• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Một nông dân Khmer lai tạo thành công giống lúa thơm năng suất cao: Sẽ có “siêu lúa” 3 cao

Nguồn tin: Lao Động, 05/05/2011
Ngày cập nhật: 6/5/2011

“Hồng ngọc Óc Eo” (HNOE) là tên giống lúa đặc sản mới của An Giang. Sở hữu màu phơn phớt đỏ, mùi thơm quyến rũ và nhiều tính năng vượt trội: Năng suất cao, thích nghi tốt với hạn và mặn.... vì vậy ngay sau khi ra đời, HNOE đã gây sự chú ý đối với nhiều nhà nhà nông học.

Điều đáng nói là tác giả của công trình này là nông dân chân đất ở trên nền văn hóa Phù Nam: Ông Danh Dưỡng, 60 tuổi, dân tộc Khmer ở thị trấn Óc Eo (huyện Thoại Sơn).

Bắt đầu từ một bông lúa

Chuyện bắt đầu vào năm 2007, thấy ông Dưỡng chí thú với cây lúa, một người bạn đã đến tặng ông 1 bông “lúa lạ” được lai tạo từ ba thứ giống có nhiều đặc tính tốt: Jasmine, OM 3536 và đỏ Tàu Binh đỏ với hy vọng người nông dân đam mê lai tạo lúa giống này sẽ cho ra đời giống lúa mới tốt hơn...

Tuy nhiên do lúa giống còn trong giai đoạn phân ly nên ông Dưỡng chỉ chọn được hơn 10 hạt để giống. Nhà có 2 ha đất nhưng nhờ làm chủ được kỹ thuật trồng lúa nên cuộc sống của gia đình bốn miệng ăn cũng tạm đủ. Vì vậy, tuy rất phục kiến thức của người nông dân đã từng học qua các khóa đào tạo về lai tạo lúa giống, nhưng khi biết ông Dưỡng bắt tay nghiên cứu lai tạo giống... đã có không ít người “lời ra tiếng vào”. Lời khen cũng nhiều, nhưng lời chê cũng không ít, nhưng ông mặc...

Với tâm nguyện tạo ra giống lúa có năng suất, dinh dưỡng và mùi thơm cao, người nông dân từng là giáo viên trường làng này đã vận dụng tối đa vốn kiến thức về lai tạo để tham khảo thêm nhiều nguồn tài liệu và theo dõi, chăm sóc cây lúa lai từ lúc mới nẩy mầm một cách có hệ thống. Tuy nhiên kết quả lai giữa giống “lúa lạ” với giống lúa giàu chất sắt là OM 4926, thật nhiêu khê khi trong đám lúa xuất hiện nhiều chủng loại. Cây gốc đỏ, cây gốc trắng; cây cao, cây thấp; cây lá đứng, cây lá von...

Ông Danh Dưỡng, tác giả của giống lúa HNOE. Ảnh: T.B

Không nản lòng, ông tiếp tục chọn lọc từ mớ hỗn độn ấy những bông lúa vượt trội để lai tiếp với giống HD 1, HD 4 và OM 4926. Hai tổ hợp lai được ông tiến hành song song: Một là lai giữa HD 1 - OM 4926, hai là lai giữa HD 4 - lúa đỏ chọn ra từ dòng lai đầu tiên. Sau quá trình lai kép qua nhiều giai đoạn, kết quả cuối cùng đã cho ra đời giống lúa lai có gạo màu đỏ hồng, mùi thơm đặc trưng và đậm hơn OM 4926. Và dòng lai lai thuần của thế hệ thứ 2 này còn làm ông Dưỡng “nở mày, nở mặt” khi cho năng suất đến 9 tấn/ha trong vụ đông xuân 2010 và hạt gạo vẫn giữ màu đỏ hồng, mùi thơm đậm hơn cả Jasmine. “Đặc biệt là màu và mùi của nó xuất hiện ngay từ khi lúa mới thành cây và kéo đến trước ngày quằn bông nên tui đặt tên cho nó là OE 1, tức lúa Óc Eo dòng thứ nhất”, ông Dưỡng chia sẻ.

Từ thành công này, ông Dưỡng được nhiều nhà khoa học lúa giống từ các viện, trường phía Nam biết đến, được lãnh đạo huyện Thoại Sơn chọn HNOE làm giống đặc sản địa phương.

Vươn tới 3 cao

“Với dân chuyên nghiệp, có đầy đủ phương tiện hỗ trợ, chỉ cần qua sáu dòng với thời gian hai năm (mỗi năm ba vụ trồng lúa) là có thể cho ra đời giống lúa mới”, ông Dưỡng nhấn mạnh: “Còn tui vì làm thủ công và kinh nghiệm nên phải mất ngót ba năm mới thu được kết quả”. Và trong suốt 3 năm ấy, ông đã đối mặt với không ít những khó khăn, thử thách. “Gia đình 4 miệng ăn chỉ trông chờ vào 2 ha đất lúa. Nay lại phải xẻ ra để thí nghiệm và trồng khảo nghiệm thì thiếu thốn là tất yếu”. Bởi với nhiều người, khi giống lúa đạt năng suất 9 tấn/ha như OE 1 là coi như “đội nóc”, vậy mà ông vẫn chưa hài lòng... tiếp tục lấy giống OE 1 lai tiếp và cho ra bộ giống mới thứ hai trong năm 2010, với cái tên OE 2.

Với nhiều ưu thế: Bông đùm, cứng cây và chống chịu được rất nhiều loại sâu bệnh, thích nghi với điều kiện khô hạn và mặn nên được nhiều nông dân săn đón. Vì thế mà nhiều nhà khoa học lúa giống đã không tiếc lời khi gọi đây là giống lúa của thời biến đổi khí hậu toàn cầu. Độc đáo hơn là lúa HNOE được thương lái từ nhiều nơi đến mua với giá rất cao.

Vụ đông xuân và thu đông 2010 vừa qua, thương lái vào tận ruộng mua với giá 10.000 đồng/kg. Còn vụ hè thu trong bối cảnh lúa hạt dài, gạo trắng đạt chuẩn xuất khẩu chỉ được thương lai mua với giá dưới 6.000 đồng/kg, thì lúa HNOE 2 được chào mua với giá 7.500 đồng/kg. Thành quả này thật quá lớn lao đối với người nông dân chân đất, nhưng đối với ông Dưỡng, đó chỉ mới là điểm xuất phát của khát vọng lai tạo lúa giống “3 cao”: Năng suất cao, chất lượng cao và mùi thơm cao. Ông tiếp tục lao vào nghiên cứu, lai tạo HNOE 3.

Hiện lúa đang trong giai đoạn trồng thử nghiệm. Tuy nhiên theo kinh nghiệm của ông Dưỡng, bộ giống thứ ba này lại có nhiều ưu thế hơn so với thế hệ F1, F2 cả về chất lượng, mùi thơm và đặc biệt là năng suất vượt trội, có khả năng đạt tới 10 tấn/ha. Bởi một vài chỉ số cơ bản như mật độ hạt trên bông, tỷ lệ hạt chắc, độ nở bụi, số cây hữu hiệu... đều đạt rất cao.

Theo các nhà nông học, nếu điều đó trở thành hiện thực, lúa HNOE không chỉ giúp người nông dân tăng thêm lợi nhuận mà còn góp phần gợi mở cho các nhà lai tạo giống lúa con đường ngắn nhất để nghiên cứu cho ra đời “siêu lúa” trong tương lai.

Thanh Bách

Các tin mới:

31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
22/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
15/12/2013
15/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang