• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Sống lại vườn dâu Đà Lạt

Nguồn tin: Báo Lâm Đồng, 01/05/2011
Ngày cập nhật: 2/5/2011

Trong thời gian qua, hàng loạt vườn dâu tây Đà Lạt tan tác bởi bệnh lạ, diện tích dâu bị phá bỏ dần khiến loài quả đặc sản của thành phố tưởng chừng suy sụp. Nhưng khoảng 4-5 tháng trở lại đây, cây dâu đã xanh lại, mang tới niềm vui cho người trồng. Hay nhất là, đây không phải là những vườn dâu trồng mới mà là vườn dâu được cứu sống từ những gốc dâu đã ngắc ngoải vì bệnh tật.

Vườn dâu nhà anh Nguyễn Quang Linh mới được phục hồi.

Thăm vườn dâu gia đình anh Nguyễn Quang Linh, tổ 43 Kim Thành, phường 7 Đà Lạt, chúng tôi chứng kiến cảnh cả gia đình anh hồ hởi cân dâu cho thương lái với giá xuất cao, 55-60 ngàn/kg trái. Nhìn vườn dâu lá xanh ngắt, cây mơn mởn, hoa và trái non đầy luống, anh Linh khẳng định chỉ 4 tháng trước, anh chỉ muốn phá bỏ cả vườn dâu này do bị bệnh hại tàn phá và tiêu tốn quá nhiều tiền của gia đình.

Anh kể lại: “Tôi xuống giống 1 sào dâu giống mỹ đá vào khoảng tháng 8/2010. Đến tháng 11,22, dâu chết hàng loạt, cây cháy vàng, nhổ lên thấy rễ tuột hết. Không tính tiền giống, riêng tiền phân thuốc đổ vào để cứu vườn tôi cũng mất 45 triệu mà không có lấy một cái bông, vườn chết tầm trên 70%, nhiều người khuyên tôi cày lên để trồng la ghim. May mà học hỏi được phương pháp phục hồi và nay vườn dâu tôi đã sống lại, mỗi đợt hái cũng thu được 60-70 kg”.

Người trực tiếp hướng dẫn anh Linh phục hồi vườn dâu là anh Nguyễn Đức Hiệp, nông dân phường 7 Đà Lạt, người cũng tự cứu sống vườn dâu của mình bằng phương pháp của kỹ sư Võ Màu thuộc Trung tâm Công nghệ sinh học thành phố Hồ Chí Minh (ACB). Anh Hiệp cho biết, khi vườn dâu bị héo chết, anh cũng như nhiều nông dân khác “có bệnh thì vái tứ phương”, tình cờ gặp kỹ sư Võ Màu và anh Màu đã tới tận vườn, đánh giá và đưa ra phác đồ chữa trị cho cây dâu. Cách chữa rất đơn giản và ít tốn kém gồm có bón vôi nông nghiệp dolomic, 10 ngày sau dùng men Trichoderma phối trộn cùng phân vi sinh, xới luống dâu lên, lấp hỗn hợp lại và phủ cỏ khô để giữ độ ẩm. Chỉ sau 1 tháng, cây dâu ra rễ mới và sau 2 tháng là phát triển khỏe mạnh an toàn, đơm bông kết trái.

Không chỉ anh Hiệp, ông Võ Đức - nhà vườn trồng dâu nổi tiếng tại phường 8 cũng đã cứu sống vườn dâu của mình theo phương pháp hướng dẫn từ kỹ sư Võ Màu. Cũng đã có hàng chục nông hộ khác cứu vườn dâu thoát chết bằng phương pháp đơn giản này.

Kết quả đáng mừng này đã được Trung tâm Ứng dụng kỹ thuật nông nghiệp Lâm Đồng tổ chức thành hội thảo xử lý bệnh trên cây dâu với sự tham gia của trực tiếp kỹ sư Võ Màu và hàng trăm hộ nông dân trồng dâu tây Đà Lạt. Nông dân đã trao đổi, nghe các nhà khoa học hướng dẫn và đi thực tế tại một vườn dâu “ngắc ngoải” vừa được phục hồi sống lại. Kết luận cuối cùng cây dâu Đà Lạt chết chính là do bệnh xuất phát từ đất. Sau nhiều năm canh tác thiếu hợp lý, sử dụng phân vô cơ và phân cá khiến đất bị “chai”, “chua”, cây dâu phát triển yếu, thêm vào đó đất nhiều nấm bệnh nên việc dâu xảy ra dịch hại là chuyện không lạ. Cải tạo đất bằng phương pháp trên như dùng vôi dolomic để xử lý chua, nâng độ Ph là cần thiết. Sau đó, men Trichoderma và phân vi sinh giúp chất lượng đất được phục hồi đồng thời hoạt hóa để tăng lượng vi khuẩn có ích trong đất, cây dâu ra được rễ mới sẽ sống lại và phát triển khá tốt.

Thêm một lợi ích là canh tác theo hướng sử dụng phân vi sinh và men trichoderma, lượng bệnh hại trên dâu giảm nhiều, lượng thuốc bơm định kỳ giảm tới 40-50%, chất lương dâu an toàn hơn hẳn. Theo đó, việc xử lý môi trường đất an toàn trước khi xuống giống dâu càng trở nên cấp thiết. nếu dùng phương pháp trên để cải tạo vườn trước khi xuống giống dâu, cây dâu tây sẽ phát triển tốt và hầu như ít xảy ra dịch bệnh, tăng năng suất và chất lượng trái cũng an toàn hơn. Và nhất là, chi phí để cứu sống hay cải tạo đất cho một sào dâu không lớn, chỉ từ 4-5 triệu đồng theo như thực tế từ hộ anh Nguyễn Quang Linh là đủ.

Dựa trên thực nghiệm, các cán bộ của Trung tâm Ứng dụng kỹ thuật nông nghiệp Lâm Đồng khuyến cáo nông dân nên phục hồi vườn dâu theo phương pháp của kỹ sư Võ Màu và nếu trồng mới cũng cần xử lý đất trước khi xuống giống. Chi phí thấp nhưng hiệu quả khá rõ ràng, phương pháp canh tác dâu sạch bệnh từ nguồn đất đã cứu thoát khá nhiều diện tích dâu Đà Lạt và hy vọng được những người trồng dâu quan tâm ứng dụng.

DIỆP QUỲNH

Các tin mới:

31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
22/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
15/12/2013
15/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang