• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Ngành chăn nuôi sẽ gặp khó

Nguồn tin: TBKTSG, 30/6/2006
Ngày cập nhật: 2/7/2006

Nguyên liệu nhập khẩu chiếm đến một nửa giá thành

Trong chăn nuôi, thức ăn chiếm bình quân tới 70% giá thành sản phẩm. Do đó, sức cạnh tranh của sản phẩm chăn nuôi phụ thuộc nhiều vào giá thức ăn. Theo thống kê từ Cục Chăn nuôi, cơ quan quản lý nhà nước về sản xuất thức ăn chăn nuôi, hiện cả nước có 249 nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi, bao gồm thức ăn gia súc, gia cầm, thức ăn cho tôm, cá. Năm ngoái, các nhà máy này đã cung cấp cho thị trường 5,3 triệu tấn thức ăn. Ông Lê Bá Lịch, Chủ tịch Hội Sản xuất thức ăn chăn nuôi Việt Nam (VFA), cho rằng lượng thức ăn nói trên chỉ đủ cho 45-50% nhu cầu trong nước. Vì vậy, lĩnh vực chế biến thức ăn chăn nuôi của Việt Nam đang thu hút nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước.

Tuy nhiên, để có khối lượng thức ăn công nghiệp như trên, năm ngoái các nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi Việt Nam đã phải nhập khẩu 750.000 tấn khô dầu đậu nành, 260.000 tấn bắp; 147.000 tấn bột cá, 149.000 tấn cám mì, 136.000 tấn bột lúa mì, gần 100.000 tấn hạt đậu nành rồi bột xương, chất khoáng, chất phụ gia. Theo VFA, năm ngoái kim ngạch nhập khẩu nguyên liệu sản xuất thức ăn chăn nuôi gần 500 triệu đô la Mỹ và như vậy nguyên liệu nhập khẩu chiếm 45-50% giá trị một tấn thức ăn chăn nuôi của Việt Nam.

Trừ khô dầu đậu nành và vitamin được miễn thuế nhập khẩu, các nguyên liệu khác dùng để chế biến thức ăn chăn nuôi đều chịu thuế nhập khẩu 5-10% và thuế giá trị gia tăng 5%. Theo ông Lịch, hiện giá thành sản xuất thức ăn chăn nuôi của Việt Nam cao hơn các quốc gia trong khu vực 10-20% và hơn mức bình quân chung của thế giới 20-25%.

Diện tích trồng bắp của Việt Nam mới đạt 1 triệu héc ta vào năm ngoái và sản lượng là 3,7 triệu tấn. Giá bán bắp hạt trong nước lại ở mức cao 2,7-2,8 triệu đồng/tấn bắp với ẩm độ 15-16%, tương đương 160-165 đô la Mỹ/tấn tính vào giữa tháng 5 năm nay. Cùng thời gian này, giá bắp hạt của Mỹ giao tại cảng Chicago là 90 đô la Mỹ/tấn, thêm cước vận chuyển 30-45 đô la Mỹ/tấn và cộng thuế nhập khẩu 7%, thuế giá trị gia tăng 5% thì giá bắp nhập vẫn rẻ hơn bắp mua trong nước.

Khô dầu đậu nành chiếm 10-20% khẩu phần thức ăn chăn nuôi hỗn hợp và 60-70% trong thức ăn đậm đặc. Trồng đậu nành không phải là thế mạnh của Việt Nam. Năm ngoái diện tích đậu nành được 203.000 héc ta với sản lượng 292.000 tấn và ông Lịch nói ví von là sản lượng ấy chỉ đủ cho người Việt Nam làm đậu hũ hay sữa đậu nành để uống, lấy đâu cho các nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi.

Chỉ đơn cử hai loại nguyên liệu đơn giản trong sản xuất thức ăn chăn nuôi là bắp và đậu nành đã thấy những khó khăn mà các nhà sản xuất chưa thể vượt qua trong một thời gian ngắn. Huống hồ gì các loại nguyên liệu cao cấp hơn như amino acid, enzyme công nghiệp, chất tạo mùi, màu, gluten, bột váng sữa... đều phải mua của nước ngoài.

Hậu WTO, ngành chăn nuôi có đứng được?

Theo các chuyên gia ngành nông nghiệp, người chăn nuôi trong nước sẽ bị tác động rõ rệt nhất sau khi Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO). Bà Lê Kim Dung, chuyên gia về WTO của Tổ chức Oxfam tại Việt Nam, cho rằng một trong những thách thức rất lớn đối với ngành chăn nuôi Việt Nam thời kỳ hậu WTO là khả năng cạnh tranh hiện rất thấp cả về năng suất, chất lượng và giá cả sản phẩm. Trong đó, giá thành thức ăn chăn nuôi hiện nay quá cao được bà phân tích khá kỹ khi nói về khả năng cạnh tranh của ngành này.

Thách thức tiếp theo là ngành chăn nuôi phải đối mặt với việc trợ cấp ở các nước phát triển. Chẳng hạn một con bò sữa của EU được hưởng trợ cấp tới 2,62 đô la Mỹ/ngày, cao hơn nhiều so với thu nhập hàng ngày của nông dân nghèo đang chăn nuôi bò sữa ở ngoại thành TPHCM. Đối với các nước không có trợ cấp nông nghiệp như Úc, NewZealand thì ngành chăn nuôi Việt Nam lại phải đương đầu với hệ thống chăn nuôi hiện đại, phát triển cao, bài bản trong nghiên cứu và phát triển giống vật nuôi của họ. Hay nói khác hơn, ngành chăn nuôi trong nước thua kém cả về năng suất, giá thành và sự hỗ trợ của Chính phủ.

Thách thức cuối cùng là cam kết cắt giảm trợ cấp nông nghiệp, trong đó có chăn nuôi, của Chính phủ khi gia nhập WTO cũng sẽ gây khó khăn không ít cho nhà chăn nuôi, dù lâu nay mức độ hỗ trợ của Chính phủ cho ngành chăn nuôi rất thấp, chủ yếu là qua hình thức khuyến nông để phổ biến kiến thức chăn nuôi.

Giáo sư Trần Thế Thông, người gắn bó với ngành chăn nuôi hơn 40 năm qua, cho biết 90% sản phẩm chăn nuôi ở các nước phát triển xuất phát từ các trang trại ở các doanh nghiệp. Còn ở nước ta, phương thức chăn nuôi thả rông trâu bò, gà vịt ở hộ gia đình lại là chính và có khuynh hướng chăn nuôi để tận dụng sản phẩm phụ trong sản xuất nông nghiệp và đời sống hơn là chăn nuôi công nghiệp tập trung. Giáo sư Thông nhận định phải mất 5-10 năm nữa may ra Việt Nam mới từ bỏ mô hình chăn nuôi này.

Hồng Văn

Các tin mới:

31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
22/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
15/12/2013
15/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang