẩm từ rong sụn”. Thành công của công nghệ chế biến một số sản phẩm từ rong sụn đã mở ra một hướng mới cho người dân ven biển Ninh Thuận trong việc chuyển đổi đối tượng nuôi trồng thủy sản. Đặc biệt, nuôi trồng rong sụn còn tạo thêm những thực phẩm đặc trưng phục vụ du lịch như: kẹo, mứt rong sụn khô, nước uống rong sụn, bánh tráng, rong sụn dầm gia vị… Có thể nói, đây là những sản phẩm cung cấp nguồn dinh dưỡng cao, giàu các khoáng chất như: natri, canxi, sắt, kẽm… rất cần cho sức khỏe của con người. Trong tương lai không xa, khi nhu cầu thị trường người tiêu dùng ngày càng cao, giá thành các sản phẩm này sẽ tăng lên nhiều hơn nữa, góp phần giải quyết công ăn việc làm cho nhiều lao động ở địa phương.

Được biết, trong 2 năm qua, Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh đã phối hợp với Viện Nghiên cứu và Ứng dụng công nghệ Nha Trang thực hiện đề tài “Ứng dụng và triển khai mô hình trồng các loại rong có chứa carrageenan có nguồn gốc từ Philippines” trên biển Ninh Thuận. Đề tài này đã mở ra một hướng mới cho các nhà quản lý xây dựng chính sách để chuyển đổi đối tượng nuôi trồng thủy sản, giúp người dân có thể trồng rong sụn quanh năm và mang lại hiệu quả kinh tế cao; đồng thời, xây dựng nhiều đề án, giải pháp ứng dụng công nghệ phục vụ sản xuất và chế biến thực phẩm từ rong sụn.

Có thể khẳng định, rong sụn là loài cây “giảm nghèo” của các hộ ngư dân nghèo ven biển Ninh Thuận. Bên cạnh việc chuyển đổi một số ao ở vùng nuôi tôm kém hiệu quả sang trồng rong sụn, UBND huyện Ninh Hải đã cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng diện tích mặt nước ở các đầm, vịnh kín gió như đầm Nại, Vĩnh Hy, đồng thời hướng dẫn nông dân chuyển đổi nghề cho một số hộ khai thác sang nuôi trồng rong. Nhờ vậy, nhiều hộ nghèo đã tăng thêm thu nhập, giải quyết việc làm cho lao động, khuyến khích người dân mở rộng diện tích trồng rong, tạo vùng rong nguyên liệu khoảng 1.000 tấn khô/năm. Đây là cơ sở để ngành thủy sản thành lập nhà máy chế biến carageenan, nâng cao giá trị rong nguyên liệu, để nông dân yên tâm chuyển đổi đối tượng nuôi trồng thủy sản đạt hiệu quả kinh tế cao trong thời gian tới.

Quỳnh Mỹ

Các tin mới:

31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
22/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
15/12/2013
15/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang