• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Xây đập thuỷ điện trên sông Mekong: Xô ngã trụ cột trồng trọt và thủy sản

Nguồn tin: Sài Gòn Tiếp Thị, 01/05/2011
Ngày cập nhật: 4/5/2011

Việc xây đập thuỷ điện trên thượng nguồn sông Mekong đang gây lo ngại cho các nước thuộc lưu vực con sông này. Thạc sĩ Nguyễn Hữu Thiện, thành viên nhóm tư vấn Đánh giá môi trường chiến lược các đập thủy điện dòng chính Mekong, thừa nhận: “Khi các nước phía thượng nguồn xây đập thủy điện, trong đánh giá môi trường chiến lược dày 200 trang, nhiều điều phía ĐBSCL chưa được phân tích đầy đủ”.

Lỗ hổng khi đánh giá môi trường chiến lược

Nguồn cá tự nhiên làm thức ăn giá rẻ cho cá trắng sẽ mất dần. Ảnh: Lê Hoàng Yến

Lào quyết tâm xây 10 đập thủy điện, Campuchia dự kiến xây 2 đập trên dòng chính, tổng công suất 14,697 MW. Hiện nay, thông tin về các đập phía thượng nguồn đến dân chúng không đầy đủ và có nhiều ý kiến khác nhau, trong khi Đánh giá môi trường chiến lược trên mạng của Ùy hội sông Mekong (MRC) nặng ngôn ngữ kỹ thuật nên không phải ai cũng hiểu được.

Nếu Xayaburi là phát đại bác đầu tiên công phá hệ sinh thái vùng hạ lưu thì Sambor (Campuchia) do 1 công ty Trung Quốc đầu tư và vận hành, là quả bom nước lơ lửng. Đập này có chiều dài trên 18 km, cao 56 m, tích mực nước 40 m trên mực nước biển (mực nước trung bình của ĐBSCL 1 - 1,5m, chênh lệch 39 m nước), diện tích ngập 620 km2. Nếu có động đất, quả bom nước khổng lồ này sẽ dội xuống đầu dân ĐBSCL. Thạc sĩ Thiện khẳng định phía ĐBSCL không được hưởng lợi gì, ngược lại sẽ gánh chịu hậu quả hết sức nặng nề khi trên dòng chính là những "quân cờ domino" thuỷ điện đã sắp sẵn.

“Có người nói khi có động đất, hồ Tonlésap sẽ hút hết nước, nhưng mùa mưa chắc chắn hồ sẽ “no nước”, khối lượng nước sẽ chảy thẳng theo dòng chính về đồng bằng”, ông Thiện nói.

Xô ngã ngành trồng trọt và nuôi thủy sản

Mất phù sa, xâm nhập mặn sẽ giết chết những vườn cây ăn trái ở ĐBSCL. Ảnh: HL

Thạc sĩ Thiện lo ngại: Đập thuỷ điện như bức tường thành chắn ngang sông, có đập cao 76 m, cá không thể vượt qua, sẽ phá sự kết nối giữa sông với biển, giảm đất ngập nước khu vực giữa sông, biến chúng thành vùng ngập nước vĩnh viễn, lượng phù sa từ 160 - 165 triệu tấn giảm còn 42 triệu tấn/năm. An Giang nghiên cứu giá trị dinh dưỡng từ phù sa tích tụ trên đồng từ 80 - 100 tấn/ha, 75% trong số này sẽ mất đi nếu có đập.

Trung tâm cá thế giới khẳng định đập thuỷ điện trên dòng Mekong sẽ gây tổn thất 220.000 - 440.000 tấn cá/năm. ĐBSCL sẽ mất 0,5 – 1 tỷ USD/năm tức là mỗi năm mất số tiền đủ để xây từ 1 đến 3 cây cầu Cần Thơ.

Mekong có 1.200 loài cá, định danh 700 loài. Mất cá trắng thì cá đen cũng không phát triển vì thiếu thức ăn. Cả hệ sinh thái bị ảnh hưởng, trong đó có con người. Nếu hết cá tự nhiên, có thể nuôi cá được không? Được, nhưng khó có lời vì nuôi 1 tấn cá da trơn cần 1,7 tấn cá tự nhiên, 1 tấn cá lóc cần 5 tấn cá tạp trong tự nhiên. Chi phí và giá thành cá nuôi sẽ rất cao.

Nước mang phù sa từ Mekong ra biển tạo cho vùng biển thềm lục địa sự trù phú. Năm 2009, sản lượng cá đánh bắt ở vùng này khoảng 606.500 tấn, gấp 10 lần vùng biển ở đồng bằng sông Hồng (77.900 tấn). Nếu các đập xây xong, không có dinh dưỡng sẽ thành biển sa mạc. Vùng biển rộng lớn không có cá, ngành nước mắm cũng bị ảnh hưởng.

Cả Lào và Campuchia đều không có khả năng đầu tư nên họ kêu gọi đầu tư BOT, 25 năm sau các ông chủ các đập mới giao quyền sở hữu lại cho nhà nước. Điện từ 12 đập chỉ đáp ứng 6 - 8% tổng nhu cầu của lưu vực nếu làm từ nay tới năm 2025. Có có nghĩa làm xong vẫn không thể thỏa mãn cơn khát năng lượng!

Đánh giá môi trường chiến lược khi các đập thủy điện được xây dựng, tổn thất về thủy sản nước ngọt, hải sản, năng suất nông nghiệp, sạt lở bờ sông, tác động domino lên các ngành khác, mất lối sống, văn hóa của vùng sông nước, an toàn khi có động đất... và còn nhiều điều chưa biết nên các nhà khoa học Việt Nam đề nghị tiếp tục nghiên cứu. Điều mà các nhà khoa học kiến nghị khẩn thiết: “Dòng chính Mekong không bao giờ được dùng làm thí nghiệm để chứng minh công nghệ thủy điện vắt ngang sông”.

HOÀNG LAN

Các tin mới:

31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
22/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
15/12/2013
15/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang