• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Hai nông dân triệu phú

Nguồn tin: Báo Đồng Nai, 29/04/2011
Ngày cập nhật: 1/5/2011

Họ giống nhau ở chỗ đều bắt đầu sự nghiệp từ hai bàn tay trắng, trải qua nhiều thăng trầm trong cuộc sống, song vẫn kiên trì bám đất và tự chọn cho mình một mô hình thích hợp để phát triển. Sau hơn 20 năm lập nghiệp, họ đã có trong tay một tài sản có giá trị lên tới nhiều tỷ đồng...

* Giàu lên nhờ dám liều

Sinh ra trên vùng đất Nam Sơn của xã Quang Trung (huyện Thống Nhất), khi trưởng thành, ông Phạm Văn Ninh quyết định ở lại quê để lập nghiệp. Đất ấp Nam Sơn là nơi nhiều sỏi đá, năng suất trồng trọt không cao nên ông Ninh gom góp vốn liếng và bắt đầu khởi nghiệp từ nghề nuôi heo. Nhờ chịu khó học hỏi kinh nghiệm, đàn heo của ông mau lớn, ít bệnh, lợi nhuận cao hơn các hộ khác. Sau 5 năm gắn bó với nghề nuôi heo, ông đã dành dụm được một số vốn kha khá để xây dựng một dãy chuồng trại lớn nuôi heo theo quy mô trang trại. Nhờ đó, số tiền lời hàng năm gia tăng, ông Ninh tiếp tục đầu tư mở rộng chuồng trại, nâng tổng đàn lên.

Ông Ninh trong trang trại nuôi nhím của mình ở ấp Nam Sơn, xã Quang Trung (huyện Thống Nhất).

Nuôi heo được gần 10 năm, thấy mọi người xung quanh bắt đầu đầu tư nhiều cho nghề này, ông liền giảm đàn và dành dụm vốn mua đất ở xã Ngọc Lâm (huyện Tân Phú) mở trang trại nuôi gà đẻ trứng. Do biết tính toán đi trước một bước nên trang trại chăn nuôi gà đẻ trứng của ông Ninh ít khi gặp cảnh thua lỗ.

Hỏi ông về bí quyết làm giàu, ông cười hiền khô nói: "Theo cha mẹ làm nông từ nhỏ, tôi nghiệm ra một điều, hãy đầu tư chăn nuôi khi giá bán loại sản phẩm đó đang rẻ và phải giảm đàn khi giá bán đã lên thật cao. Với phương châm này, hơn 20 năm làm nghề nuôi heo, tôi ít khi gặp cảnh thua lỗ. Ngoài nuôi heo, tôi còn tìm hiểu thị trường đầu tư nuôi gà đẻ trứng và khi phong trào mở trang trại nuôi gà đẻ trứng phát triển ồ ạt, tôi lại giảm bớt đàn chuyển qua nuôi nhím. Do dám liều đi trước một bước nên trang trại chăn nuôi của tôi luôn gặp thời".

Là một nông dân gắn bó với ruộng vườn từ nhỏ, song ông Ninh khá nhạy bén trong việc nắm bắt quy luật của thị trường để đầu tư chăn nuôi cho phù hợp. Lúc chăn nuôi heo bắt đầu bão hòa thì ông là người tiên phong chuyển qua nuôi gà đẻ trứng và khi thấy nhiều người cùng đầu tư nuôi gà đẻ trứng nên ông giảm đàn chuyển qua nuôi nhím. Do nắm được nhu cầu của thị trường, ông Ninh tăng giảm đàn heo, gà, nhím phù hợp với từng thời điểm, mỗi năm ông thu lời gần 1 tỷ đồng. Hiện ông Ninh có trong tay trang trại chăn nuôi tổng hợp rộng 13 hécta đáng giá trên 10 tỷ đồng với tổng đàn heo 2 ngàn con, gà đẻ trứng 80 ngàn con và nhím 450 con.

* "Vắt" đất sỏi cho tiền tỷ

Hơn 20 năm trước, ông Đặng Bá Hồng ở ấp Cây Điều, xã Bàu Hàm (huyện Trảng Bom) rời Sài Gòn về Đồng Nai lập nghiệp khiến đa số bạn bè của ông đều bất ngờ. Nghề ông chọn làm kế sinh nhai lâu dài lại chính là làm nông. Theo lời ông kể, vùng đất đầu tiên ở Đồng Nai ông chọn là xã Gia Kiệm (huyện Thống Nhất). Lúc đó ông luôn ấp ủ một ước mơ sẽ có một ngày trở thành chủ trang trại lớn có hàng chục hécta đất trồng trọt. Để thực hiện được ước mơ, ông Hồng vất vả, làm thuê làm mướn đủ nghề. Sau gần 10 năm bươn chải đến cuối năm 1987, ông mới dành dụm được một số vốn mua gần 9 hécta ở ấp Cây Điều. Có đất rồi ông chuyển về đây sinh sống và bắt đầu sự nghiệp làm giàu của mình.

Ông Hồng ở ấp Cây Điều, xã Bàu Hàm (huyện Trảng Bom) đang chăm sóc vườn tiêu.

Ban đầu chưa có vốn, ông trồng bắp, chuối, thuốc lá. Sau vài vụ trúng mùa có đủ vốn ông chuyển qua trồng xoài. Xoài vừa có trái cũng là lúc giá bán trên thị trường liên tiếp giảm, vùng này vận chuyển nông sản khó khăn thương lái chỉ mua với giá thấp hơn nhiều so với các vùng khác. Có thời điểm xoài dội chợ thương lái không mua, xoài đến thời điểm chín không bán được bỏ vàng gốc. Vài vụ xoài liên tiếp không có lời, ông Hồng đành thuê người cưa bỏ toàn bộ vườn xoài và chuyển qua trồng tiêu.

Để tránh thất bại như trồng xoài, ngay từ đầu ông Hồng đã đầu tư chăm sóc cây tiêu khá bài bản, nhờ vậy năng suất luôn cao hơn các vườn khác trong xã. Ông Nguyễn Văn Thật, Phó chủ tịch UBND xã Bàu Hàm, nhận định: "Xã có hơn 1 ngàn hécta tiêu trồng xen cà phê, song chỉ có vườn của ông Hồng chuyên canh đạt năng suất cao nhất. Những năm qua, Bàu Hàm chọn đây là mô hình điểm để nhân rộng".

Với gần 9 hécta tiêu, trừ chi phí, ông Hồng còn thu lời 500 - 600 triệu đồng/năm. Riêng năm nay, tiêu được mùa và trúng giá, ông lãi khoảng 1 tỷ đồng. Ông Hồng kể: "Vùng này trồng tiêu thuận lợi hơn trồng xoài, vì nếu giá thấp có thể trữ lại đợi giá tăng mới bán ra. Hơn 10 năm nay, nhờ đầu tư thâm canh cây tiêu mà gia đình tôi trở nên khá giả".

Hương Giang

Các tin mới:

31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
22/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
15/12/2013
15/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang