• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Cà Mau: Đề án tôm – lúa đi vào đời sống thanh niên nông thôn

Nguồn tin: Báo Cà Mau, 26/04/2011
Ngày cập nhật: 30/4/2011

Qua hơn một năm thực hiện Đề án “Nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả trong sản xuất tôm - lúa của tỉnh Cà Mau giai đoạn 2009-2012 và định hướng đến năm 2015”, Tỉnh đoàn Cà Mau cơ bản hoàn thành các hạng mục được phân giao, tạo điểm nhấn rất riêng của tuổi trẻ, nhằm góp phần nhân rộng những mô hình sản xuất - nuôi trồng có hiệu quả kinh tế cao.

Tổng vốn đầu tư cho các hạng mục do Tỉnh đoàn đảm nhận là 454 triệu đồng, từ nguồn kinh phí thực hiện đề án của tỉnh năm 2010. Trong đó, Nhà nước hỗ trợ 40% tiền lúa giống, con giống; 20% vật tư và 100% chi phí triển khai đề án.

Riêng năm 2011, Tỉnh đoàn không được phân giao các hạng mục mới, không được cấp thêm kinh phí, mà chỉ tiếp tục sử dụng nguồn kinh phí tồn đọng năm 2010 do một số hạng mục chưa triển khai, thực hiện hoàn tất.

Từ những mô hình thành công...

http://www.baocamau.com.vn/database/newsimg/nam%202011/thang%2004/ngay%2027/dean1.JPG

Hội thảo đầu bờ đề án tôm - lúa tại xã Biển Bạch, huyện Thới Bình. Ảnh: CHÍ VŨ

Trong 6 hạng mục được phân giao, Tỉnh đoàn đã tổ chức thực hiện thí điểm các mô hình như: mô hình trình diễn lúa - tôm, lúa - cá ở các huyện Trần Văn Thời, U Minh, Thới Bình, Phú Tân, Năm Căn; mô hình nuôi tôm sinh thái, mô hình nuôi tôm quảng canh cải tiến năng suất cao được thực hiện tại huyện Đầm Dơi và Cái Nước.

Từ đó, Tỉnh đoàn cùng với các cơ sở đoàn tổ chức điều tra, khảo sát, thu thập thông tin và chọn đoàn viên, thanh niên để thực hiện thí điểm. Tổng diện tích thực hiện các mô hình trình diễn trên 100 ha.

Riêng đối với TP Cà Mau, do thời tiết nắng hạn kéo dài, đất chưa được rửa mặn tốt, xét thấy triển khai mô hình tôm - lúa sẽ không hiệu quả, gây lãng phí nên Tỉnh đoàn chỉ đạo không thực hiện. Công tác tập huấn về phương pháp quản lý, thực hiện mô hình được Tỉnh đoàn tổ chức 12 lớp, có trên 360 cán bộ, đoàn viên, thanh niên tham dự.

Nhờ triển khai, tổ chức thực hiện khá chặt chẽ, phù hợp với điều kiện thực tế của từng hộ đoàn viên, thanh niên nên hiệu quả kinh tế của một số mô hình được khẳng định.

Điển hình như mô hình xen canh lúa - cá đồng của đoàn viên, thanh niên ấp Kinh 8, xã Khánh Bình Tây, huyện Trần Văn Thời. Mô hình có 7 đoàn viên, thanh niên tham gia, với diện tích 10 ha, năng suất đạt khoảng 5 tấn/ha, cao hơn năng suất bình quân của địa phương từ 0,5-1 tấn/ha. Cá sặt rằn hiện đang phát triển tốt. Sau hạch toán, lãi bình quân 1 ha/vụ đối với lúa là 14,4 triệu đồng, cá là trên 6,5 triệu đồng.

Mô hình nuôi tôm quảng canh cải tiến năng suất cao của hộ anh Tăng Chuyển Vùng ở ấp Vịnh Gốc, anh Trần Văn Thiệu ở ấp Bùng Binh, xã Hưng Mỹ, huyện Cái Nước… đã mang lại hiệu quả kinh tế ngoài mong đợi. Sau khi được đề án hỗ trợ 80.000 con tôm giống, được cán bộ khuyến ngư của huyện tận tình “cầm tay chỉ việc”, tỷ lệ tôm nuôi đạt từ 60-70%, thu hoạch từ 350-500 kg/ha. Sau khi trừ chi phí, mỗi hộ lãi từ 30-50 triệu đồng.

Anh Tăng Chuyển Vùng phấn khởi: “Tôi được Nhà nước hỗ trợ 9,8 triệu đồng, gia đình đầu tư thêm 11 triệu đồng để thực hiện mô hình nuôi tôm quảng canh cải tiến năng suất cao. Sau thời gian được tập huấn kỹ thuật, được cán bộ khuyến ngư của huyện giúp đỡ, chỉ dẫn, cũng như được họp tổng kết rút kinh nghiệm dự án đã giúp tôi và nhiều bà con ở địa phương có thêm nhiều kinh nghiệm, tự tin hơn để tiếp tục thực hiện mô hình này trong thời gian tới”.

Làm tiền đề nhân rộng

Đề án “Nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả trong sản xuất tôm, lúa của tỉnh Cà Mau” là đề án lớn nhất từ trước tới nay đầu tư cho con tôm, cây lúa - thế mạnh để phát triển ngành kinh tế mũi nhọn, chủ lực của tỉnh. Tỉnh đoàn là một trong những đơn vị thành viên thực hiện đề án.

Mô hình lúa - cá đồng ở huyện Trần Văn Thời; mô hình luân canh tôm - lúa ở huyện Thới Bình, Phú Tân, U Minh; mô hình nuôi tôm quảng canh cải tiến năng suất cao ở huyện Cái Nước… đã được bà con nông dân thực hiện nhiều năm qua, song, cái mới của mô hình này là được thực hiện bởi lực lượng đoàn viên, thanh niên nông thôn, một lực lượng lao động nòng cốt ở địa phương chưa được quan tâm đúng mức thời gian qua.

Thêm nữa, thành công của mô hình chính là sự tiếp thu, vận dụng khoa học - kỹ thuật của tuổi trẻ vào nuôi trồng, sản xuất.

Anh Từ Hoàng Ân, Phó Bí thư Tỉnh đoàn (bìa phải) thả tôm giống hỗ trợ đoàn viên, thanh niên xã Trần Phán, huyện Đầm Dơi. Ảnh: NGUYỄN PHÚ

Chị Nguyễn Kiều Diễm, Bí thư Xã đoàn Khánh Bình Tây, cho biết: “Mô hình trình diễn lúa - cá đồng được thực hiện tại ấp Kinh 8 không chỉ tạo điều kiện phát triển kinh tế, vận dụng khoa học - kỹ thuật vào sản xuất mà còn khẳng định vai trò quan trọng của đoàn viên, thanh niên đóng góp vào quá trình phát triển kinh tế của địa phương.

Đặc biệt, nguồn vốn đối ứng của đề án đã tạo cơ hội để đoàn viên, thanh niên lập thân, lập nghiệp, phát triển kinh tế gia đình. Trong thời gian tới, chúng tôi mong rằng Tỉnh đoàn và các cơ quan thành viên của Ban chỉ đạo Đề án tôm - lúa của tỉnh quan tâm chọn xã Khánh Bình Tây thực hiện một số mô hình trình diễn, thí điểm, nhất là quan tâm đến đối tượng đoàn viên, thanh niên vùng nông thôn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số của xã”.

Tại các buổi hội thảo đầu bờ, tổng kết rút kinh nghiệm quá trình thực hiện đề án, các đại biểu đều cho rằng, thành công của đề án là nhờ sự phối hợp chặt chẽ giữa Tỉnh đoàn với các đơn vị có liên quan trong triển khai, thực hiện các mô hình. Bên cạnh đó, phải kể đến sự ủng hộ và chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền địa phương đối với các hộ tham gia thực hiện mô hình thí điểm trên địa bàn.

Cán bộ Đoàn và đoàn viên, thanh niên phấn khởi khi được hỗ trợ cây, con giống, kỹ thuật; có ý thức, trách nhiệm thực hiện kế hoạch đã định. Đặc biệt là sự nhiệt tình, có trách nhiệm của cán bộ kỹ thuật ở địa phương, bám sát, hướng dẫn đoàn viên, thanh niên trong suốt quá trình thực hiện đề án.

Tuy nhiên, có một số hạn chế cần rút kinh nghiệm, như việc hỗ trợ tôm giống vẫn còn một vài trường hợp chưa đúng lịch thời vụ; một số đơn vị đoàn cơ sở thiếu kiểm tra, đôn đốc, quản lý những mô hình thí điểm trên địa bàn.

Anh Từ Hoàng Ân, Phó Bí thư Tỉnh đoàn, cho rằng, mục đích của mô hình trình diễn là nhằm rút kinh nghiệm những mặt tích cực, hạn chế của mô hình, để làm cơ sở cho các cơ quan chức năng đề ra giải pháp, hướng đi phù hợp, có hiệu quả bền vững cho con tôm và cây lúa ở vùng đất Cà Mau.

Vì thế, các cấp ủy Đảng, chính quyền, đoàn thể ở địa phương; nhất là lực lượng đoàn viên, thanh niên đã có kinh nghiệm thực hiện mô hình trình diễn, phải có trách nhiệm tuyên truyền, vận động, hướng dẫn và tạo điều kiện để tuổi trẻ ở địa phương và quần chúng nhân dân học tập, vận dụng vào điều kiện thực tế nuôi trồng, sản xuất của từng hộ gia đình đạt hiệu quả cao./.

Đỗ Chí Công

Các tin mới:

31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
22/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
15/12/2013
15/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang