• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Những thửa đất "vàng"

Nguồn tin: Báo Quảng Nam, 30/04/2011
Ngày cập nhật: 3/5/2011

Nhiều vùng sản xuất hàng hóa tập trung hình thành đã mang lại giá trị kinh tế cao. Chuyện xảy ra ở Phú Ninh, điểm sáng trong công tác chuyển đổi cơ cấu cây trồng ở Quảng Nam, kể từ ngày thành lập huyện đến nay.

Cây lúa lên ngôi

Ông Nguyễn Hữu Tuấn - Phó phòng NN&PTNT Phú Ninh cho biết, để giải quyết tình trạng đất đai manh mún, góp phần thực hiện cơ giới hóa, giải phóng sức lao động, tăng hiệu quả kinh tế, 6 năm qua Phú Ninh tập trung mọi nỗ lực cho công tác dồn điền, đổi thửa. Ngay sau khi thực hiện thí điểm thành công tại xã Tam Phước, từ năm 2007 đến nay, với sự hưởng ứng tích cực của đại bộ phận nông dân, địa phương tiếp tục triển khai dồn điền, đổi thửa được gần 1.100 ha đất lúa trên địa bàn 11 xã, thị trấn với tổng số 3.822 hộ tham gia.

Vụ đông xuân này, nông dân Phú Ninh rất phấn khởi vì ớt xuất khẩu tiếp tục được mùa, được giá.

Song song với công tác dồn điền, đổi thửa, được sự trợ lực từ nhiều phía, Phú Ninh đã đầu tư hơn 180 tỷ đồng để xây mới, nâng cấp, sửa chữa các hồ chứa nước, đập dâng kiên cố, bê tông hóa hệ thống kênh mương. Nhờ vậy, đến cuối tháng 4.2011, trong số 3.530 ha đất canh tác lúa của huyện thì đã có 90% chủ động nước tưới. Không chỉ lo xây dựng kết cấu hạ tầng, để nhanh chóng nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm gạo, bên cạnh việc đẩy mạnh chuyển giao tiến bộ của khoa học - kỹ thuật, Phú Ninh rất chú trọng đến khâu phục tráng, chọn lọc, lai tạo nhằm đảm bảo cung ứng đủ nguồn giống lúa chất lượng cao cho nông dân gieo sạ đại trà cho hàng nghìn héc ta đất nông nghiệp. Theo ông Nguyễn Văn Kỉnh - Trưởng trạm Khuyến nông Phú Ninh, nhờ đầu tư đồng bộ nhiều khâu nên thời gian qua năng suất lúa bình quân chung trên địa bàn luôn đạt 57 tạ/ha, tăng 6 tạ/ha so với năm 2005.

Ba năm trở lại đây, mỗi vụ, nông dân Phú Ninh còn đưa gần 300 ha đất vào canh tác giống lúa thơm chất lượng cao HT1. Chính giống lúa này đã mang lại nguồn thu nhập không nhỏ. Chị Phạm Thị Đào (thôn Đàn Trung, xã Tam Đàn) cho biết, với đặc điểm cứng cây, có sức chịu hạn tốt, kháng được nhiều loài sâu bệnh, đẻ nhánh khỏe, giống HT1 cho năng suất đến 370 kg lúa khô/sào. Đặc biệt, hạt gạo của giống HT1 rất được thị trường ưa chuộng nên giá luôn cao hơn các giống khác 2 nghìn đồng/kg.

Nông dân huyện Phú Ninh rất vui vì dưa hấu của địa phương đã được công nhận thương hiệu.

Không chỉ làm lúa thương phẩm, thời gian qua nông dân Phú Ninh còn liên kết với nhiều doanh nghiệp xây dựng hàng chục vùng sản xuất hạt giống lúa thuần, lúa lai hàng hóa với tổng diện tích lên đến 800 ha. Ngoài việc chủ động nguồn giống để gieo sạ tại chỗ, mỗi kỳ thu hoạch, nông dân trên địa bàn còn cung ứng cho thị trường không dưới 3 nghìn tấn giống lúa chất lượng. Bà Huỳnh Thị Trang - một người dân ở xã Tam Đại cho biết, sản xuất giống lúa cho mức lãi ròng cao hơn 30% so với làm lúa thương phẩm trên cùng một chân đất.

Hiệu quả từ đất màu

Để nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp, 6 năm nay, Phú Ninh dành mọi nguồn lực để hình thành nên những vùng sản xuất rau đậu, cây công nghiệp ngắn ngày theo hướng hàng hóa tập trung. Đây được xem là “đòn bẩy” trong phát triển nông nghiệp nông thôn ở địa phương này. Hơn 4 sào đất màu nhiều năm trồng mè cho hiệu quả kinh tế thấp, cuối năm 2009, bà Bùi Thị Gặp (thôn Phú Điền, xã Tam Phước) chuyển sang canh tác bắp lai. Nhờ nước tưới dồi dào, chú trọng thâm canh, mỗi năm làm 2 vụ bà Gặp thu về 750 kg bắp khô/sào. Với giá bán bình quân 6 - 7 nghìn đồng/kg, tổng số tiền 1 sào bắp mang lại khoảng 5 triệu đồng, gấp 10 lần số vốn đầu tư bỏ ra. Trước hiệu quả thiết thực này, gần đây nông dân Phú Ninh không ngừng mở rộng diện tích sản xuất bắp lai. Nếu cuối năm 2004, toàn huyện chỉ có 150 ha đất chuyên canh loại cây trồng này thì nay đã tăng lên 350 ha. Thực tế cho thấy, mỗi năm 1ha đất chuyên canh bắp cho thu nhập không dưới 90 triệu đồng.

Nông dân Phú Ninh còn mạnh dạn chuyển hàng loạt diện tích đất canh tác lúa sang sản xuất rau an toàn, nhờ hướng đi này mà nhiều gia đình nhanh chóng thoát nghèo. Năm ngoái, ông Lê Ngọc Tùng (thôn 2, xã Tam An) chuyển 2 sào đất lúa qua trồng mồng tơi chuyên canh. Sau 4 vụ thu hoạch, trừ chi phí, vợ chồng ông Tùng lãi 24 triệu đồng. Hiện Phú Ninh có hàng trăm mô hình sản xuất rau chuyên canh với tổng diện tích hơn 70 ha ở một số vùng trọng điểm cũng đang mang lại cho nông dân mức thu nhập từ 120 - 200 triệu đồng/ha/năm. Ông Ngô Toản (thôn Khánh Tân, xã Tam Dân) phấn khởi: “Mấy năm nay, nhờ loại cây trồng ni mà cuộc sống của gia đình tui mới khấm khá lên được. Chứ cứ bám riết với cây bông vải thì chắc nghèo sẽ hoàn nghèo”. Ông Toản có 10 sào đất màu, năm 2008 đến nay cứ vụ đông xuân là trồng dưa hấu, tổng giá trị thu về mỗi năm khoảng 65 - 70 triệu đồng...

Ông Nguyễn Hữu Tuấn cho biết thêm, nhờ năng suất cao, đầu ra ổn định, giá bán hấp dẫn, sau ngày thành lập huyện đến nay nông dân Phú Ninh liên tục mở rộng diện tích chuyên canh dưa hấu. Từ vài chục héc ta ban đầu, đến cuối tháng 4.2011 này toàn huyện đã có hơn 600 ha đất trồng dưa hấu. Theo nhiều nông dân, 1 ha dưa hấu đạt năng suất 22 - 25 tấn quả, cho thu nhập bình quân từ 140 - 180 triệu đồng/vụ. Đáng mừng hơn, cách đây không lâu, dưa hấu Kỳ Lý đã chính thức được Cục Sở hữu trí tuệ công nhận thương hiệu. Đây là “điều kiện vàng” để dưa hấu Phú Ninh chiếm lĩnh thị phần và đứng vững trên thị trường. Với những kết quả này, giờ đây Phú Ninh đã trở thành điểm sáng trong công tác chuyển đổi cơ cấu cây trồng ở Quảng Nam.

“Tính đến thời điểm này, nông dân trên địa bàn Phú Ninh đã xây dựng được hàng chục cánh đồng sản xuất theo hướng hàng hóa tập trung với tổng diện tích gần 700 ha. Mỗi năm, 1 ha đất chuyên canh cây công nghiệp ngắn ngày, hoặc sản xuất giống lúa hàng hóa cho mức lãi ròng 85 -180 triệu đồng” - ông Huỳnh Tấn Đức - Chủ tịch UBND huyện Phú Ninh.

Cần tìm đầu ra ổn định cho nông sản

Vừa đến thăm nhiều cánh đồng ở Phú Ninh, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Cao Đức Phát đánh giá cao những nỗ lực của địa phương trong phát triển sản xuất nông nghiệp. Đồng thời cho rằng, chuyển đổi cơ cấu cây trồng theo hướng tăng giá trị kinh tế trên một đơn vị diện tích là vấn đề hết sức trọng tâm nhằm tạo động lực cho quá trình phát triển nông nghiệp - nông thôn - nông dân. Tuy nhiên, Bộ trưởng Cao Đức Phát cũng lưu ý, để tránh xảy ra tình trạng được mùa - mất giá, đi đôi với việc mở rộng diện tích, chính quyền các địa phương và ngành liên quan nhất thiết phải quan tâm giúp đỡ nông dân tìm đầu ra ổn định cho các mặt hàng nông sản chủ lực.

VĂN SỰ

Các tin mới:

31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
22/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
15/12/2013
15/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang