• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Kén tằm được giá, nông dân ồ ạt chuyển sang trồng dâu

Nguồn tin: Báo Lâm Đồng, 06/05/2011
Ngày cập nhật: 8/5/2011

Do kén tằm đang có giá khá cao, vào khoảng 140.000 đồng/kg, nhiều nông dân ở Lâm Đồng đang ồ ạt chuyển sang trồng dâu, dẫn đến tình trạng khan hiếm nguồn giống dâu. Đặc biệt là các giống dâu cao sản như S7-CB và VA-201. Không mua được giống dâu cao sản, nhiều hộ nông dân lại tiếp tục trồng giống dâu địa phương (một số nơi gọi là giống dâu ta) – tuy nhiên các nhà nghiên cứu nông nghiệp khuyến cáo đây là giống dâu cho năng suất rất thấp, hiệu quả kinh tế không cao nên bà con không nên trồng.

Mô hình giống dâu VA-201 tại Bảo Lộc

Theo nghiên cứu của các cán bộ Trung tâm nghiên cứu thực nghiệm Nông - lâm nghiệp Lâm Đồng, giống dâu ta có lá nhỏ, mỏng, tổng chiều dài thân cành không cao, năng suất chỉ đạt khoảng 10 tấn lá/ha/năm, tốn công thu hoạch lá… dẫn đến hiệu quả kinh tế trên mỗi đơn vị diện tích đạt khá thấp. “Thời gian này đang là thời vụ trồng dâu thích hợp trong năm, nhưng bà con nông dân không nên tiếp tục trồng giống dâu địa phương mà nên chờ đến thời vụ cuối năm hoặc đầu mùa mưa năm 2012 hãy trồng. Tuy hơi chậm một chút nhưng sau này sẽ không tốn chi phí để trồng lại” – Ông Lê Quang Tú - Giám đốc Trung tâm nghiên cứu thực nghiệm Nông lâm nghiệp Lâm Đồng khuyến cáo.

Ông Tú cũng cho biết, nguồn giống dâu cao sản như S7-CB và VA-201 thực chất là khá nhiều, nhưng do kỹ thuật khai thác bằng phương pháp cắt cành nên số lượng hom chuẩn còn rất ít. Để có hom giống chuẩn nhiều thì bà con chỉ nên thu hoạch bằng phương pháp hái lá sau một năm đốn sát: Năm thứ nhất hệ số nhân là 8 lần, năm thứ hai 15 lần, năm thứ ba khoảng 20 lần (nghĩa là ngay năm thứ nhất đốn 1 ha trồng được 8 ha).

Mô hình giống dâu S7-CB tại Đạ Tẻh

Theo tính toán của Trung tâm nghiên cứu thực nghiệm Nông lâm nghiệp Lâm Đồng, hiện nay toàn tỉnh có khoảng 30 ha giống dâu S7-CB và VA-201 chỉ cần hệ số nhân giống 10 lần cũng trồng được 300 ha. Như vậy thực chất là không thiếu giống dâu mà do kỹ thuật khai thác lá và chưa có mối liên kết giữa những hộ dân có nhu cầu trồng mới với các hộ đã trồng các giống dâu trên.

Giống dâu S7-CB (tên khác là giống dâu tam bội) có năng suất đạt từ 25 - 30 tấn lá/ha/năm. Giống dâu VA-201 có năng suất đạt trên 25 tấn lá/ha/năm, vượt so với giống dâu địa phương từ 60 - 70%, thâm canh tốt năng suất đạt trên 30 tấn/ha/năm. Cả hai giống dâu này có kích thước lá lớn, lá dày, màu xanh đậm, dễ hái, trọng lượng lá lớn. Đặc biệt kháng bệnh tốt. Chất lượng lá tốt. Giống trồng bằng hom, khả năng ra rễ tốt. Hệ số nhân giống cao đạt khoảng từ 15 - 20 lần. Khả năng thích ứng rộng có thể trồng ở các vùng tại Lâm Đồng và các tỉnh Tây Nguyên. Hiệu quả kinh tế cao gấp gần 3 lần so với trồng giống dâu địa phương.

Nên sử dụng hai giống dâu cao sản S7-CB và VA-201

Hướng sử dụng và yêu cầu kỹ thuật đối với giống dâu S7-CB và VA-201

- Có thể trồng quang năm, nhưng tốt nhất trồng vào đầu mùa mưa (tháng 4, 5, tháng 6) hoặc cuối mùa mùa mưa (tháng 10, tháng 11).

- Mật độ trồng từ 35.000 cây - 40.000 cây/ha. Khoảng cách hàng cách hàng từ 1 - 1,2 m, cây cách cây 0,25 - 0,30 m. Lượng phân cho 1 ha: bón lót 15 - 20 tấn phân chuồng (phân vi sinh từ 3 tấn/ha) + 1000 kg lân. Bón thúc hàng năm: 15 tấn phân chuồng + 240 N + 120 P2O5 + 120 K2O/ha. Sau khi đốn bón thúc toàn bộ phân chuồng (phân vi sinh) và phân lân, còn lượng phân đạm, ka ly chia đều cho 4 lần bón vào các tháng 4, 6, 8, 10. Cách bón: đào rãnh cách gốc 15 - 20 cm, sâu 20 cm, sau đó bón phân rồi tiến hành lấp ngay.

- Làm cỏ thường xuyên tạo thông thoáng cho ruộng dâu. Có thể sử dụng thuốc trừ cỏ trong mùa mưa, tránh không cho thuốc tiếp xúc với lá, mầm dâu… (nên sử dụng thuốc Gramoxone).

- Giống dâu VA-201 lá mềm, chất lượng lá tốt, ngoài việc nuôi tằm lớn còn sử dụng làm vườn dâu chuyên cho nuôi tằm con rất tốt. Đặc biệt cho việc nuôi tằm con tập trung đang phát triển mạnh tại Lâm Đồng và Tây Nguyên.

- Do có đặc điểm nảy mầm và phân cành mạnh, cành nhiều, điều này thuận lợi cho việc thu hoạch bằng phương pháp cắt cành (theo xu hướng hiện nay).

Lê Tú

Các tin mới:

31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
22/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
15/12/2013
15/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang