• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Hiệu quả của phương pháp tưới nhỏ giọt theo công nghệ Israel ở vùng mía Lam Sơn (Thanh Hóa)

Nguồn tin: Báo Thanh Hóa, 27/04/2011
Ngày cập nhật: 28/4/2011

Dự án “Đầu tư công nghệ cao tưới nước nhỏ giọt thâm canh tăng năng suất và chất lượng mía vùng nguyên liệu mía đường Lam Sơn” của Công ty CP Mía đường Lam Sơn (Thanh Hóa) được triển khai thực hiện từ niên vụ mía 2008 - 2009.

Gia đình anh Phạm Văn Thỏa, làng Chòm Mót, xã Phúc Thịnh (Ngọc Lặc) áp dụng mô hình tưới nước nhỏ giọt nổi cho diện tích mía nguyên liệu.

Đây là công nghệ của Israel được công ty du nhập về và chuyển giao cho bà con nông dân áp dụng. Sau 3 năm áp dụng công nghệ này, sản lượng và chất lượng mía đường trong vùng nguyên liệu mía Lam Sơn được nâng lên rõ rệt, giúp bà con yên tâm sản xuất.

Được biết, kinh phí đầu tư hệ thống tưới nhỏ giọt hết khoảng 70 triệu đồng, trong đó nhà máy hỗ trợ cho các hộ tham gia dự án 20 triệu đồng, còn lại nhà máy đầu tư cho vay không tính lãi 50 triệu đồng/ha thời gian hoàn trả là 5 năm, kể từ năm đầu có mía thu hoạch (mỗi năm 10 triệu đồng, tương ứng với 20 tấn mía). Hộ trồng mía có thể trực tiếp ký hợp đồng nhập thiết bị của Nettafim hoặc nhờ Công ty CP Mía đường Lam Sơn hợp đồng mua nhập thiết bị và đầu tư bằng thiết bị cho hộ trồng mía. Ngoài ra công ty còn đầu tư hỗ trợ trồng mía năm đầu tiên không tính lãi, với số tiền 10 triệu đồng/ha/hộ để mua giống, cày bừa làm đất, phân bón, thuốc sâu và một phần công trồng, chăm sóc. Công ty cử cán bộ dự án có trình độ kỹ thuật hướng dẫn và chuyển giao công nghệ lắp đặt, vận hành hệ thống thiết bị tưới nước, trồng mía và cung cấp thông tin, tài liệu kỹ thuật miễn phí.

Phương pháp tưới nhỏ giọt theo công nghệ của Israel có ưu điểm vượt trội là tiết kiệm tối đa nước tưới, phân bón và thuốc trừ sâu, cây mía thường xuyên được cung cấp dưỡng chất và nước, do đó phát triển ổn định và trữ đường đạt cao. Vụ mía 2009 – 2010, Nhà máy Đường Lam Sơn triển khai áp dụng công nghệ này trên diện tích 256 ha, đạt tổng sản lượng 18.269 tấn, thu nhập bình quân chung đạt 53,1 triệu đồng/ha.

Ông Phạm Công Nhân, xã Xuân Châu (Thọ Xuân), cho biết: Gia đình ông có 10 ha mía được trồng theo phương pháp tưới nhỏ giọt chìm. Trước đây, với phương pháp trồng cũ, năng suất mía của gia đình ông chỉ đạt khoảng 45 - 50 tấn/ha, trữ đường thường không bảo đảm, dẫn đến hiệu quả kinh tế thấp. Từ vụ mía 2008, gia đình ông áp dụng công nghệ tưới nước nhỏ giọt chìm, năng suất mía đạt trên 100 tấn/ha, trừ chi phí sản xuất và trả nợ tiền xây dựng cơ bản cho công ty, gia đình ông còn thu lãi trên 30 triệu đồng/ha.

Ngoài phương pháp tưới nhỏ giọt chìm, từ niên vụ 2011 – 2012, Công ty CP Mía đường Lam Sơn đã áp dụng phương pháp tưới nhỏ giọt nổi. Phương pháp tưới nhỏ giọt nổi có lợi thế hơn đó là có thể di chuyển đường dây dẫn nước, thuận lợi trong việc bảo quản tuyến ống, đường dây cũng như sửa chữa, khắc phục sự cố. Không chỉ thế, việc tưới nhỏ giọt nổi còn có thể kiểm soát được lượng nước, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật... và có thể áp dụng ở những diện tích trồng mía nhỏ.

Gia đình anh Phạm Văn Thỏa, làng Cò Mót, xã Phúc Thịnh (Ngọc Lặc) là một trong những hộ trồng mía đầu tiên được Công ty CP Mía đường Lam Sơn lựa chọn để triển khai mô hình. Anh Thỏa cho biết: Gia đình tôi có 3 ha trồng mía, bước vào niên vụ 2011 - 2012, tôi được công ty tập huấn và hỗ trợ 20 triệu đồng/ha để triển khai mô hình tưới nhỏ giọt nổi. Tuy mới áp dụng mô hình, nhưng tôi thấy có nhiều hiệu quả như tiết kiệm sức lao động, tiết kiệm chi phí đào rãnh để đặt đường ống như phương pháp tưới nhỏ giọt chìm, cây mía được tưới đều, đủ liều lượng cần thiết...

Việc áp dụng công nghệ tưới nước nhỏ giọt đã tạo ra diện mạo mới trên vùng nguyên liệu mía đường Lam Sơn, làm thay đổi nhận thức, tập quán của người trồng mía. Sản xuất mía được tổ chức theo hướng tập trung, thâm canh; quy trình kỹ thuật trồng, chăm sóc được bảo đảm, mở ra triển vọng nâng cao năng suất, chất lượng mía và thu nhập cho người trồng mía.

Tuy nhiên, việc triển khai áp dụng công nghệ tưới nhỏ giọt ở vùng mía Lam Sơn chưa được nhân rộng do vẫn tồn tại một số bất cập, đó là quy trình công nghệ cao, đòi hỏi sự phối hợp đồng bộ của nhiều yếu tố từ thiết bị, nguồn giống, kỹ thuật trồng và chăm sóc mía cho đến yếu tố điện, nước phục vụ vận hành... Thêm vào đó, nguồn vốn đầu tư ban đầu lớn, đường ống tưới chôn chìm dưới đất thường bị sâu, lụy phá hoại... đã làm giảm hiệu quả của hệ thống. Bên cạnh đó, phần lớn nông dân ở vùng mía Lam Sơn có diện tích trồng mía dưới 1ha, trong khi hệ thống chỉ thực sự phát huy hiệu quả trên diện tích trồng mía lớn, từ 1 ha trở lên. Đối với phương pháp tưới phun nổi, một yêu cầu bắt buộc là phải gần nguồn nước, đây là rào cản không nhỏ để nhân rộng mô hình, đặc biệt là ở khu vực miền núi.

Mặt khác, qua thực tiễn sản xuất, một số hộ trồng mía đang sử dụng công nghệ tưới nhỏ giọt đánh giá: Dù biết việc ứng dụng mô hình khoa học công nghệ cao sẽ mang lại năng suất và chất lượng cao cho cây mía, nhưng với chi phí đầu tư hệ thống khoảng 50 triệu đồng/ha, để nâng năng suất lên khoảng 50 tấn mía/ha, tương đương với khoảng 50 triệu đồng, vì thế, bà con còn ngần ngại trong việc đầu tư. Ông Đặng Thế Giang, Phó Tổng giám đốc Công ty CP Mía đường Lam Sơn, cho biết: Hiện nay công ty đang tích cực phối hợp với các địa phương rà soát, điều chỉnh quy hoạch lại đất trồng mía, khuyến khích nông dân đổi điền, dồn thửa, hình thành các vùng nguyên liệu tập trung thuận lợi cho đầu tư cơ sở hạ tầng giao thông, thủy lợi, áp dụng cơ giới hóa và công nghệ cao đầu tư thâm canh mía đạt chất lượng, hiệu quả và bền vững, bảo đảm lợi ích hài hòa giữa nhà máy, người trồng mía, địa phương. Hỗ trợ người trồng mía triển khai thực hiện các tiến bộ khoa học - kỹ thuật về giống mía, phân bón chất lượng cao, trong đó có phương pháp tưới nhỏ giọt công nghệ cao của Israel.

Phạm Ngọc

Các tin mới:

31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
22/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
15/12/2013
15/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang